Hộ gia đình đi đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống của nhân dân ta. Nhưng từ bao đời nay, các giống lợn nội của ta đều thiên về hướng mỡ. Ngày nay, mức sống xã hội đã được cải thiện nên thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo, thị trường cần thịt lợn nhiều nạc, ít mỡ. Xuất phát từ thực tế trên, năm 2007 được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ về kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng và triển khai mô hình "chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường" tại xã Ỷ La và Nông Tiến, thị xã Tuyên Quang với qui mô 125 con với 13 hộ tham gia. Trong đó có hộ gia đình anh Nguyễn Văn Điển và chị Vũ Thị Hương - xóm 15, xã Nông Tiến. Đây là một hộ có nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi lợn từ trước đến nay, nhưng chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt. Mỗi năm gia đình anh chị xuất chuồng trên 35 tấn lợn thịt (một..

Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống của nhân dân ta. Nhưng từ bao đời nay, các giống lợn nội của ta đều thiên về hướng mỡ. Ngày nay, mức sống xã hội đã được cải thiện nên thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo, thị trường cần thịt lợn nhiều nạc, ít mỡ. Xuất phát từ thực tế trên, năm 2007 được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ về kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng và triển khai mô hình "chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường" tại xã Ỷ La và Nông Tiến, thị xã Tuyên Quang với qui mô 125 con với 13 hộ tham gia. Trong đó có hộ gia đình anh Nguyễn Văn Điển và chị Vũ Thị Hương - xóm 15, xã Nông Tiến. Đây là một hộ có nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi lợn từ trước đến nay, nhưng chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt. Mỗi năm gia đình anh chị xuất chuồng trên 35 tấn lợn thịt (một năm xuất chuồng 4 lứa, mỗi lứa 100 con). Hiện nay trong chuồng nhà anh chị đang có 100 con lợn thịt chuẩn bị xuất chuồng và 10 con lợn nái lai F1 sinh sản của mô hình. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, gia đình chị đã xử lý phân và chất thải bằng hệ thống Biogas vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa có chất đốt phục vụ cho gia đình.
Chị tâm sự "Trước đây cũng như các hộ gia đình khác, muốn chăn nuôi lợn thịt thì cứ phải đi tìm mua con giống ở khắp mọi nơi, ai mách ở đâu có lợn con là đến đó bắt, có những khi khan hiếm lợn giống gia đình tôi phải về tận Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội... để mua, vừa vất vả, con giống không đảm bảo tiêu chuẩn, vừa không an toàn dịch bệnh". Đang lúc chưa biết phải thay đổi phương thức chăn nuôi như thế nào cho phù hợp thì được cán bộ Khuyến nông phụ trách xã Nông Tiến cho biết Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Ỷ La và xã Nông Tiến, gia đình chị đã làm đơn và xin đăng ký tham gia mô hình v à được nuôi 10 con lợn nái hướng nạc. Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, anh chị đã được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng theo từng giai đoạn, nhất là thời kỳ phối giống và khi lợn đẻ, đặc biệt là việc chuẩn bị ô úm cho lợn con khi thời tiết rét đậm, rét hại. Ngoài ra, chị còn được đi tham quan, học tập kinh nghiệm của các hộ nuôi lợn ở Hà Tây. Đến nay đàn lợn mô hình của gia đình anh chị Hương có 7 con đã đẻ lứa đầu, với số con sinh ra trung bình là 12 con/lứa (con đẻ nhiều là 14 con; con đẻ ít là 10 con). Đàn con đẻ ra có 75% máu ngoại, tỷ lệ nạc cao, lợn tăng trọng nhanh và được thị trường ưa chuộng. Với kết quả bước đầu như vậy gia đình anh chị rất vui, và phấn khởi vì đây là một hướng đi mới có hiệu quả. Đã có nhiều hộ trong và ngoài xã đến thăm quan mô hình chăn nuôi của gia đình anh chị và một số hộ đã học tập làm theo.
Từ hiệu quả bước đầu của mô hình đem lại đã thúc đẩy anh chị mạnh dạn xây dựng dự án phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt với qui mô 100 lợn nái lai F1, 500 đến 600 lợn thịt, nhằm cung cấp con giống cũng như sản phẩm thịt chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng./.