Đặc điểm sinh học và lợi ích kinh tế của cá sấu
Được đăng : 13-12-2016 13:57:24
Nuôi cá sấu hiện nay còn là một nghề khá mới mẻ đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy những hiểu biết về cá sấu vẫn còn rất hạn chế. Việc chăn nuôi là do tự phát và việc quản lý, bảo vệ, phát triển vẫn còn ngoài phạm vi chức năng của các ngành Nhà nước; các hộ chăn nuôi chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ơở Tiền Giang ngoài Xí nghiệp nuôi trồng dược liệu Quân khu 9 (trại rắn Đồng Tâm) nuôi với số lượng lớn để làm điểm tham quan. Một số hộ dân nuôi "cảnh" vài ba con. Bên cạnh đó còn có một số hộ nuôi cá sấu mục đích làm kinh tế với số lượng lớn từ vài chục con trở lên. Trong số đó có ông Mười Chơi ở xã Hữu Đạo huyện Châu Thành, trại nuôi cá sấu của ông có 115 con.Nguồn thức ăn rẻ tiềnĐây là điều kiện đảm bảo hiệu quả kinh tế. Con trai ông Mười Chơi - anh Nguyễn Văn Tám kể lại: Năm 1996 hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về việc bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm, qua tham quan các trại nuôi cá sấu lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Minh Hải, ông Mười và các con bàn bạc thống nhất xây dựng trại nuôi cá sấu gia đình. Người anh lớn liên hệ Công ty Lâm sản TP. HCM mua 114 con cá sấu Xiêm và 1 con cá sấu Cuba của người bạn, số cá sấu con này có chiều dài 70-90cm, giá 1,5-1,6 triệu đồng/con. Nhờ điều kiện chăn nuôi, chăm sóc, thức ăn khá đầy đủ nên đàn cá sấu lớn rất nhanh. Đến nay thời gian chăn nuôi 18 tháng đã có 70 con tăng trưởng chiều dài đến 2 mét, trong đó có 1 con dài 2,4m; số còn lại dài từ 1,7-1,9m. Một trường hợp tăng trưởng khá lý tưởng. Nguồn thức ăn cung cấp cho cá sấu chủ yếu là cá biển, đây là thức ăn rẻ tiền nhất. Hiện nay chu kỳ cho cá sấu ăn là 5 ngày 1 lần, số lượng 130kg cá trau tráu, cá nục, bạc má còn tươi được chủ tàu đánh cá ở..
Nuôi cá sấu hiện nay còn là một nghề khá mới mẻ đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy những hiểu biết về cá sấu vẫn còn rất hạn chế. Việc chăn nuôi là do tự phát và việc quản lý, bảo vệ, phát triển vẫn còn ngoài phạm vi chức năng của các ngành Nhà nước; các hộ chăn nuôi chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ơở Tiền Giang ngoài Xí nghiệp nuôi trồng dược liệu Quân khu 9 (trại rắn Đồng Tâm) nuôi với số lượng lớn để làm điểm tham quan. Một số hộ dân nuôi "cảnh" vài ba con. Bên cạnh đó còn có một số hộ nuôi cá sấu mục đích làm kinh tế với số lượng lớn từ vài chục con trở lên. Trong số đó có ông Mười Chơi ở xã Hữu Đạo huyện Châu Thành, trại nuôi cá sấu của ông có 115 con.
Nguồn thức ăn rẻ tiền
Đây là điều kiện đảm bảo hiệu quả kinh tế. Con trai ông Mười Chơi - anh Nguyễn Văn Tám kể lại: Năm 1996 hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về việc bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm, qua tham quan các trại nuôi cá sấu lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Minh Hải, ông Mười và các con bàn bạc thống nhất xây dựng trại nuôi cá sấu gia đình. Người anh lớn liên hệ Công ty Lâm sản TP. HCM mua 114 con cá sấu Xiêm và 1 con cá sấu Cuba của người bạn, số cá sấu con này có chiều dài 70-90cm, giá 1,5-1,6 triệu đồng/con. Nhờ điều kiện chăn nuôi, chăm sóc, thức ăn khá đầy đủ nên đàn cá sấu lớn rất nhanh. Đến nay thời gian chăn nuôi 18 tháng đã có 70 con tăng trưởng chiều dài đến 2 mét, trong đó có 1 con dài 2,4m; số còn lại dài từ 1,7-1,9m. Một trường hợp tăng trưởng khá lý tưởng. Nguồn thức ăn cung cấp cho cá sấu chủ yếu là cá biển, đây là thức ăn rẻ tiền nhất. Hiện nay chu kỳ cho cá sấu ăn là 5 ngày 1 lần, số lượng 130kg cá trau tráu, cá nục, bạc má còn tươi được chủ tàu đánh cá ở Mỹ Tho chở đến tận nơi giá trung bình 3.600 đ/kg. Số lượng n12ày duy trì từ 6 tháng qua và đủ đáp ứng những hàm răng lởm chởm háu ăn. Tính ra chi phí thức ăn mỗi tháng cho đầu sấu là 2,8 triệu đồng, bình quân mỗi con chỉ 24.000 đồng.
