Đừng để giống cá cảnh bản địa tuyệt chủng
Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Như đa số những người chơi cá cảnh, mỗi khi thị trường có giống cá mới, tôi lại bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian, để săn lùng mua cho bằng được một vài cặp. Đó vừa là thú vui, cái thú riêng của người chơi cá cảnh rất khó tả, nhưng cũng có lợi rất nhiều về mặt kinh tế. Khi sở hữu được những cặp cá đẹp, bạn bán sẽ có giá trị cao, có thị trường đầu ra, dễ bán. Đôi khi tốn nhiều công sức, thời gian, nhưng lại hoài công. Nghề cá cảnh của mình vốn dĩ truyền nghề theo kiểu cha truyền-con nối, nên những giống cá quí, hiếm, lạ, người nuôi thường ém lẹm cá mái, để khỏi truyền giống, chủ động làm mất khả năng cạnh tranh trên thị trường những mặt hàng độc quyền, sở hữu riêng. Theo trào lưu, vòng xoáy săn lùng, sở hữu những dòng cá cảnh đẹp, khi có dịp ra nước ngoài thăm quan, du lịch, tôi dành rất nhiều thời gian, tiền bạc cho việc tìm kiếm. Công việc này, ở nước ngoài chẳng mấy khó khăn. Từ Thailand, Sigapore, Malaysia…không đến nỗi hoài công, nhọc sức, như tôi đã từng săn lùng trong nước. Chỉ cần chút vốn ngoại ngữ thông dụng, biết tên cá, xác định được vùng đang sản xuất, hoặc có hình ảnh cá muốn tìm kèm theo, và tốt nhất là có thêm một vài người bạn bản xứ, cùng yếu tố tài chính chủ động là có thể mua được giống cá đang muốn tìm. Nhưng ở đâu, khi giúp tôi tìm mua được những giống cá tôi cần, các bạn bản xứ lại nhờ tôi mua giúp những con cá cảnh mà Việt Nam mình đang sở hữu. Cho đến một hôm, tôi mới thực sự giật mình, khi một người bạn trong..
Như đa số những người chơi cá cảnh, mỗi khi thị trường có giống cá mới, tôi lại bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian, để săn lùng mua cho bằng được một vài cặp. Đó vừa là thú vui, cái thú riêng của người chơi cá cảnh rất khó tả, nhưng cũng có lợi rất nhiều về mặt kinh tế. Khi sở hữu được những cặp cá đẹp, bạn bán sẽ có giá trị cao, có thị trường đầu ra, dễ bán. Đôi khi tốn nhiều công sức, thời gian, nhưng lại hoài công. Nghề cá cảnh của mình vốn dĩ truyền nghề theo kiểu cha truyền-con nối, nên những giống cá quí, hiếm, lạ, người nuôi thường ém lẹm cá mái, để khỏi truyền giống, chủ động làm mất khả năng cạnh tranh trên thị trường những mặt hàng độc quyền, sở hữu riêng. Theo trào lưu, vòng xoáy săn lùng, sở hữu những dòng cá cảnh đẹp, khi có dịp ra nước ngoài thăm quan, du lịch, tôi dành rất nhiều thời gian, tiền bạc cho việc tìm kiếm. Công việc này, ở nước ngoài chẳng mấy khó khăn. Từ Thailand, Sigapore, Malaysia…không đến nỗi hoài công, nhọc sức, như tôi đã từng săn lùng trong nước. Chỉ cần chút vốn ngoại ngữ thông dụng, biết tên cá, xác định được vùng đang sản xuất, hoặc có hình ảnh cá muốn tìm kèm theo, và tốt nhất là có thêm một vài người bạn bản xứ, cùng yếu tố tài chính chủ động là có thể mua được giống cá đang muốn tìm. Nhưng ở đâu, khi giúp tôi tìm mua được những giống cá tôi cần, các bạn bản xứ lại nhờ tôi mua giúp những con cá cảnh mà Việt Nam mình đang sở hữu.
