Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống siêu trứng
Được đăng : 13-12-2016 13:48:19
I. Công tác an toàn sinh học: Đặc điểm của gà thương phẩm giống siêu trứng có chu kỳ chăn nuôi dài từ 1-80 tuần tuổi, vì vậy người chăn nuôi phải rất coi trọng công tác vệ sinh thú y. Chuồng trại đảm bảo cao ráo thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh tiêu độc, xông sát trùng các trang thiết bị trước khi nhập gà. - Hạn chế tối đa khách tham quan và ngăn ngừa các nhân tố trung gian truyền bệnh. - Thực hiện nguyên tắc "cùng vào cùng ra" và có thời gian trống chuồng ít nhất không dưới 2 tuần trước khi nhập đàn mới. Sử dụng đầy đủ đúng quy trình vacxin phòng bệnh do công ty khuyến cáo.II. Phương pháp nuôi dưỡng thời kỳ hậu bị. Quản lý thời kỳ hậu bị tốt làm nền tảng cho năng suất trứng của đàn gà sau này. Mục tiêu của thời kỳ hậu bị yêu cầu: - Đạt được sự tăng trưởng theo trọng lượng chuẩn. - Đàn gà có tỷ lệ đồng đều cao ≥ 80 %. - Thành thục về giới tính theo đúng quy luật sinh lý của giống gà. - Khả năng bảo hộ cao, chống được các bệnh tật trong suốt thời kỳ hậu bị và thời kỳ khai thác trứng.1. Úm gà: Thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tuần a. Phòng úm gà phải đảm bảo được các điều kiện: “Sạch sẽ, khô ráo, ấm áp, chuẩn bị đủ máng ăn, máng uống, chụp sưởi". Trong 4 - 5 ngày đầu bắt buộc phải bổ sung kháng sinh, thuốc trợ lực chống stress, nên giữ ẩm độ từ 75 - 80% để tránh gà bị mất nước tuyệt đối không được để gió lùa trực tiếp vào đàn gà. b. Nhiệt độ Từ 1 - 3 tuần nên duy trì nhiệt độ phòng úm từ 28 - 300C. Từ 3 - 5 tuần .............................................. 25 - 280C. Từ 5 tuần trở lên duy trì nhiệt độ dao dộng từ 18 - 210C. Hàng ngày quan sát trạng thái hoạt động của đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, tránh tình trạng quá lạnh hoặc quá nóng.2. Nước uống. Nguồn nước uống..
I. Công tác an toàn sinh học:
Đặc điểm của gà thương phẩm giống siêu trứng có chu kỳ chăn nuôi dài từ 1-80 tuần tuổi, vì vậy người chăn nuôi phải rất coi trọng công tác vệ sinh thú y. Chuồng trại đảm bảo cao ráo thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh tiêu độc, xông sát trùng các trang thiết bị trước khi nhập gà.
- Hạn chế tối đa khách tham quan và ngăn ngừa các nhân tố trung gian truyền bệnh.
- Thực hiện nguyên tắc "cùng vào cùng ra" và có thời gian trống chuồng ít nhất không dưới 2 tuần trước khi nhập đàn mới.
Sử dụng đầy đủ đúng quy trình vacxin phòng bệnh do công ty khuyến cáo.
II. Phương pháp nuôi dưỡng thời kỳ hậu bị.
Quản lý thời kỳ hậu bị tốt làm nền tảng cho năng suất trứng của đàn gà sau này.
Mục tiêu của thời kỳ hậu bị yêu cầu:
- Đạt được sự tăng trưởng theo trọng lượng chuẩn.
- Đàn gà có tỷ lệ đồng đều cao ≥ 80 %.
- Thành thục về giới tính theo đúng quy luật sinh lý của giống gà.
- Khả năng bảo hộ cao, chống được các bệnh tật trong suốt thời kỳ hậu bị và thời kỳ khai thác trứng.
1. Úm gà: Thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tuần
a. Phòng úm gà phải đảm bảo được các điều kiện:
“Sạch sẽ, khô ráo, ấm áp, chuẩn bị đủ máng ăn, máng uống, chụp sưởi".
Trong 4 - 5 ngày đầu bắt buộc phải bổ sung kháng sinh, thuốc trợ lực chống stress, nên giữ ẩm độ từ 75 - 80% để tránh gà bị mất nước tuyệt đối không được để gió lùa trực tiếp vào đàn gà.
b. Nhiệt độ
Từ 1 - 3 tuần nên duy trì nhiệt độ phòng úm từ 28 - 300C.
Từ 3 - 5 tuần .............................................. 25 - 280C.
Từ 5 tuần trở lên duy trì nhiệt độ dao dộng từ 18 - 210C.
Hàng ngày quan sát trạng thái hoạt động của đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, tránh tình trạng quá lạnh hoặc quá nóng.
2. Nước uống.
Nguồn nước uống phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Ngày đầu tiên khi thả gà vào phòng úm phải đảm bảo gà được uống đủ nước có hoà tan đường glucoza liều 10g/ 1 lít +vitamin C 1g/ 1 lít sau đó mới cho gà ăn.
Trong thời kỳ úm mỗi máng uống / 50 gà. Máng uống được kê cao hơn lớp độn chuồng, hạn chế nước rớt ra ngoài dễ gây các bệnh về đường ruột và hô hấp.
3. Thức ăn và trọng lượng cơ thể
Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp của các hãng đang có bán trên thị trường.
Trường hợp trọng lượng của từng giai đoạn thấp hơn trọng lượng chuẩn thì có thể kéo dài chủng loại thức ăn của giai đoạn trước thêm 1 -> 2 tuần và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng.
