Hai giống dưa chuột CV5 và CV11 

Được đăng : 13-12-2016 12:35:21
Qua nghiên cứu và các mô hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… cho thấy hai giống dưa chuột CV5 và CV11 sinh trưởng phát triển khoẻ, thân lá màu xanh đậm, phân cành khá, nhiều hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao. Quả dài 18-20 cm, đường kính 4 - 4,5 cm, vỏ quả màu xanh (CV11) và màu xanh trắng (CV5). Gai màu nâu, thịt quả dày, ít ruột, ăn giòn ngọt, không có vị đắng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Hai giống CV5 và CV11 có thời gian sinh trưởng trung bình từ 75 - 85 ngày. Cho thu hoạch sớm (sau trồng 28-30 ngày) và thời gian cho thu hoạch kéo dài. Năng suất cao 40-45 tấn/ha (1,5 - 4,6 tấn/sào Bắc bộ). Giống CV5 và CV11 là giống dưa lai nên khả năng chống chịu bệnh hại rất tốt, đặc biệt là bệnh sương mai, phấn trắng.+ Đất trồng: Chọn đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác…+ Nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho dưa chuột như nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch. Tuyệt đối không dùng nước ao tù, nước thải công nghiệp, nước thải thành phố để tưới cho cây.Thời vụ gieo hạt:Bố trí trồng ở các thời vụ thuận lợi, thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.+ Vụ xuân hè: 10/2 đến 15/3+ Vụ đông: 10/9 đến 10/10Vườn ươm, gieo hạt:Vườn ươm được chọn nơi thoáng, nhiều..

Qua nghiên cứu và các mô hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… cho thấy hai giống dưa chuột CV5 và CV11 sinh trưởng phát triển khoẻ, thân lá màu xanh đậm, phân cành khá, nhiều hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao. Quả dài 18-20 cm, đường kính 4 - 4,5 cm, vỏ quả màu xanh (CV11) và màu xanh trắng (CV5). Gai màu nâu, thịt quả dày, ít ruột, ăn giòn ngọt, không có vị đắng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Hai giống CV5 và CV11 có thời gian sinh trưởng trung bình từ 75 - 85 ngày. Cho thu hoạch sớm (sau trồng 28-30 ngày) và thời gian cho thu hoạch kéo dài. Năng suất cao 40-45 tấn/ha (1,5 - 4,6 tấn/sào Bắc bộ). Giống CV5 và CV11 là giống dưa lai nên khả năng chống chịu bệnh hại rất tốt, đặc biệt là bệnh sương mai, phấn trắng.
+ Đất trồng: Chọn đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác…
+ Nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho dưa chuột như nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch. Tuyệt đối không dùng nước ao tù, nước thải công nghiệp, nước thải thành phố để tưới cho cây.
Thời vụ gieo hạt:
Bố trí trồng ở các thời vụ thuận lợi, thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.
+ Vụ xuân hè: 10/2 đến 15/3
+ Vụ đông: 10/9 đến 10/10
Vườn ươm, gieo hạt:
Vườn ươm được chọn nơi thoáng, nhiều ánh sáng, có mái che để tránh các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Hạt dưa chuột được ươm trong khay xốp, nhựa có kích thước (40 - 60 lỗ/khay) hoặc trong túi bầu polyetylen kính thước 7 x 10cm có đục lỗ ở đáy.
Thành phần giá thể: 30% trấu mục + 40% đất bột (đất phù sa) + 30% phân hữu cơ hoai mục.
Giá thể phải được xử lý bằng vôi bột để tránh các nguồn gây dịch hại từ đất.
Lượng hạt giống cần dùng là: 800 - 850 g/ha (30 - 35 g/sào Bắc bộ). Hạt được ngâm trong nước ấm ba sôi/hai lạnh (50 – 55 độ C) trong thời gian 3 - 4 giờ sau đó đem ủ trong mảnh vải sạch để ấm cho đến khi nứt nanh rồi gieo.
