Kỹ thuật gây giống cá sặc gấm 

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
1. Nguồn gốc:Thuộc nhóm cá cảnh nước ngọt, đẻ trứng, sống trong các ao, hồ, đầm lầy, vùng đông bắc Ấn Độ, Bangladesh và một vài nước thuộc vùng Nam Á khác. Ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế giới, do đa dạng về chủng loại và khả năng sinh sản nhanh.2. Hình dáng:Kích thước khoảng 4 – 6 cm, thân có dạng hình oval, màu xanh pha nâu, trên mình có những dãy điểm màu xếp thành từng đôi, gồm những điểm xanh lam hay lục, xiên và hẹp làm cho cá có vẻ như có vạch. Phần trước bụng cá màu xanh dương, vây lưng và vây hậu môn dài, vây đuôi dạng quạt, vây bụng có dạng sợi và kéo dài. Tất cả các vây trừ vây ngực thì viền đỏ, xen những chấm đỏ như máu.Con đực có màu sắc sặc sỡ hơn con cái, vây lưng nhọn, vây bụng đỏ. Trong mùa sinh sản cá đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng có màu da cam.3. Đặc điểm:Đây là loài cá hiền lành, có thể nuôi chung với những loài cá nhỏ khác. Nếu nuôi trong bể xi măng hoặc hồ kính, nên thả thêm rong nổi trên bề mặt và cây thực vật thủy sinh tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá sống thích hợp ở môi trường có PH = 6.5 – 7, nhiệt độ : 25 - 30 oC, môi trường nước trong sạch không bị ô nhiễm, nếu nuôi trong điều kiện nước cũ và dơ cá..

1. Nguồn gốc:
Thuộc nhóm cá cảnh nước ngọt, đẻ trứng, sống trong các ao, hồ, đầm lầy, vùng đông bắc Ấn Độ, Bangladesh và một vài nước thuộc vùng Nam Á khác. Ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế giới, do đa dạng về chủng loại và khả năng sinh sản nhanh.
2. Hình dáng:
Kích thước khoảng 4 – 6 cm, thân có dạng hình oval, màu xanh pha nâu, trên mình có những dãy điểm màu xếp thành từng đôi, gồm những điểm xanh lam hay lục, xiên và hẹp làm cho cá có vẻ như có vạch. Phần trước bụng cá màu xanh dương, vây lưng và vây hậu môn dài, vây đuôi dạng quạt, vây bụng có dạng sợi và kéo dài. Tất cả các vây trừ vây ngực thì viền đỏ, xen những chấm đỏ như máu.
Con đực có màu sắc sặc sỡ hơn con cái, vây lưng nhọn, vây bụng đỏ. Trong mùa sinh sản cá đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng có màu da cam.
3. Đặc điểm:
Đây là loài cá hiền lành, có thể nuôi chung với những loài cá nhỏ khác. Nếu nuôi trong bể xi măng hoặc hồ kính, nên thả thêm rong nổi trên bề mặt và cây thực vật thủy sinh tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá sống thích hợp ở môi trường có PH = 6.5 – 7, nhiệt độ : 25 - 30 oC, môi trường nước trong sạch không bị ô nhiễm, nếu nuôi trong điều kiện nước cũ và dơ cá thường bị bệnh.
Thức ăn: trùn chỉ, lăng quăng, ấu trùng giáp xác, bo bo…hoặc có thể sử dụng phương pháp gây màu nước tạo dinh dưỡng tự nhiên cho cá.
4. Đặc tính sinh sản:
Cá thành thục sau 5 tháng tuổi và thường đẻ vào mùa mưa. Cá đực làm tổ bằng bọt khí và thực vật trên bề mặt nước. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực ấp và giữ trứng. Sau khi cá cái đẻ xong thường bị cá đực rượt cắn ( có khi đến chết ) nên cần phải vớt cá cái ra riêng. Cá cái mỗi lần đẻ khoảng 800 – 1500 trứng. Đến ngày thứ tư thì có thể tách cá đực nuôi riêng, hoặc có thể tách ổ trứng sang bể ấp mới, không cần cá bố chăm sóc. Cá cái có thể đẻ lại sau 2-4 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ, dinh dưỡng và chế độ chăm sóc của người nuôi.
5. Gây giống và chăm sóc cá con:
5.1. Cá bố mẹ:
Cá bắt đầu tham gia sinh sản sau khi được 5 tháng tuổi, kích thước cá bố mẹ khi thành thục đạt khoảng 5-6 cm. Cá đực cùng tuổi thường lớn hơn cá cái, đồng thời có các vi đơn dài hơn, màu sắc sặc sỡ hơn. Cá cái khi mang trứng có bụng to, nhìn kĩ có thể thấy màu hơi vàng của buồng trứng xuất hiện ở phía trước lỗ sinh dục. Khi thấy cá đực làm tổ cần phải theo dõi cá cẩn thận, vì một số con đực rất hiếu chiến, chúng sẽ tấn công những con khác rất dữ dội, do đó cần phải can thiệp bằng cách vớt cá ra ngay, hoặc tạo thêm giá thể làm nơi trú ẩn cho cá.
5.2. Bể đẻ:
Cá sặc gấm thuộc loài sinh sản nhanh và dễ, chúng có thể đẻ trong những bể kích cỡ 80x 20x20 cm hoặc nhỏ hơn, trong bể nên để một cây bèo hoặc vật nổi có đường kính chừng 5 cm để làm chỗ bám cho tổ bọt, còn nếu cho đẻ tự nhiên trong ao cá đực thành thục sẽ tự làm tổ bằng bọt, và tự bắt cặp với một cá cái đã thành thục. Một số cặp khi chuẩn bị đẻ cá thường hay nhảy cao khỏi mặt nước, có thể bị rớt ra ngoài bể và chết, do đó cần phải theo dõi cẩn thận và can thiệp kịp thời bằng cách, thay bể khác cao hơn hoặc sử dụng vật che chắn. Nhiệt độ nước thích hợp nơi bể đẻ từ 26 -30oC, độ PH = 6 -8, lượng oxy hòa tan lớn hơn 5mg/lit.
5.3. Chăm sóc và ương cá con:
Hàng ngày cần phải theo dõi và chăm sóc kỹ bể cho cá đẻ cũng như các hoạt động của cá bố mẹ. Khi cá cái đẻ cá đực ép mình vòng quanh cá cái và sự sinh sản của cặp cá kéo dài thành nhiều đợt. Trứng cá sau khi thụ tinh được ấp trong tổ bọt nổi, tổ cá lúc này đã được giữ chắc nhờ dựa vào thành của bể hoặc một cây thủy sinh sát bờ. Sau khi cá cái đẻ xong cần được tách ra khỏi tổ để tránh bị sát hại bởi cá đực. Cá đực chăm sóc trứng và cá con, đến ngày thứ tư thì có thể tách cá đực ra nuôi riêng, hoặc có thể tách ổ trứng sang bể ấp mới.
rứng thụ tinh nở sau 24-36 giờ, cá bột bắt đầu bơi sau khi nở 2-3 ngày, lúc này cá có thể ăn được thức ăn tự nhiên như tảo, ấu trùng giáp xác hay lòng đỏ trứng gà luộc chín. Sau 1-2 tháng cá con có thể ăn trùn chỉ hoặc thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm cao, cần lưu ý thức ăn trong bể phải đảm bảo đầy đủ, nhưng không được quá nhiều làm cho nước dơ gây bệnh cho cá, đồng thời điều chỉnh mật độ ương theo từng giai đoạn.