Giống lúa mới Vân Quang 14 được nông dân huyện Bắc Quang ưa chuộng 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Với đặc tính có lợi thế vượt trội so với các giống lúa được gieo trồng đại trà trên địa bàn huyện, như thời gian sinh trưởng ngắn, tính kháng chịu sâu bệnh cao, năng suất cao, chất lượng tốt và giá trị hàng hóa cao hơn so với gieo trồng giống lúa lai Shan ưu 63 khoảng trên 10 triệu đồng/ha, nên sau 3 vụ được huyện Bắc Quang triển khai gieo trồng khảo nghiệm thành công, đề tài gieo trồng giống lúa Vân Quang 14 trong vụ tới là tâm điểm nhiều cuộc trò chuyện của bà con nông dân trong huyện.Trưởng thôn Quang Tiến, xã Quang Minh Nguyễn Thị Dậu phấn khởi phát biểu tại Hội Nghị tổng kết đầu bờ đề tài khoa học Lúa Vân Quang 14 được tổ chức tại xã: Giống lúa Vân Quang 14 có rất nhiều ưu điểm, đây là giống lúa đẻ nhánh mạnh, ngay từ khi gieo mạ cây mạ đã có từ 1 đến 3 ngạnh trê (đẻ nhánh). Khi cấy, là giống lúa lai chỉ cấy một dảnh, nhưng chỉ sau hơn 10 ngày cấy, đã đẻ tiếp được 3 đến 4 nhánh. Thời gian tiếp theo nếu chăm sóc tốt thì cây lúa có thể phát triển tới 12 nhánh. Chính vì vậy trong khuyến cáo và được cán bộ khuyến nông tập huấn bà con gieo cấy chỉ một dảnh và cấy giống lúa này với mật độ rất thưa, nếu cấy bằng giống lúa Shan ưu 63 thì phải cấy ít nhất 43 khóm mạ/m2 còn giống lúa Vân Quang 14 chỉ 35 khóm mạ/m2 . Vì thế, giá thành đầu tư giống của giống lúa này thấp hơn hẳn so với các loại giống lúa lai khác. Hơn nữa, ruộng lúa Vân Quang cấy thưa nên việc chăm sóc và làm cỏ cho lúa rất dễ dàng, có thể sử dụng cào cỏ, do vậy năng suất lao động cao. Các chị Hoàng Thị Lự, Lù Thị Nhật ở thôn Minh Tâm, xã Quang Minh cũng đều nhất trí với nhận xét của chị Dậu và bổ sung thêm: Có thể khẳng định, đây là giống lúa vừa cho năng suất cao, vừa thơm ngon, vì thế giá trị hàng hóa..

Với đặc tính có lợi thế vượt trội so với các giống lúa được gieo trồng đại trà trên địa bàn huyện, như thời gian sinh trưởng ngắn, tính kháng chịu sâu bệnh cao, năng suất cao, chất lượng tốt và giá trị hàng hóa cao hơn so với gieo trồng giống lúa lai Shan ưu 63 khoảng trên 10 triệu đồng/ha, nên sau 3 vụ được huyện Bắc Quang triển khai gieo trồng khảo nghiệm thành công, đề tài gieo trồng giống lúa Vân Quang 14 trong vụ tới là tâm điểm nhiều cuộc trò chuyện của bà con nông dân trong huyện.