Gieo 1 - 2 hạt trong mỗi hốc của khay hoặc túi bầu. Gieo hạt sâu khoảng 0,5 cm sau đó phủ 1 lớp trấu hay rơm rạ mỏng lên bề mặt, tưới giữ ẩm cho đến khi hạt mọc đều thì bóc lớp rơm phủ trên bề mặt ra.
Tuổi cây con đạt tiêu chuẩn đem cấy trồng là 7 - 10 ngày sau mọc (khi bắt đầu xuất hiện 1 lá thật).
Làm đất trồng cây:
Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng. Đất cao, dễ tưới và dễ tiêu nước. Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, nếu đất chua có thể bón thêm vôi với lượng 270 kg/ha (khoảng 10 kg/sào Bắc bộ) để đảm bảo cho đất có độ pH: 5,5 - 6,5.
Lên luống: Luống rộng 1,5 m cả rãnh, cao 25-30 cm.
Khoảng cách trồng: Trồng 2 hàng trên luống, khoảng cách hàng cách hàng 70 - 80 cm, cây cách cây 30 - 35 cm.
Bón phân:
- Cách bón:
+ Bón lót: Rạch hai hàng trên luống, bón phân vào hai hàng rạch rồi lấp đất kín.
+ Bón thúc: Các lần bón thúc:
Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày.
Lần 2: Sau trồng 10 - 25 ngày.
Lần 3: Sau thu lượt quả đầu.
Lần 4: Thu quả rộ.
Tưới nước:
Sau khi trồng phải thường xuyên giữ ẩm cho cây nhanh bén rễ hồi xanh. Luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây, đối với một số chân đất thịt, thịt nhẹ có thể để nước ở rãnh với lượng nước 1/4 trong rãnh ở giai đoạn thu quả.
Khi gặp mưa to phải rút hết nước, không để ngập úng.
Cắm giàn:
Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn tiến hành xới xáo, bón phân thúc đợt 1 và cắm giàn. Cắm giàn kiểu chữ A. Giàn cắm xong phải buộc thật chắc, cây buộc vào giàn theo hình số 8. Mối buộc đầu tiên giữa cây và giàn phải cách mặt đất 35-40 cm.
Phòng trừ sâu bệnh:
Dưa chuột CV5 và CV11 có khả năng chống chịu với bệnh sương mai và bệnh phấn trắng, tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phun phòng cho dưa chuột trước những đợt gió lạnh bằng thuốc Ridomil hoặc Benlat C. Với các loại sâu như: Rệp, sâu xanh, bọ trĩ, sâu vẽ bùa… dùng thuốc Actara, Pegasus, Vertimec để phun. Các thuốc BVTV khi dùng phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn, cách sử dụng in trên bao bì của đơn vị sản xuất.
Trong thời gian thu hoạch nếu phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng, trừ sâu bệnh hại thì chúng ta có thể bỏ đi lứa quả kế tiếp đó để đảm bảo thời gian cách ly với thuốc cho sản phẩm. Bằng cách, trước khi phun thuốc tiến hành thu hết quả đủ tiêu chuẩn cho thu hoạch và ngắt hết những quả non của lứa sau. Với phương pháp ngắt quả khi còn rất nhỏ nên cũng không làm ảnh hưởng nhiều tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, cũng có thể năng suất sẽ bị giảm đi phần nào nhưng bù lại có sản phẩm đảm bảo mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán sản phẩm an toàn sẽ cao hơn.
Thu hoạch và bảo quản:
Khi quả đạt tiêu chuẩn cho thu hoạch theo đúng mục đích sử dụng, tiến hành thu hoạch theo các nguyên tắc như: Thu đúng lúc, đúng lứa quả, thu vào buổi sáng sớm hay chiều mát, với dưa chuột quả nhỏ và dưa chuột bao tử thì khi quả rộ phải thu hoạch 2 lần/ngày. Tránh không để quả dập nát, khi thu phải đựng vào các thùng, hộp sạch, bảo quản nơi thoáng mát và đưa đi tiêu thụ ngay.