Chuẩn bị ao nuôi tôm sú chính vụ 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:20
Tôm sú là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao của ngành nông nghiệp nói chung. Trong nhiều năm nay, nghề nuôi tôm sú, phát triển mạnh về diện tích, mô hình nuôi, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, đến các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất liên quan. Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng lắm thăng trầm, dịch bệnh phát sinh liên tục, môi trường nhiều vùng ô nhiễm khá nặng, giá cả tôm nguyên liệu lên xuống thất thường, nhiều hộ dân bán đất, hoặc chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác như cua, cá. Nhìn lại các mô hình nuôi tôm sú thời gian qua, cho thấy vẫn còn tồn tại những bất cập, thiếu đồng bộ trong việc áp dụng kỹ thuật nuôi. Rõ nhất là khâu chuẩn bị cải tạo- xử lý trước khi nuôi, trang bị ao lắng, khai thác vai trò của ao lắng. Lựa chọn nguồn giống tốt, kiểm tra giống bằng các biện pháp kỹ thuật chuyên ngành. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật, thay thế dần thói quen dùng thuốc kháng sinh. Thời vụ thả nuôi tôm sú vụ 2007 đang đến gần, thực hiện chủ trương, định hướng phát triển..

Tôm sú là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao của ngành nông nghiệp nói chung. Trong nhiều năm nay, nghề nuôi tôm sú, phát triển mạnh về diện tích, mô hình nuôi, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, đến các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất liên quan. Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng lắm thăng trầm, dịch bệnh phát sinh liên tục, môi trường nhiều vùng ô nhiễm khá nặng, giá cả tôm nguyên liệu lên xuống thất thường, nhiều hộ dân bán đất, hoặc chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác như cua, cá. Nhìn lại các mô hình nuôi tôm sú thời gian qua, cho thấy vẫn còn tồn tại những bất cập, thiếu đồng bộ trong việc áp dụng kỹ thuật nuôi. Rõ nhất là khâu chuẩn bị cải tạo- xử lý trước khi nuôi, trang bị ao lắng, khai thác vai trò của ao lắng. Lựa chọn nguồn giống tốt, kiểm tra giống bằng các biện pháp kỹ thuật chuyên ngành. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật, thay thế dần thói quen dùng thuốc kháng sinh. Thời vụ thả nuôi tôm sú vụ 2007 đang đến gần, thực hiện chủ trương, định hướng phát triển nghề nuôi tôm sú theo hướng bền vững, ổn định, có hiệu quả kinh tế cao, bà con cần quan tâm đến khâu chuẩn bị ao nuôi.
Bước vào vụ nuôi tôm, công tác chuẩn bị ao nuôi vẫn còn được thực hiện một cách sơ sài, đơn giản. Thời gian qua, dịch bệnh xảy ra triền miên, làm cho các mô hình nuôi tôm sú thất thu, có phần đóng góp rất lớn do chuẩn bị ao nuôi chưa tốt, chưa đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Tôm sú là loài thủy sản chuyên sống tầng đáy ao, nói cách khác, đáy ao quyết định đến sự sống còn của tôm nuôi. Mặt khác, tôm sống và phát triển trong ao nuôi lệ thuộc rất nhiều vào các thông số môi trường. Các thông số môi trường trong ao nuôi tôm sú ổn định hay biến động thế nào đều chịu ảnh hưởng từ công tác chuẩn bị ao nuôi ban đầu.
Trong quá trình nuôi tôm, bà con sử nhiều thức ăn, phân bón, thuốc-hóa chất, vôi, vỏ tôm lột, xác tôm chết, phân tôm, mầm mống dịch bệnh. Mặt khác, sự xói mòn do mưa, mang lượng lớn đất trên bờ xuống ao nuôi…Tất cả những yếu tố trên tích tụ dần nơi đáy ao, mỗi ngày lượng nhiều hơn và phân hủy mạnh. Thường vẫn gọi là bùn đáy ao, lượng bùn đáy ao này chứa rất nhiều chất độc hại như NH3, H2S, mầm bệnh. Lượng bùn đáy cần được vét kỹ, và di chuyển ra xa khu vực ao nuôi tôm. Đối với ao nuôi tôm sú, bùn đáy vét càng triệt để càng có lợi cho vụ nuôi sau đó. Bón vôi là công tác thực hiện sau khi sên vét đáy ao, trong giai đoạn này có nhiều loại vôi để bà con chọn lựa. Tuy nhiên, bà con có thể chọn loại vôi sống, vôi bột (CaO), loại vôi này có tính oxy hóa rất mạnh. Bón vôi xuống ao với liều lượng 10-12 kg/m2 ao, giúp khử trùng ao nuôi rất tốt. Sau khi bón vôi, bà con nên phơi nắng đủ thời gian, thường từ 5-7 ngày. Việc phơi nắng trong điều kiện nhiệt độ cao, sẽ phát huy rất lớn công dụng của vôi, giúp ao nuôi thông thoáng, cải thiện chất đất. Khi tiến hành lấy nước vào ao nuôi, bà con nên dùng lưới cước, lưới nylon hoặc tốt nhất là sử dụng túi lọc nước bằng vải. Mục đích của công việc này giảm thiểu rất lớn các loại địch hại xâm nhập vào ao nuôi. Mức nước lấy vào ao đạt mức 1.2-1.5m. Một số bà con nuôi tôm ít quan tâm đến công tác gây màu nước, do vây gây màu cho ao rất sơ sài, hoặc không gây màu nước đúng yêu cầu kỹ thuật. Trên thực tế màu nước ao nuôi, quyết định đến sự tồn tại và phát triển, độ an toàn của tôm nuôi, quyết định đến sự ổn định các thông số môi trường ao nuôi, thể hiện mức độ thức ăn tự nhiên. Có thể dùng các loại phân như NPK, Urea, phân sinh học, các chế phẩm… để gây màu nước. Tốt nhất và hiệu quả là dùng phân DAP lượng 300-500g/m3 nước, phân được hòa tan trong xô nước và tạt đều khắp mặt nước ao nuôi. Sau vài ngày, khi nước ao nuôi có màu xanh noãn chuối non thì tiến hành thả giống.