Gừng cho năng suất rất cao
Được đăng : 13-12-2016 12:38:38
Gừng cho năng suất rất cao, có thể đạt từ 40-80 tấn/ha (năng suất bình quân 60 tấn/ha). Nếu bán gừng non (thời gian trồng là 6 tháng) thì một công (1000m2) gừng, bà con nông dân thu được khoảng 75 triệu đồng (theo giá gừng năm 2004, hiện tại giá gừng giống là 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cây gừng thường rất bị các loại bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối củ (héo vàng) đây là loại bệnh rất khó phòng và trị. Do vậy, nông dân thường rất ngán ngại khi trồng loại cây trồng này.1. Cách chọn gừng giống:Bà con nông dân rất ít khi có gừng giống để sẵn trong nhà, thường mua gừng giống từ các địa phương khác chuyển tới nên nông dân rất dễ mua phải gừng non, gừng chưa đúng độ tuổi để dùng làm giống (thường khoảng 8 tháng) hoặc gừng trước đó đã bị nhiễm bệnh. Để xác định được gừng đã già và có thể làm giống được, cần quan sát những đặc điểm sau đây:Khi bẻ củ gừng ra, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm. Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây gừng). Trồng phải gừng non hoặc gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh hại phát triển mạnh sau này.2. Cách xử lý gừng giống:Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine để phòng bệnh.Trước khi ngâm ủ gừng giống, hom gừng giống được ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm (Topsin, Dithane…) khoảng 30 phút, sau đó vớt gừng ra để nơi khô ráo, khoảng một tuần sau thì tiến hành bẻ hom. Dùng tay để bẻ, không được dùng dao để cắt hoặc bổ đôi củ giống (mầm..
Gừng cho năng suất rất cao, có thể đạt từ 40-80 tấn/ha (năng suất bình quân 60 tấn/ha). Nếu bán gừng non (thời gian trồng là 6 tháng) thì một công (1000m2) gừng, bà con nông dân thu được khoảng 75 triệu đồng (theo giá gừng năm 2004, hiện tại giá gừng giống là 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cây gừng thường rất bị các loại bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối củ (héo vàng) đây là loại bệnh rất khó phòng và trị. Do vậy, nông dân thường rất ngán ngại khi trồng loại cây trồng này.
1. Cách chọn gừng giống:
Bà con nông dân rất ít khi có gừng giống để sẵn trong nhà, thường mua gừng giống từ các địa phương khác chuyển tới nên nông dân rất dễ mua phải gừng non, gừng chưa đúng độ tuổi để dùng làm giống (thường khoảng 8 tháng) hoặc gừng trước đó đã bị nhiễm bệnh. Để xác định được gừng đã già và có thể làm giống được, cần quan sát những đặc điểm sau đây:
Khi bẻ củ gừng ra, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm. Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây gừng). Trồng phải gừng non hoặc gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh hại phát triển mạnh sau này.
2. Cách xử lý gừng giống:
Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine để phòng bệnh.
Trước khi ngâm ủ gừng giống, hom gừng giống được ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm (Topsin, Dithane…) khoảng 30 phút, sau đó vớt gừng ra để nơi khô ráo, khoảng một tuần sau thì tiến hành bẻ hom. Dùng tay để bẻ, không được dùng dao để cắt hoặc bổ đôi củ giống (mầm bệnh dễ dàng truyền từ củ này sang củ khác, đồng thời nếu bổ đôi củ giống khi trồng sẽ dễ bị mất nước và chết). Sau khi bẻ hom gừng xong phải để 15 ngày sau mới tiến hành đem ủ, thời gian này giúp cho vết bẻ khô mặt.
3. Cách ủ hom gừng:
Hom gừng giống được ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ấm để giúp hom gừng nẩy mầm tốt, thời gian ủ thường là 15 ngày (tuỳ theo hom gừng mạnh hay yếu). Chú ý, trước khi đem hom gừng ra trồng thì cần loại bỏ ngay những hom gừng bị mềm hoặc thối, vì đã bị nhiễm bệnh và có thể lây lan ra trên toàn bộ đám gừng.
4. Cách chọn đất để trồng gừng:
Cây gừng rất kén chọn đất để trồng, rất khó phát triển trên vùng đất sét nặng, nhiễm phèn. Đối với vùng đất cát, tuy đất có ưu điểm là tơi xốp, rút nước nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên cao, nhiệt độ trong đất cũng nóng lên rất nhanh và dễ gây tổn thương cho cây gừng. Khi cây gừng bị thương thì nấm bệnh dễ dàng tấn công. Nên chọn vùng đất thịt, đất sét pha để trồng gừng.
5. Cách làm đất:
Đây là khâu rất quan trọng khi trồng gừng. Đất trồng gừng không được trồng chuyên canh, mà nên trồng luân canh hoặc xen canh với các loại cây trồng khác. Để phòng ngừa bệnh hại sau này trên cây gừng thì cần ngăn ngừa. Trước khi xuống giống nên gom và thiêu huỷ những cây bị bệnh của vụ trước đó, đất trồng nên được cày xới, phơi khô, lên liếp và bón lót vôi bột (70-120 kg/công). Có thể rải chất kích kháng, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng tro trấu.
Ngoài ra, cần sử dụng thuốc vi sinh Trichoderma phun xịt lên mặt đất (theo liều hướng dẫn trên sản phẩm, sau đó cày ải đảo đất lại lần hai và tiến hành lên liếp để chuẩn bị xuống giống. Chú ý: khi đặt gừng giống, nên đặt trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh để nhẹ tưới vì vi khuẩn gây bệnh thối củ luôn có khuynh hướng di chuyển xuống phần dưới của liếp trồng, nhất là tập trung nơi các rãnh.
6. Cách bón phân:
Cây gừng là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng khá dài (từ 6 đến 8 tháng). Do vậy, khi trồng gừng, nông dân thường trồng xen với các loại cây trồng khác có thời gian sinh trưởng ngắn hơn như đậu xanh hoặc bắp. Ở giai đoạn đầu nông dân chỉ bón phân cho các loại cây trồng xen này (chứ không bón phân cho cây rừng).
Cách bón phân, thành phần và liều lượng phân bón có ảnh hưởng lớn đến tình hình bệnh hại sau này. Khi thu hoạch các cây trồng xen xong thì nông dân mới tiến hành bón phân cho cây gừng (ở giai đoạn cây gừng đã được 90 ngày tuổi). Có thể chia ra làm 5 đợt bón phân và mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày (90 ngày, 110 ngày, 130 ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày). Bón phân NPK 20-20-15, liều lượng 10kg/công. Đồng thời có thể bón thêm các loại phân hữu cơ.
Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu ý không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt, không có hại cho cây gừng.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng:
- Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm năng suất gừng. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent,… Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.
- Bệnh cháy lá: Bệnh này do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc: Carbenzim, Bavistin,…
- Bệnh thối củ: Bệnh do vi khuẩn Ervina gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với gừng. Cây gừng đang xanh tốt bổng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài bữa sau toàn bộ cây bị vàng, khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng có nhựa đục. Phòng trị: Đối với loại bệnh này thì việc phòng là quan trọng nhất. Quan sát khi thấy lá gừng có triệu chứng xoắn lá (đây là triệu chứng của bệnh thối củ), thì tiến hành phun các loại thuốc như: Cuproxat, Rampart, Validacin, thuốc vi sinh Trichoderma…để ngừa bệnh. Trong thuốc vi sinh Trichoderma có một loại nấm tên là Trichoderma như tên gọi của thuốc, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần một thời gian để thích hợp với môi trường trong đất, và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng với bệnh hại.