Dưa bao tử - Cây "xóa đói giảm nghèo" ở Đại Nại 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:18
Anh Trương Văn Miên - Phó trưởng thôn Đại Nại xã Ngô Quyền (Tiên Lữ - Hưng Yên) cho biết: Thôn có 370 hộ với gần 100 ha đất canh tác. Trước đây, cây trồng trong vụ đông chủ yếu là ngô thu nhập không cao. Do vậy, vụ đông năm 1997, khi anh Trần Văn Minh - một người dân trong thôn mạnh dạn đứng ra làm "trung gian" thu mua dưa quả cho Cty xuất nhập khẩu tỉnh, đã có hơn 20 hộ đưa cây dưa bao tử vào trồng trên đất 2 vụ lúa với tổng diện tích gần 1,5 ha. Ngay vụ đầu, người trồng dưa đã thắng lớn. Trừ tiền đầu tư, mỗi sào dưa bao tử còn lãi khoảng 1 triệu đồng. Từ đó đến nay đã 6 năm, vụ đông nào thôn Đại Nại cũng có hàng chục hộ trồng dưa bao tử với tổng diện tích từ 4 - 8 ha. Mỗi năm, chỉ tính riêng từ cây dưa bao tử, thôn Đại Nại đã thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình trong thôn đã thoát..

Anh Trương Văn Miên - Phó trưởng thôn Đại Nại xã Ngô Quyền (Tiên Lữ - Hưng Yên) cho biết: Thôn có 370 hộ với gần 100 ha đất canh tác. Trước đây, cây trồng trong vụ đông chủ yếu là ngô thu nhập không cao. Do vậy, vụ đông năm 1997, khi anh Trần Văn Minh - một người dân trong thôn mạnh dạn đứng ra làm "trung gian" thu mua dưa quả cho Cty xuất nhập khẩu tỉnh, đã có hơn 20 hộ đưa cây dưa bao tử vào trồng trên đất 2 vụ lúa với tổng diện tích gần 1,5 ha. Ngay vụ đầu, người trồng dưa đã thắng lớn. Trừ tiền đầu tư, mỗi sào dưa bao tử còn lãi khoảng 1 triệu đồng. Từ đó đến nay đã 6 năm, vụ đông nào thôn Đại Nại cũng có hàng chục hộ trồng dưa bao tử với tổng diện tích từ 4 - 8 ha. Mỗi năm, chỉ tính riêng từ cây dưa bao tử, thôn Đại Nại đã thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình trong thôn đã thoát nghèo nhờ giống dưa này.
Theo chỉ dẫn của anh Miên, tôi ra cánh đồng úng tìm gặp anh Phạm Văn Chiểu. Anh Chiểu không chỉ là người có "thâm niên" trồng dưa chuột bao tử mà còn là một trong những hộ thường trồng nhiều nhất thôn. Bên ruộng dưa chi chít quả, anh tâm sự: "Gia đình tôi chính là một gia đình thoát nghèo từ cây dưa chuột bao tử. Nếu không có cây dưa, tôi chưa biết sẽ xoay xỏa ra sao khi gia đình có tới 5 khẩu mà chỉ có hơn 7 sào ruộng". Hằng năm, anh đều trồng 2 vụ dưa: Vụ xuân trồng 2 sào, vụ đông trồng 3,5 sào. Tổng cộng 2 vụ dưa mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 6 triệu đồng đến 7 triệu đồng.
Theo một số người đã nhiều năm trồng dưa bao tử ở Đại Nại thì trồng loại cây này không khó. Vụ xuân cần chọn ruộng chân cao, vụ đông trồng ở những ruộng tiện tưới tiêu nước. Luống dưa cao từ 25-30 cm, bề mặt luống rộng từ 0,8 - 1m, các luống cách nhau khoảng 60 cm. Mỗi sào trồng từ 800-900 cây. Sau 30-35 ngày kể từ khi tra hạt vào bầu, dưa cho thu hoạch. Mỗi vụ dưa kéo dài từ 90 - 100 ngày. Tiền đầu tư cho mỗi sào từ 500.000 - 700.000 đồng bao gồm tiền giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tre hoặc nứa bắc giàn. Tuy nhiên, trồng dưa chuột bao tử đòi hỏi nhiều công lao động. Người trồng phải luôn giữ đủ nước ở rãnh luống. Cây leo đến đâu buộc ngọn và nhánh vào giàn đến đấy. Ngoài ra còn phải thường xuyên phun thuốc phòng trừ bệnh gây ra đốm vàng lá, cắt tỉa lá héo v.v... Bận nhất là trong thời kỳ thu hoạch. Mỗi ngày, các hộ phải hái quả 2 lần (sáng và chiều) bởi dưa bao tử lớn rất nhanh, nếu không hái kịp thời, quả dưa to không bán được. Do trồng theo hợp đồng cam kết nên các hộ được cung ứng giống, biết giá cả của dưa ngay từ đầu vụ lại không lo đầu ra của sản phẩm. Vì vậy các hộ đều yên tâm sản xuất. Trung bình mỗi sào dưa đạt từ 5,5 - 6 tạ quả. Một số gia đình như hộ anh Trương Văn Bào, Trương Văn Dũng, Trần Văn Giảng... có vụ năng suất đạt từ 7,5 - 8 tạ quả/sào. Vụ đông năm nay thôn có 56 hộ trồng dưa bao tử với tổng diện tích 4 ha, giá 1 kg quả ổn định là 2.600 đồng. Đến ngày 15/11, mỗi sào dưa ở thôn Đại Nại đã cho thu trên dưới 3 tạ quả. Nhiều người đánh giá vụ này thôn lại được mùa dưa chuột bao tử