Kỹ thuật bón phân tốt nhất
Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Để phòng trừ dịch hại cho cây trồng người ta tiến hành nhiều biện pháp song song trong canh tác. Bón phân cân đối chỉ là một phần của biện pháp canh tách bảo vệ dịch hại. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho bạn quy trình canh tác bảo vệ thực vật trên cây lúa và cây rau họ thập tự (bao gồm cả phần bón phân cho lúa, rau để phòng trừ dịch hại).1.Biện pháp canh tác bảo vệ thực vật trên lúa:- Cày lật đất ngay sau khi thu hoạch lúa để vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ, vùi lấp mọi tàn dư rơm rạ vụ trước nhằm tiêu diệt những sâu non, nhộng của các sâu đục thân lúa trong rạ, gốc rạ, cùng các nguồn bệnh đạo ôn, khô vằn, đồng thời tiêu diệt lúa chét là nơi cư trú và là nguồn thức ăn của nhiều loại sâu hại lúa.- Dùng giống kháng rầy nâu (CR 203, IR- 36…) và kháng bệnh đạo ông, bạc lá (C-7, X-21…).- Luân canh cây lúa nước với cây trồng cạn như ngô rau, họ thập tự, đậu đỗ, lạc, bông… để ngắt quãng nguồn thức ăn của các sâu bệnh chính hại lúa.- Gieo cấy thời vụ sớm thích hợp với từng đại phương và đồng loạt để rút ngắn thời gian một vụ lúa trên đồng..
Để phòng trừ dịch hại cho cây trồng người ta tiến hành nhiều biện pháp song song trong canh tác. Bón phân cân đối chỉ là một phần của biện pháp canh tách bảo vệ dịch hại. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho bạn quy trình canh tác bảo vệ thực vật trên cây lúa và cây rau họ thập tự (bao gồm cả phần bón phân cho lúa, rau để phòng trừ dịch hại).
1.Biện pháp canh tác bảo vệ thực vật trên lúa:
- Cày lật đất ngay sau khi thu hoạch lúa để vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ, vùi lấp mọi tàn dư rơm rạ vụ trước nhằm tiêu diệt những sâu non, nhộng của các sâu đục thân lúa trong rạ, gốc rạ, cùng các nguồn bệnh đạo ôn, khô vằn, đồng thời tiêu diệt lúa chét là nơi cư trú và là nguồn thức ăn của nhiều loại sâu hại lúa.
- Dùng giống kháng rầy nâu (CR 203, IR- 36…) và kháng bệnh đạo ông, bạc lá (C-7, X-21…).
- Luân canh cây lúa nước với cây trồng cạn như ngô rau, họ thập tự, đậu đỗ, lạc, bông… để ngắt quãng nguồn thức ăn của các sâu bệnh chính hại lúa.
- Gieo cấy thời vụ sớm thích hợp với từng đại phương và đồng loạt để rút ngắn thời gian một vụ lúa trên đồng nhằm tạo điều kiện không thuận lợi cho sự tích luỹ quần thể sâu bệnh chính hại lúa.
- Ở vùng có dịch bệnh đạo ôn, phải mở rộng diện tích cấy lúa xuân chính vụ và lúa mùa sớm.
- Gieo cấy mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh giao cấy quá dày sẽ tạo điều kiện cho bệnh khô vằn, rầy nâu… phát triển mạnh.
- Dùng giống ngắn ngày cấy trong vụ mùa sớm để tránh sâu đục thân, sâu cắn gié (ở vùng thường có dịch hại của sâu này) và giống cực ngắn để tránh rầy nâu (ở vùng có dịch rầy nâu).
- Bón phân cân đối giữ NPK kết hợp với phân hữu cơ. Không bón đạm muộn để tránh tác hại của bệnh đạo ôn và khô vằn. Khi lúa bị bệnh đạo ôn ngừng bón phân đạm, không bón phân kali để tránh bệnh tăng lên nhanh.
- Giữ cho ruộng lúa luôn đủ nước trong thời gian sinh trưởng của cây lúa. Khi lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn và khô vằn thì không được tháo bỏ nước mà phải giữ cho ruộng có một lớp nước 5-10cm. Khi bị sâu phao và rầy nâu hại nặng có thể tháo nước phơi ruộng một vài ngày.
- Để trừ bọ xít dài có thể trồng giống lúa ngắn ngày hoặc gieo ở thời vụ sớm một diện thích nhỏ nhằm thu hút, tập trung bọ xít lại để tiêu diệt.
2.Biện pháp canh tác bảo vệ thực vật trên rau họ thập tự
- Làm đất kỹ, tơi nhỏ để tạo điều kiện thoáng khí, lên luống cao hợp lý để tránh úng nước. Làm như vậy có ý nghĩa hạn chế sự phát triển của một số bệnh hại rễ cây rau thập tự và bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Dọn sạch cỏ và các loại tàn dư thực vật trước khi gieo trồng rau thập tự.
- Luân canh rau thập tự với lúa nước là biện pháp hữu hiệu để hạn chế sâu bệnh hại rau thập tự.
- Trồng xen bắp cải với cà chua (cứ 2 luống bắp cải thì xen 1 luống cà chua) rất có ý nghĩa để trừ sâu tơ. Có thể xem cây rau thập tự với các loại cây trồng khác để tạo sự đa dạng cây trồng nhằm tăng cường những hoạt động hữu ích của hệ thiên địch tự nhiên, góp phần hạn chế số lượng sâu hại rau thập tự.
- Bón phân hóa học cân đối hợp lý kết hợp dùng phân hữu cơ hoai mục (không dùng phân tươi) để giúp cây rau sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức để kháng đối với tác động của dịch hại.
- Tưới nước hợp lý, nên tưới theo kiểu phun mưa vào khoảng thời gian từ lúc hoàng hôn đến tối để cản trở sự giao phối và đẻ trứng của bướm sâu tơ.
- Trồng cây bẫy để thu hút để thu hút sâu tơ, có thể dùng cây cải mù tạt làm cây bẫy. Khi sâu tơ tập trung trên cây cải mù tạt thì tiêu diệt bằng cách phun thuốc và nhổ bỏ tiêu hủy cây cải mù tạt.
- Nhổ bỏ cây cải bị bệnh hoặc rệp muội hại nặng và mang ra khỏi ruộng rau để tiêu hủy chúng. Sau khi thu hoạch cần thu dọn sạch các tàn dư và tiêu hủy chúng để tiêu hủy chúng để hạn chế nguồn sâu bệnh cho rau thời vụ sau.