Kỹ thuật chăn nuôi dê cỏ dưới tán rừng
Được đăng : 13-12-2016 13:47:28
Kỹ thuật chọn giống dê cỏ:Chọn dê cái để lấy sữa và thịt:Để có được một con dê cái tốt làm giống ta phải chọn từ đời ông bà, bố mẹ rồi đến cá thể làm giống theo các đặc điểm ngoại hình, sức lớn và sản lượng sữa. Tuy nhiên, cách thức chọn giống như vậy không dễ gì đối với người nuôi là các hộ nuôi ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, ta tạm chọn những con dê cái có những đặc điểm như sau vừa để trực tiếp sản xuất sữa, thịt vừa làm giống.Đầu to, trán giô, cổ dài, ngực to, lưng phẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông bóng mịn, bộ phận sinh dục nở nang, bốn chân cứng cáp và thẳng đứng, bầu vú nở rộng với 2 núm vú dài và đưa về phía trước, có nhiều tĩnh mạch nổi trên bầu vú.Chọn dê đực làm giống:Để chọn một con dê đực làm giống thì phải chọn ngay từ con mẹ của nó có ngoại hình to, khỏe, lượng sữa từ khá trở lên. Con dê đực được chọn làm giống có đầu ngắn và rộng, đôi tai to cân đối và dày, cổ to, ngực nở, bốn chân cứng cáp, 2 dịch hoàn to và đều đặn, khả năng phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao. Một con dê đực tốt có thể phối giống cho 5-10 con dê cái.Thức ăn cho dê cỏ:Dê cỏ ăn nhiều loại cỏ, lá và cành non của nhiều loại cây đặc biệt..
Kỹ thuật chọn giống dê cỏ:
Chọn dê cái để lấy sữa và thịt:
Để có được một con dê cái tốt làm giống ta phải chọn từ đời ông bà, bố mẹ rồi đến cá thể làm giống theo các đặc điểm ngoại hình, sức lớn và sản lượng sữa. Tuy nhiên, cách thức chọn giống như vậy không dễ gì đối với người nuôi là các hộ nuôi ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, ta tạm chọn những con dê cái có những đặc điểm như sau vừa để trực tiếp sản xuất sữa, thịt vừa làm giống.
Đầu to, trán giô, cổ dài, ngực to, lưng phẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông bóng mịn, bộ phận sinh dục nở nang, bốn chân cứng cáp và thẳng đứng, bầu vú nở rộng với 2 núm vú dài và đưa về phía trước, có nhiều tĩnh mạch nổi trên bầu vú.
Chọn dê đực làm giống:
Để chọn một con dê đực làm giống thì phải chọn ngay từ con mẹ của nó có ngoại hình to, khỏe, lượng sữa từ khá trở lên. Con dê đực được chọn làm giống có đầu ngắn và rộng, đôi tai to cân đối và dày, cổ to, ngực nở, bốn chân cứng cáp, 2 dịch hoàn to và đều đặn, khả năng phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao. Một con dê đực tốt có thể phối giống cho 5-10 con dê cái.
Thức ăn cho dê cỏ:
Dê cỏ ăn nhiều loại cỏ, lá và cành non của nhiều loại cây đặc biệt là cây họ đậu, các loại củ quả và hạt ngũ cốc, các phụ phẩm nông nghiệp. Nuôi dê theo phương thức chăn thả ban ngày, nhốt vào chuồng chiều và đêm thì mỗi ngày cho mỗi con dê ăn thêm khi đã về chuồng 1-2kg cỏ non và lá cây họ đậu, 200-300g thức ăn tổng hợp (cám gạo, bột ngô, bột săn, bột đậu tượng trộn với một chút muối) Đối với dê cái đang chửa thì tăng 1,5 lần; dê cái đang nuôi con và được vắt sữa thì tăng gấp 2-3 lần lượng thức ăn thêm đó.
Phương thức và kỹ thuật chăn nuôi dê cỏ:
Phương thức chăn nuôi dê cỏ: Đối với các hộ dân miền đồi núi, nuôi dê cỏ theo phương thức chăn thả ban ngày và lùa về nhốt vào chuồng vào ban đêm là thích hợp nhật.
Chuồng dê: Chuồng nuôi dê là một căn nhà hoặc lán trại đơn giản song phải đảm bảo tránh được mưa nắng, gió lùa. Chuồng dê cần thông thoáng, nền chuồng phẳng để dễ làm vệ sinh, có rãnh thoát nước, phân và nước tiểu.
Nuôi dưỡng dê con: Dê con lúc mới đẻ đến khi cai sữa mất chứng 3 tháng. Dê con sau khi vừa được đẻ ra cần được lau khô mình và cắt rốn cho nó rồi đặt trên ổ rơm cạnh mẹ cho bú đủ ấm áp. Thời gian 10 ngày đầu cần có nhiều chất dinh dưỡng và các kháng thể rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của dê con, tránh cho dê con suy dinh dưỡng và một số bệnh đường tiêu hóa. Giai đoạn này không nên vắt sữa dê mẹ.
Dê con từ ngày thứ 11 trở đi ngoài sữa mẹ cần tập dần cho ăn thức ăn chăn nuôi tổng hợp. Dê con theo mẹ bú sữa ban ngày, nhốt riêng và ăn thức ăn tổng hợp ban đêm để ta có thể vắt sữa dê mẹ vào buổi sáng sớm.
Nuôi dê cái sinh sản: Dê cái non phải đạt 7 tháng tuổi và có trọng lượng xấp xỉ 30kg mới cho phối giống lần đầu. Nên bỏ qua 2 lần động đực đầu tiên đến lằn thứ 3 ba mới cho phối giống. CẦn cho phối giống với dê đực tốt và không đồng huyết. Khi động đực âm hộ dê cái thường sưng đỏ lên và nó thưồng hay chồm lên lưng con đực kéo dài 2-3 ngày. Cho dê cái phối giống 2 lần, sáng sớm và chiều tà trong cùng ngày là đủ mang thai. Dê cái mang thai trung bình từ 145-155 ngày là đẻ. Khi dê cái mang thai cần tăng thêm lượng thực ăn cho dê vào ban đêm và không để dê đực chăn thả hay nhốt chung với những con đang có chửa.
Trước khi dê cái đẻ 10-15 ngày. cần phải giảm lượng thực ăn tinh và thay bằng thức ăn thô (cỏ, lá tươi). Khi dê đẻ cần được hỗ trợ cho nó dễ đẻ. Đẻ xong cho dê uống nước muối hoặc nước đường pha nhạt hơi ấm để dê khỏi khát và ăn nhau con. Cần làm vệ sinh chuồng khi dê đẻ xong.
Đối với dê cái đang nuôi con và vắt sữa hàng ngày cần tăng thêm khẩu phần thức ăn thêm trong chuồng về chiều và đêm cho dê, tăng thêm tỉ lệ chất đạm thô trong thành phần thức ăn (cám bột và các loại đậu, lạc); cho dê uống nước đủ sạch.
Nuôi dê đực giống:
Không nên chăn thả, nuôi dê đực giống chung với cả đàn dê mà nên nuôi nhốt riêng. Mỗi con dê đực giống mỗi ngày cho ăn khoảng 3,5-4,0 lá cỏ tươi, 1-1,5kg lá ngô hoặc lá đậu hoặc lá những cây họ đậu khác giàu chất đạm và 0,3-0,4kg thức ăn tinh. Những ngày dê đực phối giống cho ăn thêm 250-300 g đậu giá. Một con dê đực giống tốt, được nuôi dưỡng tốt có thể phối giống cho 10-15 con dê cái.