Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong vùng đồng bào Khơ-me 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học và các ngành chuyên môn, 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã tổ chức khảo nghiệm, tiến hành trồng nhiều loại giống lúa và hoa màu cho hiệu quả kinh tế, ứng dụng vào sản xuất rất thành công và phổ biến rộng rãi tại các phum sóc đến các xã, thị trấn; góp phần quan trọng vào việc khai thác hơn 6.800 ha đất vùng cao và ven triền núi, tạo việc làm thêm tại chỗ cho người lao động và nâng cao thu nhập đời sống của đồng bào Khơ-me; nhất là bà con sinh sống ở ven triền núi và địa hình thuộc vùng cao. Đó là những mô hình: Trồng đậu xanh, đậu phộng, mè đen, khoai cao, rau dưa các loại… trên nền ruộng lúa mùa trên; canh tác "2 vụ hoa màu + 1 vụ lúa mùa đặc sản" hoặc "1 vụ hoa màu + 1 vụ lúa mùa đặc sản" đã và đang được đồng bào Khơ-me các xã, thị trấn tích cực học tập làm theo.Các xã, thị trấn trên vùng Bảy Núi còn chú trọng khâu huấn luyện kỹ thuật cho nông dân Khơ-me, xây dựng điểm trình diễn, rồi mới tiến hành cho tham quan và tổ chức hội thảo đầu bờ. Anh Chau Kim Sary, Chủ tịch Hội Nông dân xã Văn Giáo bảo rằng, xã phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên chọn ruộng mẫu, lựa cây trồng thích hợp và khả năng cho thu nhập tốt; nhờ vậy đồng bào Khơ-me rất đồng..

Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học và các ngành chuyên môn, 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã tổ chức khảo nghiệm, tiến hành trồng nhiều loại giống lúa và hoa màu cho hiệu quả kinh tế, ứng dụng vào sản xuất rất thành công và phổ biến rộng rãi tại các phum sóc đến các xã, thị trấn; góp phần quan trọng vào việc khai thác hơn 6.800 ha đất vùng cao và ven triền núi, tạo việc làm thêm tại chỗ cho người lao động và nâng cao thu nhập đời sống của đồng bào Khơ-me; nhất là bà con sinh sống ở ven triền núi và địa hình thuộc vùng cao. Đó là những mô hình: Trồng đậu xanh, đậu phộng, mè đen, khoai cao, rau dưa các loại… trên nền ruộng lúa mùa trên; canh tác "2 vụ hoa màu + 1 vụ lúa mùa đặc sản" hoặc "1 vụ hoa màu + 1 vụ lúa mùa đặc sản" đã và đang được đồng bào Khơ-me các xã, thị trấn tích cực học tập làm theo.
Các xã, thị trấn trên vùng Bảy Núi còn chú trọng khâu huấn luyện kỹ thuật cho nông dân Khơ-me, xây dựng điểm trình diễn, rồi mới tiến hành cho tham quan và tổ chức hội thảo đầu bờ. Anh Chau Kim Sary, Chủ tịch Hội Nông dân xã Văn Giáo bảo rằng, xã phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên chọn ruộng mẫu, lựa cây trồng thích hợp và khả năng cho thu nhập tốt; nhờ vậy đồng bào Khơ-me rất đồng tình, tiếp cận nhanh chóng và ứng dụng có kết quả tốt. Đậu phộng được xem là cây trồng mới, nhiều bà con ưa thích bởi cho thu nhập gấp 3 lần cây lúa và trồng xen được 2 vụ trong năm. Xã Văn Giáo đang khuyến khích nông dân trồng tiếp tục, kế hoạch sẽ phát triển hơn 150 ha, sản xuất lấp hết nền ruộng mùa trên bị bỏ trống vào mùa khô. Ông Chau Mum, nông dân ấp Sray Sakoth, bày tỏ thống nhất cao với kế hoạch của xã và hoàn toàn ủng hộ chủ trương này; vì đó là cách làm thiết thực, xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập kinh tế gia đình cho đồng bào Khơ-me.
