Hướng tới mô hình nuôi tôm bền vững 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Ý tưởng về đề tài "Ứng dụng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi đơn tính trong môi trường có độ mặn thấp" được kỹ sư Tiền Hải Lý ấp ủ từ hai năm trước, khi anh có dịp tháp tùng đoàn cán bộ tỉnh Bạc Liêu tham quan các mô hìnhnuôit ôm ở Thái Lan. Đề tài này được xây dựng bằng thâm niên nhiều năm gắn bó với đồng đất Bạc Liêu của người chủ nhiệm và kế thừa thành tựu khoa học của các đồng nghiệp trong và ngoài nước , tiêu biểu là tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm bền vững: sử dụng chế phẩm sinh học, ao lắng và công nghệ "nước xanh" thuộc chương trình thử nghiệm phương pháp xử lý sinh học trong nuôi trồng thủy sản tại Philippines.Mô hình càng trở nên cấp thiết trước xu hướng rủi ro ngày một cao của nghề nuôi tôm, nhất là trong điều kiện thủy văn, khí hậu đặc thù của Bạc Liêu: độ mặn dao động rất lớn giữa hai mùa mưa - nắng, tôm nuôi dễ bị sốc và chết hàng loạt. Ông chủ nhiệm đề tài lý giải: "Cá rô phi đơn tính là đối tượng xuất khẩu và là loài cá sử dụng rất tốt mùn bã hữu cơ có trong môi trường nước. Mặt khác, mô hình này hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi để tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra sản phẩm an toàn cho tiêu dùng và xuất khẩu." Cũng theo kỹ sư Lý, đây là mô hình sản xuất theo qui trình khép kín, đảm bảo an toàn cho con tôm trong điều kiện vùng nuôi bị dịch bệnh...Có mặt tại mô hình trình diễn vào thời điểm..

Ý tưởng về đề tài "Ứng dụng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi đơn tính trong môi trường có độ mặn thấp" được kỹ sư Tiền Hải Lý ấp ủ từ hai năm trước, khi anh có dịp tháp tùng đoàn cán bộ tỉnh Bạc Liêu tham quan các mô hìnhnuôit ôm ở Thái Lan. Đề tài này được xây dựng bằng thâm niên nhiều năm gắn bó với đồng đất Bạc Liêu của người chủ nhiệm và kế thừa thành tựu khoa học của các đồng nghiệp trong và ngoài nước , tiêu biểu là tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm bền vững: sử dụng chế phẩm sinh học, ao lắng và công nghệ "nước xanh" thuộc chương trình thử nghiệm phương pháp xử lý sinh học trong nuôi trồng thủy sản tại Philippines.
Mô hình càng trở nên cấp thiết trước xu hướng rủi ro ngày một cao của nghề nuôi tôm, nhất là trong điều kiện thủy văn, khí hậu đặc thù của Bạc Liêu: độ mặn dao động rất lớn giữa hai mùa mưa - nắng, tôm nuôi dễ bị sốc và chết hàng loạt. Ông chủ nhiệm đề tài lý giải: "Cá rô phi đơn tính là đối tượng xuất khẩu và là loài cá sử dụng rất tốt mùn bã hữu cơ có trong môi trường nước. Mặt khác, mô hình này hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi để tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra sản phẩm an toàn cho tiêu dùng và xuất khẩu." Cũng theo kỹ sư Lý, đây là mô hình sản xuất theo qui trình khép kín, đảm bảo an toàn cho con tôm trong điều kiện vùng nuôi bị dịch bệnh...
Có mặt tại mô hình trình diễn vào thời điểm thu hoạch, chúng tôi nhận thấy những ý tưởng của đề tài đã trở thành hiện thực. Khi rút cạn nước, đáy ao nuôi tôm kết hợp với cá khá sạch, hầu như không có rong và tạp chất; trong khi ở ao đối chứng bên cạnh rong tấp vào thành ao thành từng giề đem sẫm, thoảng mùi hôi.
