Kỹ thuật canh tác trên đất dốc
Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
Dựa vào quan niệm lâu đời của nông dân vùng cao và quan điểm đổi mới trong sử dụng và quản lý đất dốc. Những tiến bộ mới trong canh tác và bảo vệ đất dốc đã tự khẳng định tính ưu việt của nó và được đông đảo nông dân các dân tộc vùng cao chấp nhận, nhân rộng với tốc độ nhanh.Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá không canh tác được có thể dùng các loài cây hoang dại, ngắn ngày, chống chịu tốt, đa chức năng, có triển vọng áp dụng để cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi như: đại mạch, cao lương, đậu tương lông. Các loại cỏ tín hiệu, cỏ lông ẩm, cỏ lông Ruzi có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng phá vỡ lớp đất rắn bề mặt và khi phân huỷ sẽ làm cho đất tơi xốp hơn. Khả năng chịu lạnh khá tốt, vì vậy sẽ là nguồn thức ăn quý cho gia súc trong mùa khô.Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặtPhủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việc tránh tiếp xúc trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt. Ngoài ra còn làm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất. Độ xốp của đất được cải thiện nhanh từ đó làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước của đất, tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt. Che phủ đất cũng góp..
Dựa vào quan niệm lâu đời của nông dân vùng cao và quan điểm đổi mới trong sử dụng và quản lý đất dốc. Những tiến bộ mới trong canh tác và bảo vệ đất dốc đã tự khẳng định tính ưu việt của nó và được đông đảo nông dân các dân tộc vùng cao chấp nhận, nhân rộng với tốc độ nhanh.
Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá không canh tác được có thể dùng các loài cây hoang dại, ngắn ngày, chống chịu tốt, đa chức năng, có triển vọng áp dụng để cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi như: đại mạch, cao lương, đậu tương lông. Các loại cỏ tín hiệu, cỏ lông ẩm, cỏ lông Ruzi có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng phá vỡ lớp đất rắn bề mặt và khi phân huỷ sẽ làm cho đất tơi xốp hơn. Khả năng chịu lạnh khá tốt, vì vậy sẽ là nguồn thức ăn quý cho gia súc trong mùa khô.
Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt
Phủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việc tránh tiếp xúc trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt. Ngoài ra còn làm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất. Độ xốp của đất được cải thiện nhanh từ đó làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước của đất, tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt. Che phủ đất cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua việc chống xói mòn rửa trôi đất, tăng dung tích hấp thụ của đất. Một tác dụng quan trọng nữa là hạn chế gần như tuyệt đối cỏ dại cạnh tranh với cây trồng, từ đó giảm công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây trồng.
Vật liệu dùng để che phủ rất đơn giản và dễ kiếm: Sản phẩm phụ sau thu hoạch (rơm, rạ, thân cây…), các loại cỏ, cây hoang dại, ưu tiên các loại cây hoang dại, bán hoang dại và các loại cây đã thích nghi cao.
Từ thực nghiệm quay mô nhỏ, kỹ thuật che phủ đất dốc bằng tàn dư thực vật đã và đang được phổ biến rộng rãi, được bà con các dân tộc miền núi phía Bắc áp dụng có hiệu quả.
Tạo lớp che phủ đất bằng lớp thực vật sống.
Cây lạc dại là cây họ đậu sinh trưởng vô hại, có tác dụng che phủ chống xói mòn đất dốc, cho sinh khối lớn, làm thức ăn gia súc và làm chất hữu cơ giàu đạm cải tạo đất, rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất.
Lạc dại sinh trưởng quanh năm, nhờ thảm lạc dại che phủ mà hạn chế được xói mòn đất, khả năng giữ độ ẩm và độ phì đất được cải thiện rõ rệt, năng suất tăng 25% so với đối chứng (đối với cây mận được che phủ ở Mộc Châu, Sơn La), đặc biệt quả to hơn và sáng hơn. Ngoài ra, còn thu hoạch được 100 tấn xơ/ha/năm làm thức ăn chăn nuôi là chất hữu cơ cải tạo đất.
Một số cây họ đậu khác như đậu mèo, đậu gạo…cũng được dùng để che phủ đất dốc nhằm cải thiện cấu trúc lý tính của đất, hoạt hoá hệ sinh vật và vi sinh vật trong đất và làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, cần dựa vào mùa vụ và loài cây trồng để bố trí trồng cho thích hợp, giảm cạnh tranh và phát huy được tiềm năng của chúng.
Kiến thiết tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và làm đất tối thiểu
Kinh nghiệm làm ruộng bậc thang ở miền núi đã có từ lâu, nhưng chỉ áp dụng được ở nơi có tầng đất dày và độ dốc thấp cộng với đầu tư công lao động lớn. Đối với những sườn núi có độ dốc cao, tầng đất mỏng thì tạo tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và chọc lỗ gieo thẳng mà không làm đất là một kỹ thuật rất có hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ và tăng độ phì cho đất. Tiểu bậc thang được kiến tạo bề mặt từ 30-40cm và nên trồng các loại cây thích hợp để bảo vệ bờ bậc thang, có thể kết hợp trồng cỏ để làm thức ăn gia súc, trồng cây họ đậu qua đông để bảo vệ và cải tạo đất.
Trồng xen cây họ đậu vào nương sắn
Lạc hoặc đậu tương được trồng 1-2 hàng vào giữa 2 hàng sắn và được trồng cùng với sắn, thường vào tháng 2. Lạc và đậu tương sẽ thu hoạch vào tháng 6, còn sắn thu cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Trồng xen như vậy có rất nhiều tác dụng: Sau trồng lạc và đậu tương phát triển nhanh, cùng với cây sắn non tạo thành lớp thực vật che phủ dày đặc trên bề mặt đất, chống được xói mòn trong đầu mùa mưa. Cây họ đậu cũng cạnh tranh và hạn chế được cỏ dại. Khi thu hoạch lạc, đậu tương, toàn bộ thân lá, rễ phủ lại bề mặt nương sắn vừa có tác dụng che phủ chống xói mòn, vừa là nguồn hữu cơ giàu đạm cải tạo đất. Ngoài ra, nông dân lại có thêm một vụ thu hoạch vào giữa năm.