Giống chuối ngự Đại Hoàng
Được đăng : 13-12-2016 12:32:33
Dòng chuối ngự ở nước ta có nhiều giống, được trồng ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi vùng đều có những giống chuối ngự đặc sản của mình như:- Chuối ngự Đại Hoàng (gọi tắt là chuối ngự Nam) phát sinh đầu tiên ở làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhiều nơi ở Nam Định lấy giống này đem trồng nên cũng gọi là chuối ngự Nam. Đại Hoàng cũng là nơi trồng nhiều chuối ngự nhất nhưng hiện cũng chỉ còn khoảng 20ha. Đây là giống chuối quí, khi chín có màu vàng da cam, cuống quả có màu xanh, đầu ruồi nhỏ, có 3 chiếc tua vươn dài cong cong rất đẹp. Vỏ mỏng, thịt vàng, ăn ngọt và thơm. Giống này trước đây được cung tiến lên vua nên có tên là chuối ngự Đại Hoàng. Hiện nay Sở NN-PTNT Hà Nam phối hợp với Trường ĐHNN1 Hà Nội và 80 hộ dân làng Đại Hoàng thực hiện một dự án bảo tồn quĩ gen giống chuối quí này để có thể phát triển thành vùng chuối ngự đặc..
Dòng chuối ngự ở nước ta có nhiều giống, được trồng ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi vùng đều có những giống chuối ngự đặc sản của mình như:
- Chuối ngự Đại Hoàng (gọi tắt là chuối ngự Nam) phát sinh đầu tiên ở làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhiều nơi ở Nam Định lấy giống này đem trồng nên cũng gọi là chuối ngự Nam. Đại Hoàng cũng là nơi trồng nhiều chuối ngự nhất nhưng hiện cũng chỉ còn khoảng 20ha. Đây là giống chuối quí, khi chín có màu vàng da cam, cuống quả có màu xanh, đầu ruồi nhỏ, có 3 chiếc tua vươn dài cong cong rất đẹp. Vỏ mỏng, thịt vàng, ăn ngọt và thơm. Giống này trước đây được cung tiến lên vua nên có tên là chuối ngự Đại Hoàng. Hiện nay Sở NN-PTNT Hà Nam phối hợp với Trường ĐHNN1 Hà Nội và 80 hộ dân làng Đại Hoàng thực hiện một dự án bảo tồn quĩ gen giống chuối quí này để có thể phát triển thành vùng chuối ngự đặc sản ở một số xã ven sông của huyện Lý Nhân.
- Chuối ngự cau: Đây là giống chuối cau, thân cao, quả nhỏ và đều, ăn ngọt và thơm. Khi chín có vỏ vàng xanh rất đẹp. Chuối ngự cau thường được sử dụng trong mâm ngũ quả ngày Tết vì vừa thơm, vừa đẹp. Giống này được trồng nhiều ở các tỉnh Khu 4 cũ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh. Dưới thời vua Tự Đức, giống chuối này cũng được cúng tiến lên vua nên cũng được gọi là chuối ngự. Chuối cau thích hợp các vùng đất phù sa, thịt nặng và đất sét. Vùng quê Thanh Chương (Nghệ An) của bạn trồng nhiều giống chuối cau này, đặc biệt là giống cau vừa hay cao trung (cây cao vừa phải) cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn các giống cau cao và cau lùn.
- Chuối ngự mít: Được trồng nhiều nơi ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là vùng Khu 4 cũ. Giống chuối này quả chỉ nhỉnh hơn ngón tay út một chút nhưng vỏ mỏng, thịt vàng, ăn thơm, được nhiều người ưa thích. Giống chuối này trước đây cũng đã được tiến vua, nhiều nơi như Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) còn gọi là chuối Tiến.
- Chuối ngự mốc: Được trồng nhiều ở các vùng Huế, Thừa Thiên, Quảng Trị để bán vào dịp Tết cho người ta thờ cúng rất có giá trị. chuối ngự mốc cũng đã được dâng lên các vu triều Nguyễn nên cũng được gọi là chuối ngự.
Về cách trồng: Hầu hết các giống chuối ngự, đặc biệt là chuối ngự Đại Hoàng đều ưa đất phù sa ven sông (giàu chất dinh dưỡng, có đủ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thích hợp như một kiểu tiểu vùng khí hậu riêng cho chuối ngự), đất thịt có pha sét, dễ thoát nước. Do chuối ngự có quanh năm nên có thể trồng lúc nào cũng được, trừ các tháng mùa mưa và những tháng quá lạnh (tháng 12, tháng Giêng). Nên chọn đúng giống, đúng độ tuổi (khi cây chưa ra lá thật, cao 60-70cm) để trồng. Mỗi bụi chỉ để 1 cây mẹ lấy buồng và 2 cây con thay thế thì sẽ cho buồng to, nhiều quả, quả đều và chất lượng tốt. Chuối ngự thân cao, yếu, giòn dễ gãy đổ nên khi có buồng cần có cột chống. Bón nhiều phân chuồng, tưới thêm bột cá, xác mắm, khô dầu pha loãng cho cây trước khi cây trỗ buồng. Bón thêm kali trong thời gian nuôi quả để có chất lượng cao. Hạn chế bón đạm và tưới nhiều khi quả lớn để tránh bị nứt quả. Thu hoạch đúng độ già và giấm chín cả buồng thì chuối mới đẹp mã, ăn ngọt và thơm.