Vụ đông xuân 2006-2007, đồng bào Khơ-me ở huyện Tri Tôn trồng 1.569 ha hoa màu; chủ yếu một số loại cây cần lượng nước tưới ít. Ông Chau Hên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Núi Tô, phấn khởi cho biết, đồng bào Khơ-me phát triển kế hoạch 100 ha đậu phộng, trồng khoai cao và khoai lang được 200 ha, rồi thử nghiệm thêm cây mè đen để ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Ông Chau Hên nói: "Trồng trọt được hoa màu và có kết quả tốt, bà con ai cũng mừng hết sức. Bởi lẽ, đất ở đây bỏ trống vào mùa khô, mỗi năm chỉ mần có một vụ lúa mùa. Được vậy, là nhờ được chuyển giao khoa học kỹ thuật, có khuyến nông giúp sức". Tổng kết năm 2006, huyện Tri Tôn có trên 650 ha ứng dụng "2 vụ hoa màu + 1 vụ lúa mùa đặc sản", đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha; những mô hình này tập trung ở các xã Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì, Núi Tô… đều do đồng bào Khơ-me canh tác.
Do đặc thù của vùng đất gò cao, 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên còn có diện tích vườn đồi, vườn rừng hàng ngàn héc-ta, phần lớn cũng do đồng bào Khơ-me chăm sóc, bình quân khoảng 0,5ha/hộ và có mức thu nhập hàng năm rất thấp, chỉ một hai triệu đồng mỗi héc-ta. Do vậy, ngay từ năm 2003, huyện Tri Tôn và Công ty TNHH Nông Gia II (chuyên mua bán và chế biến hạt điều), đã đề xuất chương trình "Khôi phục cây điều Bảy Núi" và tổ chức gieo ươm, tháp ghép giống điều mới, cấp phát cho đồng bào Khơ-me và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật canh tác. Theo ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho hay, trong số 200 ha cây điều trồng đợt đầu tiên đã cho năng suất từ 2,5 đến 3 tấn/ha, tăng gấp 3 lần so giống cây điều bản địa và giá bán hiện tại 7.500đ/kg. Với kết quả này, Sở Khoa học-Công nghệ An Giang và Sở NN-PTNT An Giang đánh giá cao bước đột phá mới ở Bảy Núi, thay đổi giống cây điều năng suất thấp, tiếp tục phát huy hiệu quả cây điều và tiêu thụ hạt điều cho đồng bào Khơ-me.
Khai thác lợi thế từ cây điều, Phòng NN-PTNT 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên phối hợp triển khai dự án lồng ghép cây ca cao dưới tán rừng (chủ yếu trong vườn điều), trồng xen vườn điều được 40 ha và dự kiến năm nay trồng mới thêm 100 ha. Anh Chau Nưng, ấp An Thuận, xã Châu Lăng khoe rằng, cây ca cao của mình trồng xen 2 ha vườn chuối rất thích hợp, hiện đang phát triển tốt và cho nhiều hứa hẹn loại cây trồng mới ở vùng núi. Để tạo thêm điều kiện cho nông dân Khơ-me tham gia dự án, năm ngoái Chi cục Kiểm lâm An Giang hỗ trợ 10.000 cây ca cao và cấp cho những chủ rừng hộ nghèo là đồng bào Khơ-me, với diện tích trồng mới tương đương 20 ha. UBND tỉnh An Giang đã đồng ý đầu tư cho dự án 545 triệu đồng, để đưa diện tích trồng cây ca cao toàn vùng Bảy Núi lên 1.000 ha; tập trung những nơi có các con suối, đường ô ven triền núi và vườn cây ăn trái sẵn có; khai thác tiềm năng và lợi thế vùng đất gò cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế gia đình trong các phum sóc và phục vụ du lịch tham quan vùng Bảy Núi.