Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt và phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò cái sinh sản
Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Để đạt hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt thì có những biện pháp kỹ thuật gì? Xin mách giúp tôi phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò cái sinh sản. Xin cảm ơn chương trìnhĐiều cần chú ý khi nuôi bò thịtTrong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi ở ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là việc khôi phục và phát triển đàn bò địa phương. Ngoài ưu thế về chi phí thức ăn thấp, sử dụng thức ăn không cạnh tranh với người, giải quyết công lao động nông nhàn. Nghề nuôi bò còn có một ưu thế quan trọng là sản phẩm cuối cùng là bê và thịt có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả bảo đảm cho người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất, người chăn nuôi cần biết những yếu tố cơ bản sau:Đặc tính sinh lý:- Với bò đực: Tuổi bắt đầu phối giống từ 24 - 26 tháng tuổi và thời gian sử dụng phối giống tốt nhất là từ 2 - 6 năm tuổi.- Đối với bò cái: Tuổi thành thục sinh dục 18 - 24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau khi sinh con 60 - 70 ngày.Chọn giống:Chọn những con giống tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn gốc và tính năng SX của đời bố mẹ.Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam:- Giống bò nội: Bò vàng Việt Nam (Bosindicus)- Giống bò lai ngoại: Con lai Zêbu (nhóm bò Zêbu gồm các giống: Redsindhi, Sahiwal, Brahman đỏ, Brahman trắng, ongole).Chuồng trại:- Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập (trong chăn nuôi hộ gia đình).- Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.- Diện..
Để đạt hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt thì có những biện pháp kỹ thuật gì? Xin mách giúp tôi phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò cái sinh sản. Xin cảm ơn chương trình
Điều cần chú ý khi nuôi bò thịt
Trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi ở ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là việc khôi phục và phát triển đàn bò địa phương. Ngoài ưu thế về chi phí thức ăn thấp, sử dụng thức ăn không cạnh tranh với người, giải quyết công lao động nông nhàn. Nghề nuôi bò còn có một ưu thế quan trọng là sản phẩm cuối cùng là bê và thịt có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả bảo đảm cho người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất, người chăn nuôi cần biết những yếu tố cơ bản sau:
Đặc tính sinh lý:
- Với bò đực: Tuổi bắt đầu phối giống từ 24 - 26 tháng tuổi và thời gian sử dụng phối giống tốt nhất là từ 2 - 6 năm tuổi.
- Đối với bò cái: Tuổi thành thục sinh dục 18 - 24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau khi sinh con 60 - 70 ngày.
Chọn giống:
Chọn những con giống tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn gốc và tính năng SX của đời bố mẹ.
Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam:
- Giống bò nội: Bò vàng Việt Nam (Bosindicus)
- Giống bò lai ngoại: Con lai Zêbu (nhóm bò Zêbu gồm các giống: Redsindhi, Sahiwal, Brahman đỏ, Brahman trắng, ongole).
Chuồng trại:
- Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập (trong chăn nuôi hộ gia đình).
- Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.
- Diện tích tối thiểu: 2,5 - 3m2/con bò thịt.
- Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thức ăn.
- Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường chung quanh và lây lan cỏ dại.
Thức ăn:
- Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả...
- Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm rạ được kiềm hóa và thức ăn tinh chế chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò.
- Trong chăn nuôi bò thịt, mỗi gia đình cần dành 500 - 1.000m2 đất để trồng các loại cỏ như cỏ voi, cỏ sả, cỏ lông tây, cây bình linh... để lấy thức ăn cho bò.
Chăm sóc, nuôi dưỡng, vỗ béo:
- Bò cái chửa: Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng, đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng. Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 - 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1kg thức ăn tinh và 20 - 30g muối.
- Bò cái nuôi con : Ngoài khẩu phần trên, cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.
- Bê con: Tập cho bê con ăn cỏ khô từ tháng thứ 2, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ 4 và cai sữa từ tháng thứ 6. Khi trời nắng ấm nên cho bê con vận động tự do. Nhu cầu ăn mỗi ngày 5 - 10kg cỏ tươi, 0,2-0,3kg thức ăn tinh.
- Bê từ 6 - 24 tháng: Trường hợp nuôi chuồng phải thường xuyên cho bò, bê ra sân vận động từ 2 - 4 giờ/ngày. Nhu cầu ăn mỗi ngày: 10 - 15kg cỏ tươi và cho ăn thêm các thức ăn tận dụng khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khô, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.
- Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250-300kg lúc 24 tháng tuổi cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80 - 90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1kg/con/ngày.
Chú ý:
Muốn nuôi bò thịt có hiệu quả kinh doanh cao, người chăn nuôi phải biết tận dụng khả năng tiêu hóa thức ăn xanh thô của chúng. Cho bò ăn no, đủ cỏ tươi và các loại củ quả. Trường hợp thiếu cỏ tươi có thể thay thế:
1kg cỏ khô = 4 - 5kg cỏ tươi
1kg cỏ ủ chua, 1kg rơm ủ urê, 1kg củ quả = 2kg cỏ tươi...
Thụ tinh nhân tạo cho trâu bò
Phối giống cho trâu bò bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo có nhiều ưu điểm như:
– Khắc phục được sự chênh lệch tầm vóc khi truyền giống. Ví dụ như một bò đực Hà Lan nặng tới 1000kg thì khó có thể thụ tinh trực tiếp cho một bò cái nội chỉ khoảng 300 – 400kg.
– Giảm tốn kém so với nuôi đực giống và không phải tốn chi phí vận chuyển đực giống.
– Cần ít đực giống nên có điều kiện để chọn lọc đực giống tốt nhất cho SX tinh.
Sử dụng tinh từ đực giống đã được kiểm tra chắc chắn con sinh ra sẽ có năng suất cao như mong muốn.
– Đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền vì một bò đực tốt giống sẽ truyền giống được cho nhiều bò cái trên một khu vực rộng lớn. Tinh của bò đực ở một lần lấy tinh sau khi pha loãng làm tinh cọng rạ thì được 100 – 150 liều.
– Tránh được nguy hiểm và lo sợ khi nuôi đực giống.
– Tránh được bệnh lây lan qua đường sinh dục vì bò đực khi lấy tinh đã được kiểm tra bệnh dịch.
– Khắc phục được những hạn chế về khoảng cách và thời gian.
Tinh đông lạnh của bò có thể cất giữ được 30 năm. Trong vòng thời gian ấy có thể truyền giống cho bò cái ở bất cứ nơi nào.
– Tạo điều kiện cho việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về giống được dễ dàng.
Tuy nhiên việc thụ tinh nhân tạo cho trâu bò cũng có một số hạn chế như:
– Tỷ lệ đậu thai thấp so với phối giống tự nhiên.
– Phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, nhận thức, tập quán của người chăn nuôi.
– Phải có kỹ thuật viên gieo tinh lành nghề và nhiều kinh nghiệm.
– Phải có trung tâm nuôi dưỡng đực giống, khai thác, bảo quản và cung cấp tinh.
Các dạng tinh:
Tinh nguyên: Tinh dịch sau khi lấy từ bò đực và để nguyên đem về sử dụng.
Tinh pha: Tinh nguyên được pha với môi trường thích hợp. Có 2 dạng tinh pha là:
+ Tinh tươi: Tinh sau khi pha loãng và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
+ Tinh đông lạnh: Dạng tinh pha nhưng sau đó được làm khô đông trong điều kiện lạnh sâu (deep freezen) và bảo quản trong nitơ lỏng ở nhiệt độ âm trên 1900C. Trong điều kiện bảo quản như vậy có thể giữ tinh được vài chục năm.
Các loại tinh có trên thị trường nước ta hiện nay:
– Tinh đông viên do Trung tâm tinh đông viên Moncada SX theo công nghệ của Cu Ba gồm các loại:
+ Giống bò sữa Zêbu; tinh bò Red Sind, Sahiwal, Brahman.
+ Tinh bò thịt: Charolais.
Ngoài ra còn có tinh viên nhập từ Cu Ba ; bò sữa, bò thịt.
Tinh cọng rạ SX tại Moncada trên dây chuyền của công nghệ của Đức. Việc SX tinh viên đang được chuyển dần sang SX tinh cọng rạ.
– Tinh cọng rạ nhập: Chủ yếu là tinh bò sữa, ngoài ra còn tinh của các giống bò kiêm dụng, tinh của giống bò chuyên thịt. Các loại tinh này được nhập từ các nước: Pháp, Mỹ, Úc, New Zeland, Nhật, Hàn Quốc
Để biết thông tin chi tiết: xin liên hệ
- Bộ môn Nghiên cứu Bò - Viện Chăn nuôi
- Bộ môn Sinh sản và thụ tinh nhân tạo - Viện Chăn nuôi