Cho đến một hôm, tôi mới thực sự giật mình, khi một người bạn trong nghề bất ngờ hỏi: Những con cá như thái hổ, mang rổ, hường vện, cá nâu, cá nóc, lìm kìm, tỳ bà bướm…có gì đẹp mà người nước ngoài rất thích, ngoài thiên nhiên chúng còn nhiều hay không, có khả năng tuyệt chủng hay không…? Chính những loài cá tự nhiên trên, các bạn nước ngoài vẫn thường nhờ tôi tìm. Hiện tại, doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh-xuất khẩu cá cảnh có thể nói là lớn nhất Việt Nam đó là Sài Gòn Aquarium, đóng tại Củ Chi, vẫn cho người ra tận Miền trung vùng núi Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi thu mua toàn bộ cá tỳ bà bướm, và những giống cá tự nhiên trên để phục vụ cho xuất khẩu. Chỉ có ở Việt Nam, và cũng chỉ vùng núi miền trung mới có giống cá tỳ bà bướm quí hiếm.
Hiện nay, do những tác động thiếu ý thức từ con người, từ sự phát triển rầm rộ các khu công nghiệp, quá trình đô thị hóa…môi trường nước các sông-hồ thiên nhiên ngày càng xấu đi. Thời tiết, thiên tai diễn biến thất thường…đã làm cho nguồn cá cảnh ngoài thiên nhiên cạn kiệt dần, một số khác có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, công tác thuần dưỡng, bảo tồn, lưu giữ, nhân giống các giống cá bản địa chưa được quan tâm, đầu tư nghiên cứu và đánh giá đúng mức, những báu vật thiên nhiên ban tặng riêng đất nước chúng ta. Những giống cá đẹp, mắc tiền, được chúng ta quan tâm, thường xuyên đầu tư, bỏ ra những khoản tiền khá lớn nhập về ồ ạt như cá Dĩa, cá Ông tiên, cá La hán, cá Xiêm-Phướng…cũng là những dòng cá bản địa thuộc các quốc gia như Brazil, Thailand…Nếu bàn về sự đa dạng, phong phú những chủng loài cá thiên nhiên, dùng làm cảnh, chắc gì họ đã hơn nước ta. Nhưng họ biết tận dụng đặc tính, hình thái, kiểu dáng, màu sắc trên nền tảng giống bản địa ban đầu. Họ tập trung trú trọng vào công tác thuần dưỡng, lưu giữ những ưu thế di truyền trên dòng giống bản địa, để rồi phát huy tính ưu việt đó thông qua ưu thế lai, ưu thế loài, kết hợp sự tinh tú, đặc sắc từ các giống bên ngoài nhập về, để cho ra đời một thế hệ con ( F1 ) hội đủ những màu sắc, kiểu dáng lộng lẫy nhất. Riêng chúng ta, nghề cá cảnh hiện nay tuy có sự gia tăng về diện tích, hộ nuôi, chủng loại, thị trường, công nghệ…nhưng trong công tác giống còn rất bị động, chưa có sự tập trung nghiên cứu liên tục, chưa chủ động khép kín công đoạn sản xuất. Chúng ta còn đi theo lối mòn muôn thủa là nhập giống từ nước ngoài về và thụ động nhân ra một cách máy móc. Chỉ những giống mới nhập về, được quan tâm và đánh giá cao. Cần thiết thực hiện song song việc nhập giống mới từ bên ngoài vào, điều này giúp chúng ta đa đạng chủng loại giống, màu sắc, kiểu dáng các loài cá cảnh. Tuy nhiên, cũng cần tập trung nghiên cứu thuần dưỡng những giống cá bản địa được thị trường ngoài nước chấp nhận, có giá trị xuất khẩu cao. Tiếp theo, chúng ta cần tiến tới chủ động tập trung nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo những giống cá bản địa, để bảo tồn nguồn gien quí hiếm. Tiến tới khai thác, chủ động kết hợp lại những tố chất tốt, đặc sắc từ hai dòng cá bên ngoài vào và bản địa, cho ra đời những giống cá quí, chất lượng nghệ thuật cao, có giá trị hàng hóa và có thị trường xuất khẩu chủ động. Chú trọng hơn nữa công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường nước thiên nhiên. Sự dụng biện pháp chế tài, cưỡng chế những khu công nghiệp không đảm bảo điều kiện xử lý môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí…Chủ động trong việc đối phó với thời tiết, khí hậu. Nên chủ động khép kín qui trình sản xuất, kết hợp chặt chẽ, thành khối thống nhất, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nghệ nhân làm cá cảnh. Phá bỏ thế độc quyền, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phát triển vì lợi ích chung, hỗ trợ nhau mang tính cộng đồng trong sản xuất. Cùng bắt tay nhau, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sớm đưa những dòng cá cảnh của Việt Nam đến với thị trường ngoài nước nhằm đủ sức cạnh tranh cùng những dòng cá cảnh khác trên thế giới.