Kinh nghiệm xử lý chanh ra hoa trái vụ
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Chanh có thể ra trái quanh năm, nhưng thường tập trung vào tháng mùa mưa khoảng tháng 5 - 6 âm lịch (ÂL). Chanh ra trái rộ nên giá thường thấp. Để tăng hiệu quả kinh tế, anh Nguyễn Văn Bảy ở ấp Hoà Lợi, xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã có cách xử lý chanh ra hoa sớm rất thành công.Vào khoảng tháng 3- 4 ÂL (sau thu hoạch), anh tiến hành tỉa..
Chanh có thể ra trái quanh năm, nhưng thường tập trung vào tháng mùa mưa khoảng tháng 5 - 6 âm lịch (ÂL). Chanh ra trái rộ nên giá thường thấp. Để tăng hiệu quả kinh tế, anh Nguyễn Văn Bảy ở ấp Hoà Lợi, xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã có cách xử lý chanh ra hoa sớm rất thành công.
Vào khoảng tháng 3- 4 ÂL (sau thu hoạch), anh tiến hành tỉa bỏ cành già, hư xấu; đồng thời phát quang cây che bóng để vườn chanh thông thoáng, sau đó bón phân để cây mau hồi phục. Giai đoạn này, anh Bảy bón phân hữu cơ như phân bò hoai: bón 20- 30kg phân bò + phân lân hữu cơ Covac (1-2kg)/cây, áp dụng cho cây 5-7 năm tuổi, hoặc sử dụng phân hữu cơ Ba Lá Xanh.
Hai tháng sau (tháng 6 ÂL) bón phân đợt hai cho cây: sử dụng phân NPK 16-16-8-13S, liều lượng 200- 500g/cây.
Vào tháng 7 ÂL, hái bỏ những trái rải rác trên cây, chỉ để những trái sắp thu hoạch với lượng không quá 10% so với tổng số trái cây. Sang tháng 8 ÂL, chủ động điều chỉnh nguồn nước ra vào vườn thích hợp, tránh để vườn bị ẩm, cây sẽ không đủ khả năng ra hoa.
Để thúc chanh ra hoa, từ 10-8 đến 20-8 ÂL, bón phân Đầu trâu AT2 với lượng 1kg/cây, phân urê 200g/cây. Lưu ý bón cách gốc 50cm.
Khi chanh ra hoa và đậu trái bằng đầu đũa, anh Bảy tiếp tục bón phân dưỡng trái NPK 16-16-8-13S khoảng 300g/cây. Trước khi thu hoạch một tháng bón thêm NPK 20-20-15, bón 200g/cây.