Giải pháp để phát triển nghề trồng nấm rơm
Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Theo nhận định đánh giá của thị trường, thì nấm rơm là loại thực phẩm được xếp vào loại rau sạch, rất giàu dinh dưỡng có thể thay thế thịt cá. Thị trường nấm rơm trên thế giới rất lớn, nhưng tổng sản lượng nấm hàng năm của nước ta nhiều năm nay chỉ dao động quanh con số 150.000 tấn. Nguyên nhân, đa số nông dân vẫn xem cây nấm là cây trồng lúc nông nhàn, chưa coi đây là cây trồng chính. Vì vậy, lượng cung của nấm luôn thấp hơn nhu cầu, giá nấm rơm của tỉnh ta luôn ổn định từ đầu năm 2007 đến nay dao động từ 7.000 - 25.000 đồng/kg nấm tươi.Mặc dù có thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài thông qua các doanh nghiệp, các đại lý trong và ngoài tỉnh, nhưng hộ trồng nấm rơm vẫn gặp không ít khó khăn; bởi vì các doanh nghiệp chỉ thu mua nấm đã qua sơ chế, mặt khác lực lượng thương lái chỉ tập trung thu mua ở những khu vực có diện tích sản xuất lớn, và cũng không đến được thường xuyên tại địa bàn để mua. Do đó việc hình..
Theo nhận định đánh giá của thị trường, thì nấm rơm là loại thực phẩm được xếp vào loại rau sạch, rất giàu dinh dưỡng có thể thay thế thịt cá. Thị trường nấm rơm trên thế giới rất lớn, nhưng tổng sản lượng nấm hàng năm của nước ta nhiều năm nay chỉ dao động quanh con số 150.000 tấn. Nguyên nhân, đa số nông dân vẫn xem cây nấm là cây trồng lúc nông nhàn, chưa coi đây là cây trồng chính. Vì vậy, lượng cung của nấm luôn thấp hơn nhu cầu, giá nấm rơm của tỉnh ta luôn ổn định từ đầu năm 2007 đến nay dao động từ 7.000 - 25.000 đồng/kg nấm tươi.
Mặc dù có thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài thông qua các doanh nghiệp, các đại lý trong và ngoài tỉnh, nhưng hộ trồng nấm rơm vẫn gặp không ít khó khăn; bởi vì các doanh nghiệp chỉ thu mua nấm đã qua sơ chế, mặt khác lực lượng thương lái chỉ tập trung thu mua ở những khu vực có diện tích sản xuất lớn, và cũng không đến được thường xuyên tại địa bàn để mua. Do đó việc hình thành các cơ sở sơ chế và tiêu thụ nấm ở địa bàn có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Trong năm 2007 Chi cục Hợp tác xã & PTNT tỉnh đã hỗ trợ và đầu tư xây dựng 08 điểm sơ chế tiêu thụ nấm rơm, với kinh phí là 210 triệu đồng từ nguồn kinh phí TW (dự án ngành nghề nông thôn và chương trình 135), cho các cơ sở sơ chế, nâng số điểm sơ chế năm 2007 lên được 16 điểm.
Năm 2008, tỉnh An Giang phấn đấu đưa diện tích sản xuất nấm tăng gấp 3 lần so với diện tích năm 2007, đạt 7.300 ha. Để đạt được kế hoạch này thì cần phải thực hiện các giải pháp như: UNBD các xã nên tiến hành thành lập thêm các tổ sản xuất nấm rơm. Các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách & Xã hội và các tổ chức Tín dụng trên địa bàn có kế hoạch vốn, tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay cho nông dân. Ngành nông nghiệp chủ động quan hệ với các doanh nghiệp, tạo mối liến kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác thông qua ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với chính quyền địa phương các cấp tổ chức hình thức đại lý thu mua sơ chế. Đẩy mạnh họat động khuyến nông thông qua việc mở lớp đào tạo, tập huấn, tổ chức hội thảo, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật, nhân rộng mô hình khuyến nông 4 thành phần, nhằm giúp nông dân phat triển sản xuất có hiệu quả, dự kiến năm 2008 sẽ mở 140 lớp kỹ thuật trồng nấm rơm có đậy và không đậy rơm áo. Trong đó kinh phí từ ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ là 70 lớp – 153.188.000 đồng, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách các huyện là 70 lớp – 153.188.000 đồng (2.188.000 đ/lớp).
Nhìn chung, An Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa là cây trồng chính. với nguồn nguyên liệu rơm dồi dào, phong phú, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nấm, nhưng chưa được khai thác triệt để (khoảng 18,71% lượng rơm) và trong điều kiện hiện nay, tỉnh ta còn nhiều hộ nghèo, nhiều lao động thiếu việc làm, do đó việc thực hiện Đề án phát triển nghề trồng nấm của UBND tỉnh có ý nghĩa thiết thực cả về kinh tế và xã hội.
Với kết quả đạt được trong năm 2007 cũng còn rất khiêm tốn, vì vậy định hướng phát triển năm 2008 tăng gấp 3 lần so năm 2007 đặt ra một thách thức mới, đòi hỏi phải có sự nổ lực của toàn ngành nông nghiệp, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành liên quan. Tất cả vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.