Giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển nuôi cá ở các tỉnh miền núi Tây Bắc 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Một trong những khó khăn lớn trước mắt và rõ nét nhất ảnh hưởng đến nuôi cá ở các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay là vấn đề cá giống. Việc cung ứng kỹ thuật, con giống tốt cho sản xuất luôn là đòi hỏi của các họ nông dân nuôi cá trong vùng. Bởi lẽ, có con giống chất lượng, đúng quy cỡ và thời điểm thả có ý nghĩa quyết định đến năng suất sản lượng. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cá giống không những thiếu về số lượng mà còn kém cả về chất lượng. Thời gian có con giống đến được vùng này cũng rất muộn, cá phải vận chuyển qua thời gian dài và quãng đường khó khăn. Điều kiện tiếp cận với nguồn cung cấp giống của các hộ nôngMột trong những khó khăn lớn trước mắt và rõ nét nhất ảnh hưởng đến nuôi cá ở các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay là vấn đề cá giống. Việc cung ứng kỹ thuật, con giống tốt cho sản xuất luôn là đòi hỏi của các họ nông dân nuôi cá trong vùng. Bởi lẽ, có con giống chất lượng, đúng quy cỡ và thời điểm thả có ý nghĩa quyết định đến năng suất sản lượng. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cá giống không những thiếu về số lượng mà còn kém cả về chất lượng. Thời gian có con giống đến được vùng này cũng rất muộn, cá phải vận chuyển qua thời gian dài và quãng đường khó khăn. Điều kiện tiếp cận với nguồn cung cấp giống của các hộ nông dân nuôi cá rất khó khăn.Để giải quyết khó khăn này, chúng tôi đưa ra giải pháp kỹ thuật ương cá hương lên cá giống nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng con giống cho các hộ nuôi cá.1. Điều kiện ao ương- Ao có đầy đủ ánh sáng không bị che nắng, khuất nắng.- Theo cảm quan, ao có chất đất đá..

Một trong những khó khăn lớn trước mắt và rõ nét nhất ảnh hưởng đến nuôi cá ở các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay là vấn đề cá giống. Việc cung ứng kỹ thuật, con giống tốt cho sản xuất luôn là đòi hỏi của các họ nông dân nuôi cá trong vùng. Bởi lẽ, có con giống chất lượng, đúng quy cỡ và thời điểm thả có ý nghĩa quyết định đến năng suất sản lượng. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cá giống không những thiếu về số lượng mà còn kém cả về chất lượng. Thời gian có con giống đến được vùng này cũng rất muộn, cá phải vận chuyển qua thời gian dài và quãng đường khó khăn. Điều kiện tiếp cận với nguồn cung cấp giống của các hộ nôngMột trong những khó khăn lớn trước mắt và rõ nét nhất ảnh hưởng đến nuôi cá ở các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay là vấn đề cá giống. Việc cung ứng kỹ thuật, con giống tốt cho sản xuất luôn là đòi hỏi của các họ nông dân nuôi cá trong vùng. Bởi lẽ, có con giống chất lượng, đúng quy cỡ và thời điểm thả có ý nghĩa quyết định đến năng suất sản lượng. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cá giống không những thiếu về số lượng mà còn kém cả về chất lượng. Thời gian có con giống đến được vùng này cũng rất muộn, cá phải vận chuyển qua thời gian dài và quãng đường khó khăn. Điều kiện tiếp cận với nguồn cung cấp giống của các hộ nông dân nuôi cá rất khó khăn.
Để giải quyết khó khăn này, chúng tôi đưa ra giải pháp kỹ thuật ương cá hương lên cá giống nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng con giống cho các hộ nuôi cá.
1. Điều kiện ao ương
- Ao có đầy đủ ánh sáng không bị che nắng, khuất nắng.
- Theo cảm quan, ao có chất đất đá ao tương đối màu mỡ, lớp bùn đáy dày 15-20 cm, riêng ương cá trắn cỏ đáy ao có thể hơi trơ một chút vẫn được.
- Nguồn nước dùng co ao phải sạch, đủ và không bị chua, có thể cấp và tháo cạn nước cho ao theo ý muốn càng tốt.
- Ao có độ sâu từ 1,5-2m, bờ chắc chắn, không bị lũ đe doạ.
- Diện tích ao ương từ 100-1000m2, tốt nhất từ 400-600m2 để dễ chăm sóc và đánh bắt.
2. Kỹ thuật chuẩn bị ao ương
- Làm cạn nước ao, bắt hết các loại cá dữ cá tạp và các sinh vật hại cá trong ao, phát quang bờ bụi rậm quanh ao, nạo vét bớt nếu bùn quá dày.
- San đáy ao, lấp hết hang hốc, gia cố bờ ao chắc chắn chống vỡ bờ và rò rỉ, làm lại đăng cống nơi nước vào và nơi nước ra.
- Tẩy bằng vôi sống (CaO): Lượng vôi từ 8-10 kg/100m2, nếu ao chua dùng 10-12 kg vôi (có thể phơi đáy ao 3-5 ngày trước khi tẩy vôi). Rải đều vôi khắp đáy ao.
