Điều trị gia súc bị ngộ độc sắn
Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Trong sắn tươi có nhiều glucoxit, khi bị men tiêu hoá tác động thì phân giải thành axit xyan hydric (HCN) ở dạng tự do gây độc cho gia súc. Sắn đã qua chế biến như ngâm nước vài giờ, xử lý qua nhiệt độ (phơi khô, sấy, nấu chín, ủ chua...) sẽ làm giảm đáng kể lượng độc tố.Biểu hiện khi gia súc bị ngộ độc:- ở trâu, bò: Có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, bồn chồn đứng nằm không yên, miệng chảy nước dãi, không nhai lại, thân nhiệt không quá cao (38,50C) có thể chết rất nhanh trong trường hợp cấp tính chỉ sau khi ăn nửa giờ.- ở lợn: Thường biểu hiện nôn mửa lúc đầu, ỉa chảy thở khó, miệng..
Trong sắn tươi có nhiều glucoxit, khi bị men tiêu hoá tác động thì phân giải thành axit xyan hydric (HCN) ở dạng tự do gây độc cho gia súc. Sắn đã qua chế biến như ngâm nước vài giờ, xử lý qua nhiệt độ (phơi khô, sấy, nấu chín, ủ chua...) sẽ làm giảm đáng kể lượng độc tố.
Biểu hiện khi gia súc bị ngộ độc:
- ở trâu, bò: Có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, bồn chồn đứng nằm không yên, miệng chảy nước dãi, không nhai lại, thân nhiệt không quá cao (38,50C) có thể chết rất nhanh trong trường hợp cấp tính chỉ sau khi ăn nửa giờ.
- ở lợn: Thường biểu hiện nôn mửa lúc đầu, ỉa chảy thở khó, miệng sùi bọt, thân nhiệt giảm, run rẩy, co giật, hôn mê có thể chết ngay khi đang ăn cám.
Mổ khám gia súc bị ngộ độc sắn thường có các biểu hiện rõ nhất là niêm mạc ruột bị bong ra, tim ứ máu, màu sắc máu thay đổi, máu có màu đỏ thắm (bình thường máu có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi). Trong dạ cỏ của trâu, bò còn có nhiều thức ăn từ sắn.
Cách phòng:
Cần chú ý không cho gia súc ăn sắn tươi, chỉ cho ăn khi đã qua chế biến, cho ăn với lượng vừa phải (khoảng 10-40% trong khẩu phần), cân đối với lượng cỏ, bổ sung các sản phẩm từ sắn sau khi gia súc đã ăn các thức ăn khác.
Chú ý: Không để gia súc tự do vào nương sắn ăn lá và củ tươi dễ gây ngộ độc.
Điều trị:
Trong trường hợp nguy kịch phải nhanh chóng tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch đường gluco, loại trừ chất độc trong đường tiêu hoá bằng cách gây nôn cho gia súc càng nhanh càng tốt (nhất là ở lợn) sau đó cho uống 10-20 gam bột than củi tán nhỏ mịn hoặc 2 lòng trắng trứng gà. Cần rửa ruột cho gia súc bằng cách thụt nước ấm vào hậu môn. Giải độc trong máu bằng cách tiêm thuốc xanh mêtylen 1% (tức 10 gam thuốc pha trong 1 lít nước). Liều tiêm cho lợn là 10-20ml, trâu bò, ngựa 40-50ml, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Cách giải độc tốt nhất trong máu là tiêm truyền tĩnh mạch bằng nước sinh lý ngọt, liều tiêm từ 200-500ml.
Ngoài ra có thể cho gia súc uống nước đường, nước mía, mật mía có tác dụng rất tốt, hoặc có thể dùng nước rau má, lá khoai lang giã nát, cháo đậu đen, đậu xanh... cần phối hợp tiêm các thuốc trợ lực như vitamin C giải độc, Cafein trợ tim...