Trưởng thôn Quang Tiến, xã Quang Minh Nguyễn Thị Dậu phấn khởi phát biểu tại Hội Nghị tổng kết đầu bờ đề tài khoa học Lúa Vân Quang 14 được tổ chức tại xã: Giống lúa Vân Quang 14 có rất nhiều ưu điểm, đây là giống lúa đẻ nhánh mạnh, ngay từ khi gieo mạ cây mạ đã có từ 1 đến 3 ngạnh trê (đẻ nhánh). Khi cấy, là giống lúa lai chỉ cấy một dảnh, nhưng chỉ sau hơn 10 ngày cấy, đã đẻ tiếp được 3 đến 4 nhánh. Thời gian tiếp theo nếu chăm sóc tốt thì cây lúa có thể phát triển tới 12 nhánh. Chính vì vậy trong khuyến cáo và được cán bộ khuyến nông tập huấn bà con gieo cấy chỉ một dảnh và cấy giống lúa này với mật độ rất thưa, nếu cấy bằng giống lúa Shan ưu 63 thì phải cấy ít nhất 43 khóm mạ/m2 còn giống lúa Vân Quang 14 chỉ 35 khóm mạ/m2 . Vì thế, giá thành đầu tư giống của giống lúa này thấp hơn hẳn so với các loại giống lúa lai khác. Hơn nữa, ruộng lúa Vân Quang cấy thưa nên việc chăm sóc và làm cỏ cho lúa rất dễ dàng, có thể sử dụng cào cỏ, do vậy năng suất lao động cao. Các chị Hoàng Thị Lự, Lù Thị Nhật ở thôn Minh Tâm, xã Quang Minh cũng đều nhất trí với nhận xét của chị Dậu và bổ sung thêm: Có thể khẳng định, đây là giống lúa vừa cho năng suất cao, vừa thơm ngon, vì thế giá trị hàng hóa cao gấp 1,5 lần so với gạo Shan ưu 63. Hiện tại, gạo shan ưu 63 tại chợ huyện chỉ có giá bán từ 4.500 đồng đến 5.000 đồng/kg thì gạo Vân Quang 14 được bán với giá 7.000 đồng/kg. Bình quân gieo trồng 1 ha lúa Vân Quang 14, sẽ cho bà con nông dân thu nhập so với gieo trồng giống lúa lai Shan ưu không dưới 10 triệu đồng. Chưa kể trong quá trình gieo trồng, thời gian sinh trưởng của giống lúa Vân Quang 14 ngắn hơn giống lúa khác, đặc biệt là giống lúa Shan ưu 63 hiện được gieo trồng đại trà trên địa bàn huyện khoảng trên dưới 10 ngày. Thời gian sinh trưởng của giống lúa Vân Quang 14 vụ Đông - xuân là 134 đến 138 ngày, vụ mùa 2007 là 100 đến 102 ngày; khoảng thời gian sinh trưởngchênh lệch giữa hai vụ từ 34 đến 36 ngày. Không những thế, vụ mùa này, nhiều xã trong huyện đã xuất hiện hiện tượng sâu cuốn lá nhỏ, rầy xanh, sâu đục thân, bọ xít, rầy nâu tại các trà lúa. Nhiều chân ruộng cấy các loại giống lúa khác tại các xã Quang Minh, Hùng An, Việt Vinh, Đồng Yên bị nhiễm bệnh tương đối nặng, vì thế năng suất cây trồng bị tụt giảm. Nhưng đối chứng với giống lúa Vân Quang 14 thì hiện tượng nhiễm bệnh nhẹ hơn, tình trạng kháng bệnh của giống lúa này có cơ sở kết luận cao hơn các giống lúa khác, đặc biệt là đối với bệnh bạc lá… Đó chính là lợi thế tạo cơ sở để bà con nông dân trong huyện nhiều người muốn gieo trồng giống lúa này. Theo số liệu theo dõi, đánh giá của Trạm Khuyến nông huyện, thì sau 3 vụ gieo trồng khảo nghiệm, năng suất lúa Vân Quang 14 tương đối ổn định, đạt từ 60 - 80 tạ/ha, trong đó năng suất vụ mùa của giống lúa này bình quân cao hơn so với vụ xuân là 11,8 tạ/ha; so sánh với giống Shan ưu 63 thì năng suất bình quân vụ mùa của giống lúa Vân Quang 14 cao hơn 10 tạ/ha.