3. Bón lót cho ao
Dùng phân chuồng, phân xanh hoặc phân vô cơ bón lót cho ao ương với lượng 30-40 kg phân chuồng và 40-50 kg phân xanh/100m2 ao, 0,2kg đạn – 0,2kg lân/100m2 ao (với cá trắm cỏ bớt 1/3 lượng phân). Thời gian bón lót trước khi thả ương từ 3-4 ngày.
Cách bón phân: Phân chuồng rải đều khắp đáy ao, phân xanh bó thành bó, mỗi bó 5-7 kg dìm ngập nước, cách đều xung quanh ao. Phân vô cơ hòa tan té đều khắp ao (phân vô cơ chỉ bón sau khi đã cấp nước vào ao).
Cấp nước vào ao: Nước cấp vào ao cần lọc qua tấm đăng hoặc tấm lưới để chống các loài cá dữ lọt vào ao. Độ sâu nước cấp vào ao hợp lý từ 1-1,2m.
Thường xuyên bón phân cho cá để gây nuôi các sinh vạt nhỏ sống trong nước làm thức ăn cho cá. Khi bón phân cần lưu ý:
- Thời gian bón phân: 5-7 ngày bón 1 lần.
- Loại phân bón: gồm phân chuồng, phân xanh và có thể phân vô cơ như đã trình bày ở trên.
- Lượng phân bón cho 1 lần chỉ bằng ½ hoặc 2/3 lượng phân bón dùng trong bón lót trước khi ương cá.
Cần căn cứ vào màu nước ao để điều chỉnh lượng phân bón: Nếu nước còn đậm đặc (xanh đậm) bón ít phân, nước nhạt (xanh nhạt, trong xanh) bón đủ lượng phân theo quy định.
Rải đều phân xung quanh, cách bờ ao 0,5-1 m
Lượng phân bón lót co ao ương trắm cỏ chỉ bằng 2/3 lượng phân dùng cho các loài cá khác và chỉ nên bón phân đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4 sau đó ngừng hẳn.
Đối với ao ương các loài cá khác, bón phân đến khi thu hoạch cá.
Cho ăn thức ăn tinh bột xay thành dạng bột (cám gạo, bột ngô, bột đậu, bột sắn, khoai…). Ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), rải thức ăn đều khắp ao.
Với cá trắm cỏ, ngoài thức ăn tinh nhất thiết phải cho ăn thêm thức ăn xanh là rong, bèo, cỏ, lá thái nhỏ. Cần làm thành khung nổi để cho thức ăn xanh vào đó, lượng thức ăn xanh tuần đầu 3-5 kg/1 vạn cá đựoc tăng dần theo sức lớn của cá. Không cho ăn thiếu để cá đói và cũng không cho ăn thừa gây bẩn ao.
Quản lý ao ương và từ hương lên giống:
Thường xuyên thăm ao, xem xét bờ ao và đăng cống để tránh vỡ bờ. Đăng cống hỏng, cá đi mất và cá dữ lọt vào ao.
- Cấp nướ vào ao khi mức nước thấp hơn quy định. Chặn nước vào nếu nước đã đầy. Tốt nhất từ 1-1,2 m (ở ao ương cá trắm cỏ từ tuần 4 trở đi có thể cho nước chảy nhẹ qua ao).
- Thường xuyên vệ sinh ao, vớt sạch cỏ rác và thức ăn thừa. Nếu nước ao quá đặc sánh, quá bẩn, cần thay bớt 1/4-1/3 nước cũ bằng nước mới.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: Thường xuyên bón vôi, vệ sinh ao, cách ly nguồn bệnh cho ao cá.
Kỹ thuật quấy dẻo (khua đục ao): Cá cần thường xuyên quấy dẻo để khí độc ở đáy ao thoát đi, làm cho nước ao thoáng sạch, rèn luyện sức khoẻ và tăng cường sức chịu đựng cho cá. Mức độ quấy dẻo cầ tăng dần, tuần đầu 2-3 ngày 1 lần, sau tăng dần 1-2 ngày 1 lần, lần đầu quấy nhẹ (1 vòng) sau tăng dần 2-3 vòng quanh ao.
Các dấu hiệu để nhận biết kết quả ương:
- Kết quả tốt: Cá nhanh lớn, đồng đều, khoẻ, ít nổi đầu, thường bơi chìm và chạy vòng quanh ao, tỷ lệ sống cao từ 50-70% là tốt.
- Kết quả chưa tốt: Cá còi cọc, yếu, đầu to đuôi thót, màu xám xỉn, kích thước không đều, nổi nhiều trên mặt nước, tỷ lệ sống thấp dưới 50%. Riêng cá trắm cỏ nếu ương đến giống cấp 3 đạt tỷ lệ cá giống 30-35% là trung bình.
4. Thu hoạch cá
Hạ thấp mức nước còn 0,6-0,8 m, dùng lưới kéo cá sau đó hạ tiếp nước còn 0,4-0,5m và dùng lưới đánh bắt tiếp. Không thu hoạch vào lúc trời quá nắng, đang mưa to hoặc ngay sau mưa to. Tích cực luyện cá bằng cách quấy dẻo trước khi thu hoạch cá