Hiện tượng tảo lam trong ao nuôi tôm sú
Được đăng : 13-12-2016 13:53:20
Trong các mô hình nuôi tôm sú, đặc biệt là mô hình nuôi tôm bán công nghiệp (bán thâm canh) và nuôi tôm công nghiệp (thâm canh), mật độ nuôi tôm dày, sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên và các loại thuốc, men sinh học thường xuyên. Sau một thời gian nuôi, thường từ cuối tháng nuôi thứ 2 trở đi, ao nuôi bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng như màu nước ao nuôi trở nên xanh đậm hoặc xanh đen, độ trong dưới mức 25cm, điều này với tôm nuôi là một trở ngại rất lớn. Trong ao nuôi kèm theo hiện tượng tảo lam (màu nước xanh lam) xuất hiện ngày càng dày đặc, các dề bùn (lab lab) nổi lên từng mảng. Nước ao nuôi trở nên keo, đặc quánh, đôi khi kèm theo hiện tượng rong nhớt, rong đáy xuất hiện với mật độ cao. Tôm nuôi có hiện tượng dơ mang, đen mang. Vỏ tôm mềm trong thời gian kéo dài. Các vấn đề trên trực tiếp ảnh hưởng tôm nuôi trong ao, thông qua dinh dưỡng, tăng trưởng, đồng đều, sức đề kháng và dịch bệnh… Có thể nói, nguồn gốc căn cơ của vấn đề trên, trước tiên bắt đầu từ khâu cải tạo ao nuôi ban đầu, thể hiện nhiều sự bất cập. Công tác sên..
Trong các mô hình nuôi tôm sú, đặc biệt là mô hình nuôi tôm bán công nghiệp (bán thâm canh) và nuôi tôm công nghiệp (thâm canh), mật độ nuôi tôm dày, sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên và các loại thuốc, men sinh học thường xuyên. Sau một thời gian nuôi, thường từ cuối tháng nuôi thứ 2 trở đi, ao nuôi bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng như màu nước ao nuôi trở nên xanh đậm hoặc xanh đen, độ trong dưới mức 25cm, điều này với tôm nuôi là một trở ngại rất lớn. Trong ao nuôi kèm theo hiện tượng tảo lam (màu nước xanh lam) xuất hiện ngày càng dày đặc, các dề bùn (lab lab) nổi lên từng mảng. Nước ao nuôi trở nên keo, đặc quánh, đôi khi kèm theo hiện tượng rong nhớt, rong đáy xuất hiện với mật độ cao. Tôm nuôi có hiện tượng dơ mang, đen mang. Vỏ tôm mềm trong thời gian kéo dài. Các vấn đề trên trực tiếp ảnh hưởng tôm nuôi trong ao, thông qua dinh dưỡng, tăng trưởng, đồng đều, sức đề kháng và dịch bệnh… Có thể nói, nguồn gốc căn cơ của vấn đề trên, trước tiên bắt đầu từ khâu cải tạo ao nuôi ban đầu, thể hiện nhiều sự bất cập. Công tác sên vét bùn đáy, thụt rửa, vệ sinh ao nuôi, thực hiện sơ sài, không đúng yêu cầu kỹ thuật tương ứng với qui trình nuôi. Lượng bùn đáy trong ao nuôi còn quá nhiều, nơi đây chứa rất nhiều khí độc như NH3, H2S, NO2 và các mầm mống gây bệnh như vi khuẩn, virus, trùng khí sinh…Ngòai ra, khâu gây nuôi màu nước không đúng loại phân yêu cầu, không khịp thời, để ao quá trong trong một thời gian khá dài. Khi độ trong lớn, ánh sáng mặt trời đi xuyên qua tầng nước, chiếu thẳng xuống đáy, kích thích rong đáy, tảo lam, rong nhớt phát triển mạnh. Và, việc cho tôm ăn và quản lý thức ăn, người nuôi tôm thường máy móc khi cho tôm ăn, vô tư vung rải thức ăn, để thực hiện xong nhiệm vụ cho tôm ăn. Nhưng, ít khi quan tâm đến chất lượng nền đáy ao nuôi, chỗ nào sạch, nơi nào ô nhiễm, vùng nào tôm sinh sống. Ít quan tâm đến diễn biến các yếu tố môi trường ao nuôi, như độ trong, độ phèn, oxy, nhiệt độ, độ mặn… diễn biến như thế nào. Không quan tâm đến yếu tố thời tiết, mùa vụ nuôi. Nuôi tôm trong mùa mưa, khi đô mặn giảm thấp, các yếu tố môi trường khác trong ao nuôi biến động liên tục, sẽ làm vỏ tôm mềm kinh niên. Việc dùng vó (sàng ăn) chưa được áp dụng đúng mục đích, việc kiểm tra tình trạng tôm nuôi, môi trường, nền đáy… thông qua sàng ăn còn chiếu lệ, trễ mảng. Thường lạm dụng trong việc dùng thuốc, hóa chất, các loại chế phẩm, các loại men, dầu, đánh thẳng xuống môi trường hay trộn qua thức ăn. Góp phần rất lớn trong việc gia tăng chất hữu cơ không cần thiết trong ao nuôi. Trong quá trình nuôi, phân tôm, xác tôm chết, thức ăn dư thừa, xác tảo - rong tàn, lụi, thuốc - hóa chất, chế phẩm, tất cả những nhân tố này là nguồn nguyên liệu phong phú, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển dày đặc của tảo lam trong ao nuôi. Khi tảo lam phát triển trong ao nuôi, là dấu hiệu cho thấy nền đáy ao nuôi đã quá dơ bẩn, môi trường nước ao nuôi đã ô nhiễm khá nặng, các thông số môi trường đang biến động rất lớn. Sự xuất hiện của tảo lam, làm độ phèn (PH) ao nuôi tăng cao, khi tảo tàn, lắng xuống đáy ao, tích tụ dần, thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn và nguy hiểm hơn, khí độc sinh ra với cường độ nhiều hơn. Nhằm hạn chế chủ động những tác hại do tảo lam gây ra, ngay từ khi bắt đầu vụ nuôi, nên quan tâm đến việc cải tạo và xử lý ao nuôi. Gây nuôi màu nước kỹ trước khi thả tôm. Cho tôm ăn nên theo nguyên tắc: định tính, định lượng, định vị, định thời, định lần, thành phần… Lưu ý đến diễn biến môi trường ao nuôi, trạng thái tôm nuôi, thời tiết, khí hậu, giai đoạn nuôi… mà chủ động điều chỉnh cho phù hợp. Để các mô hình nuôi tôm sú thực sự hiệu quả, an toàn, bề vững, bà con chỉ nên nuôi tôm chính vụ, thực hiện nghiêm túc các công đoạn trong qui trình kỹ thuật nuôi, quản lý thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc - hóa chất, chủ động điều tiết môi trường.