Các chị Nguyễn Thị Xô, Phó Chủ tịch UBND xã và Phùng Thị Lan, cán bộ khuyến nông xã Việt Vinh, tâm sự: ở xã chúng tôi, bà con giờ không gọi giống lúa này là Vân Quang 14 mà là giống lúa “Khóc”. Nguyên nhân là vì ngay từ đầu 2 chị em chúng tôi bị lâm vào cảnh khóc dở, mếu dở. Chả là, khi triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2007, UBND huyện quyết định tiếp tục triển khai gieo trồng khảo nghiệm giống lúa này với tổng diện tích 31 ha trên địa bàn 2 xã Việt Vinh và Quang Minh; các hộ tham gia thực hiện mô hình sẽ được Nhà nước hỗ trợ 60% giá giống và hỗ trợ kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc. Với thông tin trên, Ban lãnh đạo xã đã có cuộc họp quyết định chia đều số thóc giống do huyện phân bổ về xã gieo trồng khảo nghiệm tại tất cả các thôn bản trong xã. Đặc biệt, tập thể ban lãnh đạo xã ra chủ trương tất cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã và lãnh đạo các thôn, ai cũng phải gương mẫu nhận giống lúa mới Vân Quang 14 về vận động gia đình mình gieo trồng khảo nghiệm. Có kế hoạch, lại được họp bàn cụ thể nên khi thóc giống được phân bổ về, xã Việt Vinh chúng tôi triển khai phân bổ cho các thôn rất nhanh. Vì đây là giống lúa cho năng suất và chất lượng cao, nên đội ngũ cán bộ nhiều xã có ý kiến với huyện đầu tư hỗ trợ và mở rộng diện tích gieo trồng khảo nghiệm. Xét thấy diện tích khảo nghiệm giống lúa này chỉ tập trung trên địa bàn 2 xã Việt Vinh và Quang Minh là chưa hợp lý, vì vậy UBND huyện quyết định đưa thêm xã Hùng An vào danh sách gieo trồng khảo nghiệm giống lúa này, trên cơ sở điều chỉnh thu hẹp diện khảo nghiệm của 2 xã Việt Vinh và Quang Minh, phân bổ cho xã Hùng An. Trước quyết định trên, UBND xã cũng phải ra quyết định chỉ tập trung gieo trồng khảo nghiệm giống lúa này tại các thôn vùng thấp trong xã, nhưng vì triển khai phân bổ giống nhanh quá nên chúng tôi phải trực tiếp tới các hộ các thôn vùng cao giải thích để thu lại giống của bà con.
Là cán bộ Khuyến nông của xã Việt Vinh, nhưng nơi cư trú lại là xã Hùng An, vì vậy bà con đã hiểu lầm chị Lancan thiệp với huyện để cắt một phần diện tíchkhảo nghiệm của xã Việt Vinh cho xã Hùng An. Vì thế mà chị Lan đã khóc.
Là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông, lâm nghiệp, chị Xô thực hiện chủ trương của huyện và xã đã triển khai nhanh việc phân bổ thóc giống cho dân và gia đình chị khi nhận thóc giống về đã xử lý (2 sôi 3 lạnh) để gieo mạ luôn. Thật không may, khi huyện có quyết định cắt một phần chỉ tiêu phân bổ diện tích khảo nghiệm của xã, xã đã phải dừng lại việc gieo trồng khảo nghiệm tại các thôn vùng cao. Nhưng gia đình chị Xô lại ở thôn vùng cao, vì thếgia đình chị được ưu tiên không thu hồi số thóc giống đã xử lý, kết quả bà con cũng có tiếng ra tiếng vào là chị cậy chức quyền, tư lợicá nhân... Chị không thể giải thích cho tất cả bà con trong xã hiểu được, nên cũng chỉ còn biết khóc.
Kết quả thu hoạch những diện tích gieo trồng khảo nghiệm giống lúa Vân Quang 14 trên địa bàn xã Việt Vinh thành công, bà con nông dân trong xã ai cũng phấn khởi kiến nghị trong vụ tới huyện tiếp tục triển khai đưa giống lúa này vào gieo trồng trên diện rộng. Những ấm ức của chị cán bộ khuyến nông và Phó Chủ tịch UBND xã cũng được xoa dịu. Nhiều bà con trong xã nói đùa nhưng rất thật với các chị trong những buổi thăm đồng, có được giống lúa này để gieo trồng thì khóc một tý cũng được.