Anh Cao Thiện Tùng (32 tuổi con trai út của ông Chiếu) vừa thả mớ cá điêu hồng vào ao lắng, vừa giải thích: "Ao chuyên tôm phải xài thuốc xử lý đáy ao vẫn không sạch. Nuôi thêm cá mình đở tốn chi phí xử lý nước, môi trường được cải tạo tự nhiên, đáy ao sạch lại giảm chi phí khoảng 10%". Dưới góc độ cơ quan chủ quản, ông Phan Duy Tuyên - giám đốc Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Bạc Liêu nhận định: "Trên thế gới mô hình này không phải là mới. Ở VN cũng có một hai nơi áp dụng rồi. Riêng địa bàn tỉnh Bạc Liêu phải nói đây là lần đầu tiên thực hiện và thành công".
Một ưu điểm khác không thể không đề cập của mô hình trên là khả năng tận dụng diện tích mặt nước ao lắng trong mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Dành đất thiết kế ap lắng, lọc nước là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với qui mô nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Dù vậy, thuyết phục nông dân "bỏ không" vài trăm mét vuông là chuyện .... khá đâu đầu. Thế nhưng, với thao tác đưa thêm một vật nuôi có giá trị kinh tế như cá điêu hồng vào đây, mọi chuyện có vẻ đơn giản. Nó không chỉ "dọn" sạch ôi trường ao lắng mà còn là một nguồn thu phụ đáng kể.
Theo kế hoạch mô hình nuôi tôm sú kết hợp cá điêu hồng cần thêm hai vụ nuôi trong môi trường độ mặn thấp (dưới 15‰) mới có đủ dữ liệu cho những kết luận khoa học làm cơ sở để nhân rộng. Tuy nhiên, từ thành công của vụ nuôi đầu tiên trong môi trường độ mặn cao hơn, mọi chuyện có vẻ đã ngã ngũ.
Tại thời điểm thu hoạch tôm, cá điêu hồng cân nặng 250-300gam/con, tỉ lệ sống khoảng 80%. Số cá này được chuyển qua ao lắng nuôi tiếp, có thể đạt trọng lượng 0,5kg sau một tháng chăm sóc, cho sản lượng khoảng 3 tấn cá thương phẩm. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề tiêu thụ cá, hầu hết... những người trong cuộc đều lơ mơ.
Anh Cao Thiện Tùng cho biết: "Giống cá này mới đêm về nuôi vùng Bạc Liêu, thị trường ở đây chưa có ai mua bán. Nghe nói ở TpHCM có giá 20.000 - 25.000 đồng/kg nhưng phải giao tận nơi, hơi khó. Vựa tôm ở đây cũng có dặn rồi, chưa biết giá cả thế nào...". Quan điểm của anh và những người trong gia đình đều thống nhất đây chỉ là sản phẩm phụ, không quan trọng lắm. Với mức giá nhỉnh hon các loại cá tiêu dùng thông thường khác, họ cũng có thêm vài chục triệu đồng.
Tuy nhiên, qua chúng tôi tìm hiểu cá điêu hồng thương phẩm cao hơn nhiều. Ông Nguyễn Quốc Khàn, phó giám đốc nhà hàng khách sạn Bạc Liêu, cho biết loại cá này đã được đưa vào thực đơn của đơn vị từ hai năm nay nhưng phải tìm mua ở Tp. HCM. Cá điêu hồng tươi sống có thể chế biến nhiều món ăn ngon (chấm mù tạt, chiên xù, xốt cà...) được thực khách ưa chuộng. Có ngày nhà hàng Bạc Liêu tiêu thụ 40-50kg cá nguyên liệu. Từ đầu năm nay đơn vị này mới tìm được đầu mối cung cấp cá ở Cần Thơ với giá 50.000 đồng/kg. Cũng theo ông Khàn, hiện nay hầu hết các nhà hàng lớn ở Bạc Liêu đề có các món ăn chế biến từ cá điêu hồng.
Như vậy vấn đề tiêu thụ cá điêu hồng điều mà khi phác thảo đề tài ông chủ nhiệm đã không tính tới - xem chừng đã được giải quyết. Tuy nhiên, một khi mô hình sản xuất này được người dân ưa chuộng, nhân rộng với qui mô lớn, sã rất nguy hiểm nếu không kịp thời tính chuyện qui hoạch về diện tích, sản lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm ngay từ bây giờ. Qua thực tiễn sản xuất tại Bạc Liêu và các tỉnh lân cận, bài học từ cảnh "dội chợ, mất giá" củ hạt muối, cây mía, bồn bồn ... không phải là chuyện hồi... năm thìn bão lụt.