Kinh tế trang trại ở Cà Mau
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững, những năm qua tỉnh Cà Mau đã có nhiều chính sách trợ giúp kinh tế trang trại (KTTT). Đây cũng là loại hình phù hợp để có nông sản chất lượng cao.Cà Mau hiện có khoảng 2.500 trang trại đạt tiêu chí nhưng mới có trên 600 trang trại được công nhận. KTTT không chỉ huy động được nguồn vốn trong dân, mở rộng diện tích đất sản xuất mà còn tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hàng hóa nông - thủy sản làm ra ổn định với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và đảm bảo cung ứng cho xuất khẩu.KTTT là hình thức tổ chức sản xuất dựa vào gia đình, tập thể nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất. Các trang..
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững, những năm qua tỉnh Cà Mau đã có nhiều chính sách trợ giúp kinh tế trang trại (KTTT). Đây cũng là loại hình phù hợp để có nông sản chất lượng cao.
Cà Mau hiện có khoảng 2.500 trang trại đạt tiêu chí nhưng mới có trên 600 trang trại được công nhận. KTTT không chỉ huy động được nguồn vốn trong dân, mở rộng diện tích đất sản xuất mà còn tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hàng hóa nông - thủy sản làm ra ổn định với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và đảm bảo cung ứng cho xuất khẩu.
KTTT là hình thức tổ chức sản xuất dựa vào gia đình, tập thể nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất. Các trang trại thường thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, đa cây đa con, kinh doanh tổng hợp để đa dạng hoá nguồn thu nhập. Điển hình như mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của các ông Nguyễn Hùng Anh, Phạm Thanh Vân ở xã Việt Thắng (huyện Phú Tân); mô hình lúa - cá, cá - màu của ông Phạm Văn Thật ở xã Tân Lộc (huyện Thới Bình).
Ông Vân cho biết, ngoài 3, 5ha nuôi tôm quảng canh cải tiến cho năng suất cao, ông còn nuôi thêm cua, cá chẽm, cá kèo... Trên vườn, bờ vuông (ao), ông trồng chuối, các loại cây ăn quả... Thu nhập bình quân của gia đình đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Mô hình tổng hợp lúa-cá, lúa-màu của ông Phạm Văn Thật ở Tân Lộc (Thới Bình) cũng được đánh giá rất cao về tính hiệu quả và bền vững. Với 3ha đất, ông Thật chia thành hai phần: lúa-màu (1ha); lúa-cá (2ha). Phần lúa -màu, hằng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, ông tiến hành trồng dưa hấu. Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn đầu tư, hỗ trợ ông trồng dưa hấu sử dụng màng phủ nông nghiệp, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất. Phần lúa - cá, ông đào 12 ao nuôi cá chình, cá bống tượng, cá thác lác. Cá được thả ra ruộng lúa để tự tìm thức ăn, khi nước cạn, thu hoạch lúa, đưa cá về ao chứa nên cá lớn rất nhanh, hao hụt không đáng kể. Với mô hình tổng hợp lúa - cá, lúa - màu, mỗi năm gia đình ông có thu 400 - 500 triệu đồng.
Ông Phùng Hữu Thi, Phó chi cục trưởng Chi cục Hợp tác xã và PTNT Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, KTTT ở Cà Mau luôn phát huy hiệu quả, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế ngư -nông -lâm nghiệp ở nông thôn. Bước đầu đã tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, ổn định, có chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, KTTT vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư, con - cây giống nên khi đầu tư vào phát triển mô hình, chi phí rất cao. Sản phẩm làm ra lại bị tư thương ép giá”. Với những khó khăn hiện tại, các hộ làm KTTT hy vọng thời gian tới, Nhà nước có chính sách đầu tư hợp lý, cũng như tập huấn phổ biến kiến thức kỹ thuật, kỹ năng quản lý để người dân chủ động sản xuất hiệu quả hơn.