Gieo mạ trên khay bùn
Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Chuẩn bị khay mạ: Hiện nay khay nhựa sử dụng để gieo mạ được nhập từ Trung Quốc, có kích thước dài x rộng = 0,6 x 0,35m, có 561 lỗ, mỗi sào Bắc Bộ (360m2) cần 27-30 khay mạ.Chuẩn bị giống gieo: Lượng giống cần gieo để có đủ mạ ném cho 1 sào ruộng, đối với lúa lai là 0,8-1, 2kg. Đối với lúa lai vụ đông xuân, ngâm hạt giống 16-18 giờ, lúa thuần 20-24 giờ. Trong thời gian ngâm ủ thay nước 2-3 lần, đãi sạch nước chua trước khi ủ. ủ hạt giống đến khi nứt gai dứa là được.Kỹ thuật gieo mạ:Chuẩn bị ruộng gieo màu: Chọn khu đất màu, đất vườn hoặc chân ruộng cao, không bị ngập úng, gần nơi lấy bùn, gần nguồn nước tưới và vận chuyển mạ thuận lợi để làm nơi đặt khay mạ. Trước khi đặt khay cần làm tơi đất, nhặt sạch cỏ, lên luống phẳng,..
Chuẩn bị khay mạ: Hiện nay khay nhựa sử dụng để gieo mạ được nhập từ Trung Quốc, có kích thước dài x rộng = 0,6 x 0,35m, có 561 lỗ, mỗi sào Bắc Bộ (360m2) cần 27-30 khay mạ.
Chuẩn bị giống gieo: Lượng giống cần gieo để có đủ mạ ném cho 1 sào ruộng, đối với lúa lai là 0,8-1, 2kg. Đối với lúa lai vụ đông xuân, ngâm hạt giống 16-18 giờ, lúa thuần 20-24 giờ. Trong thời gian ngâm ủ thay nước 2-3 lần, đãi sạch nước chua trước khi ủ. ủ hạt giống đến khi nứt gai dứa là được.
Kỹ thuật gieo mạ:
Chuẩn bị ruộng gieo màu: Chọn khu đất màu, đất vườn hoặc chân ruộng cao, không bị ngập úng, gần nơi lấy bùn, gần nguồn nước tưới và vận chuyển mạ thuận lợi để làm nơi đặt khay mạ. Trước khi đặt khay cần làm tơi đất, nhặt sạch cỏ, lên luống phẳng, chiều rộng mặt luống khoảng 1,4m (đủ xếp hai hàng theo chiều dài của khay mạ, các khay đặt sát nhau và để ngập 1/3 chiều cao của khay). Không đặt khay quá sâu vào mặt luống vì khi lấy mạ sẽ khó và dễ bị rách khay. Cần chuẩn bị 5-6m2 ruộng đặt khay để đủ mạ ném cho 1 sào ruộng.
Chuẩn bị bùn cho vào khay: Sau khi đặt khay xong, lấy bùn nhuyễn (tránh lấy bùn ở nơi yếm khí, xô bùn 10 lít cho 1 lạng super lân) cho vào trong khay, dùng bàn tay xoa đều cho thành lỗ nhô lên.
Lưu ý: Không để bùn trào lên mặt lỗ để tránh các bầu mạ dính vào nhau, khó tách bầu mạ khi ném.
Ném mạ: Chia hạt giống thành 3 phần tương ứng với 3 lần gieo.
- Lần 1: gieo 60-70% lượng giống vào các khay.
- Lần 2: gieo 20-30% bổ sung khắp mặt luống.
- Lần 3: gieo lượng hạt giống còn lại vào những chỗ thưa để đảm bảo các lỗ khay đều có hạt. Dùng tay xoa nhẹ mặt khay để hạt thóc chìm xuống các lỗ khay.
Chăm sóc mạ:
Chống rét cho mạ: Mạ gieo xong cần che phủ nylon cho kín luống để tránh gió, rét và chuột phá hại.
Sau khi gieo 6-7 ngày, mở nylon ở hai đầu luống để rèn luyện mạ. Sau đó nếu trời ẩm thì không cần che phủ nylon để dễ chăm sóc và rèn luyện mạ, nếu gặp trời rét thì tiếp tục che nylon trở lại.
Tưới nước cho mạ: Thường xuyên giữ độ ẩm cho mạ bằng cách dùng bình ô doa tưới nước. Nếu trời rét đậm, có thể tưới nước ấm ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều để mạ sinh trưởng tốt.
Bón phân cho mạ: Khi mạ có 1-1, 5 l á, dùng nước giải pha loãng để tưới (1 gáo nước giải pha với 5 gáo nước lã). Lúc mạ có 2-2, 5 l á, dùng 40-50g urê hoà trong 10 lít nước để tưới cho 10m2 khay. Sau khi tưới phân, phải tưới lại bằng nước lã để tránh bị cháy lá mạ. Trước khi ném 3 ngày có thể bón tiễn chân cho mạ 20-25g urê hoà với 3 lít nước tưới cho 6m2 khay mạ (lưu ý: khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, tuyệt đối không được bón đạm cho mạ). Ngừng tưới nước và phơi mạ trước khi ném 1-2 ngày để bầu mạ khô, dễ ném.