4. Cắt mỏ
Giai đoạn gà hậu bị thường có hiện tượng mổ cắn, để khắc phục tình trạng mổ cắn nên là mỏ vào lúc 8 - 10 ngày tuổi. Tránh là mỏ sớm hoặc muộn quá gây stress.
Sau khi là mỏ nên bổ xung thêm thuốc trợ lực và đổ lượng thức ăn dày hơn hạn chế việc chảy máu ở mỏ của gà.
5. Mật độ đàn và các trang thiết bị chăn nuôi.
a. Mật độ
Mật độ đàn thay đổi theo tuổi gà, kiểu chuồng và khí hậu. Mật độ phù hợp có tác dụng tốt tới tốc độ sinh trưởng và hạn chế sự ô nhiễm. Mật độ có thể dao động từ 6 - 11 con/m2.
* Đối với chuồng nền:
- Nuôi trong chuồng kín (nhiệt độ 210C ): 10 con/m2.
- Nuôi trong chuồng hở (thông thoáng tự nhiên): 6 - 7 con/m2.
b. Trang thiết bị chăn nuôi
* Máng ăn:
- Loại máng ăn dài: 10 - 12 cm/con.
- Loại máng ăn tròn: 15 con/1 máng.
* Máng uống
- Máng uống treo: 70 con/ 1 máng.
- Máng uống núm : 8 con/1 núm.
6. Chương trình chiếu sáng
Theo 2 nguyên tắc:
- Không được tăng thời gian chiếu sáng trong suốt thời kỳ hậu bị
- Không được giảm thời gian chiếu sáng trong suốt thời kỳ gà đẻ
7. Độ đồng đều.
Độ đồng đều của đàn gà có ý nghĩa quyết định tới tỷ lệ đẻ và năng suất trứng nên yêu cầu của công tác quản lý trong thời kỳ hậu bị:
- Bố trí đủ máng ăn, máng uống.
- Tăng tốc độ rải thức ăn với thời gian ngắn nhất.
- Chọn lọc, phân loại gà ô to, ô nhỏ, ô trung bình để điều chỉnh thức ăn.
III. Phương pháp nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ.
Năng suất của thời kỳ khai thác trứng phản ánh đầy đủ kết quả quá trình quản lý và nuôi dưỡng của thời kỳ hậu bị.
1. Theo dõi thể trọng Trong những tuần đẻ đầu tiên, tốc độ tăng trọng và tỷ lệ đẻ tăng nhanh. Yêu cầu cho đàn gà ăn tự do với chất lượng thức ăn tốt.
Hàng tuần tiến hành cân trọng lượng để đánh giá công tác quản lý nuôi dưỡng.
2. Mật độ đàn.
Mật độ đàn thay đổi theo kiểu chuồng và tính chất khí hậu. Số lượng của gà vào đẻ từ 5 -> 11 con/m2. Mật độ thấp đối với khí hậu nóng, chuồng hở, nuôi trên lớp độn chuồng. Mật độ cao đối với khí hậu lạnh, chuồng kín, nuôi trên sàn.
- Mật độ đối với chuồng kín nuôi nền: 8 con/m2.
- Mật độ đối với chuồng hở: 6 con/m2.
- Mật độ nuôi lồng: 400 → 500 cm2/con → con/400 - 500 cm2.
3. Nhu cầu máng ăn và thức ăn.
Máng ăn và máng uống được bố trí xen kẽ nhau để tiện lợi cho gà ăn và uống.
Độ cao của máng ăn treo cao ngang tầm sống lưng của gà, hàng ngày việc phân phối thức ăn nên chia làm 2 lần buổi sáng sớm và chiều tối.
Dinh dưỡng trong thời kỳ khai thác trứng chia làm 2 giai đoạn:
- Từ 18 → 45 tuần tuổi: Protein 19%, năng lượng trao đổi (NLTĐ): 2850 kcal.
- Sau 45 tuần tuổi: Protein 18%, NLTĐ: 2700 - 2750 kcal.
Nên sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn bổ xung thêm canxi dưới dạng hạt đá vôi, vỏ sò có kích thước 2 - 5 mm, canxi có tác dụng kích thích quá trình tiêu hoá và hình thành vỏ trứng.
- Tiêu chuẩn máng ăn dài: 10 - 12 cm/con.
- Máng ăn P50: 15 - 17 con/máng.
4. Nhu cầu máng uống và nước uống.
Trong suốt thời kỳ khai thác trứng phải đảm bảo cho gà uống nước tự do, không hạn chế nước uống. Lượng nước tiêu thụ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Nếu nhiệt độ từ 27 - 330C thì 100 gà cần 35 - 60 lít nước / ngày đêm. Nước uống phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
- Máng uống dài 4 - 5 cm/con.
- Máng uống tròn: 70 con/máng
- Máng uống núm: 8- 10 con/núm.
5. Ổ đẻ
Yêu cầu ổ đẻ phải đảm bảo các điều kiện: thoải mái, sạch sẽ, thuận tiện cho việc đẻ trứng của gà ở chuồng nuôi nền.
- ổ đẻ có thể 1 hoặc 2 tầng, độ cao cách nền 45 - 50 cm mỗi ngăn ổ đẻ /5 gà.
- Vị trí đặt ổ đẻ nên ở giữa chuồng để thuận lợi cho việc đẻ trứng, cửa vào ổ đẻ tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Hàng ngày vệ sinh, lau chùi ổ đẻ và thường xuyên bổ xung thêm chất độn chuồng mới để trứng sạch sẽ không bị ô nhiễm.