Đặc điểm sinh học - Điều kiện chăn nuôi
Khu chuồng trại nuôi cá sấu của ông Mười có diện tích 180 m2 có xây rào cản xung quanh bằng gạch và căng lưới thép. Bên trong chia làm 2 ngăn có rào chắn phân biệt nuôi riêng sấu lớn và sấu nhỏ. Vì cá sấu là loài rất hung dữ, con nhỏ rất sợ những con lớn, nếu nuôi chung sấu lớn sẽ dành hết thức ăn của sấu nhỏ. Mỗi ngăn chuồng có hồ nước xây bằng xi măng sâu 1,2m, khoảng đất trồng cây tạo bóng mát có diện tích mặt đất tạo độ ẩm và khoảng sân xi măng để sấu nằm phơi nắng. Loài bò sát không có thân nhiệt nhất định mà có thể tự điều tiết thay đổi phù hợp theo môi trường. Tuy nhiên đối với cá sấu sự thay đổi này có giới hạn, nhiệt độ thích hợp cho chúng từ 28-30 độ C. Vì vậy chúng trầm mình dưới nước là cách làm giảm thân nhiệt và nằm phơi nắng là để tăng thân nhiệt. Một hình ảnh quen thuộc của cá sấu là nằm bất động há rộng miệng bày đôi hàm răng kinh khiếp. Đây không phải là hình thức đe dọa mà chỉ vì da cá sấu rất dày, không có tuyến mồ hôi nên chúng phải há miệng để bài tiết hơi nóng ra ngoài. Do những đặc điểm trên mà chuồng nuôi cá sấu phải hội đủ 3 điều kiện: có hồ nước dốc thoai thoải, có chỗ nằm phơi nắng và có bóng mát. Ngoài tác dụng làm hạ thân nhiệt, hồ nước còn là môi trường để cá sấu giao phối và giúp bảo vệ mắt cá sấu. Vì cá sấu khi lên cạn giác mạc rất dễ bị khô.
Nhìn hình dáng bên ngoài rất khó phân biệt sấu đực, cái nhất là lúc còn nhỏ. Cách hay nhất là khám bộ phận sinh dục bằng cách cột chặt và đặt sấu nằm ngửa. Cá sấu nhỏ khi ấn tay dưới lỗ huyệt và đẩy đuôi sấu cong lên, nếu con đực dương vật sẽ lộ ra ngoài. Đối với sấu lớn, ấn ngón tay vào trong lỗ huyệt và di động qua lại, nếu con đực ngón tay sẽ chạm chiều dài dương vật bên dưới da. Cá sấu là loại động vật hoang dã tuy nhiên sống trong môi trường chăn nuôi với số lượng lớn cũng có thể mắc một số bệnh như thấp khớp, tiêu chảy, nhất là bệnh do một loại ký sinh trùng gây ra. Các tuyến trùng này đục thành những đường ngầm ở bên trong lớp vảy bụng, sau đó bề mặt các đường ngầm này bong ra tạo thành những đường lõm ngoằn ngoèo khiến bộ da mất hết giá trị. Do cá sấu là động vật cực kỳ hung dữ khó đến gần, nên việc chẩn và trị bệnh rất khó khăn. Chủ yếu phòng bệnh bằng cách cung cấp thức ăn không hư thối, giữ nước sạch, chuồng trại khô ráo đảm bảo vệ sinh. Hồ nước phải có điều kiện tháo và đưa nước vào dễ dàng. Mùa nắng thay nước 1 tuần/lần, mùa mưa 4 ngày/lần. Thỉnh thoảng rút cạn nước, phơi đáy hồ dưới ánh sáng Mặt trời để diệt mầm bệnh. Sau mỗi lần cho sấu ăn, 3 người con trai lớn của ông Mười vào chuồng, 2 người cầm 2 cây sào dài có quấn cao su ruột xe ở đầu dí cho sấu xuống hồ để 1 người thu dọn thức ăn thừa và phân.
Nguồn lợi kinh tế
Trên thế giới da cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất các vật dụng: xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li... dành cho giới lắm tiền. Đặc biệt lớp da bụng là phần giá trị nhất. Do đó cá sấu trong hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn lùng của con người. Riêng cá sấu hoa cà Crocodine porosus ở nước ta đang trở nên rất hiếm. Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm còn là nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp vùng ven biển do lượng thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ. Tuy nhiên đầu tư nuôi cá sấu, ban đầu đòi hỏi khá tốn kém. Giá mua 115 con giống là 178 triệu, chi phí xây dựng chuồng trại hơn 30 triệu, tổng cộng ông Mười Chơi đã bỏ vốn ra 208 triệu đồng chưa tính chi phí thức ăn. Theo anh Tám, có nhiều chủ trại cá sấu ở TP. HCM đến mua lựa những con từ 2 mét trở lên với giá 10 triệu đồng/con nhưng gia đình không bán. Ông Mười dự kiến khi cá sấu trưởng thành (4-5 năm tuổi) bắt cặp giao phối sẽ chuyển sang khu chuồng trại kế bên (diện tích khoảng 200 m2) để nuôi sinh sản. Theo chúng tôi được biết hiện nay Nhà nước chưa có văn bản qui định cho phép xuất khẩu da cá sấu. "Đầu ra" của chăn nuôi cá sấu hiện nay chỉ là bán con giống trong nước.
Phong trào nuôi trăn đã là một bài học báo trước khủng hoảng thừa khi chưa tìm ra thị trường tiêu thụ ổn định. Điều mong mỏi của hầu hết những người chăn nuôi hiện nay là Chính phủ cần sớm có văn bản qui định việc xuất khẩu động vật hoang dã phát triển trong môi trường chăn nuôi. Có như vậy thì phong trào chăn nuôi động vật hoang dã quí hiếm như hươu, trăn, cá sấu mới trở thành ngành kinh tế mạnh tạo thu nhập cho người dân và thu hút ngoại tệ cho nước nhà.