Kỹ thuật nhân vô tính dứa Cayen
Được đăng : 13-12-2016 12:35:21
Có 2 phương pháp nhân giống dứa Cayen: nhân giống bằng chồi ngọn, nhân giống bằng huỷ đình sinh trưởng.I. Kỹ thuật nhân giống dứa Caren bằng chồi ngọn1. Chọn chồi ngọn:Chồi ngọn quả dứa thu hoạch, đúng giống, sinh trưởng tốt, không biểu hiện sâu bệnh gây hại nhất là rệp sáp, bệnh héo khô đầu lá (Wilt) và bệnh thối nõn.2. Xử lý chồi ngọn:Chồi ngọn sau khi thu, được tách hết các lá già phần cuối chồi, phơi trong điều kiện ánh sáng trực xạ từ 3-5 ngày. Sau đó chẻ chồi ngọn theo chiều dọc thành 4 phần, mỗi phần được tách thành nhiều hom, mỗi hom có từ 4-5 lá có cả phần lõi. Sau đó các hom này được ngâm trong dung dịch thuốc phòng trừ bệnh và rệp sáp trong 5-10 phút, vớt phơi trong điều kiện râm mát cho khô mặt cắt, sau đó tiến hành giâm.3. Chuẩn bị nơi giâm hom:Giá thể giâm: Cát xây dựng có đường kính 1-2 mm được đánh thành luống, luống cao 15-20 cm, mặt luống bằng phẳng, rộng 1,0-1,2m hoặc có thể chứa trong các bồn hay khay ươm.Nhà giâm: Nhà có mái che bằng tấm nhựa để tránh mưa và giảm cường độ chiếu sáng, có trang bị hệ thống phun sương, kiểm soát được ẩm độ và thoát nước tốt.4. Cách giâm hom: Hom chồi ngọn được đặt trên nền giâm, khoảng..
Có 2 phương pháp nhân giống dứa Cayen: nhân giống bằng chồi ngọn, nhân giống bằng huỷ đình sinh trưởng.
I. Kỹ thuật nhân giống dứa Caren bằng chồi ngọn
1. Chọn chồi ngọn:
Chồi ngọn quả dứa thu hoạch, đúng giống, sinh trưởng tốt, không biểu hiện sâu bệnh gây hại nhất là rệp sáp, bệnh héo khô đầu lá (Wilt) và bệnh thối nõn.
2. Xử lý chồi ngọn:
Chồi ngọn sau khi thu, được tách hết các lá già phần cuối chồi, phơi trong điều kiện ánh sáng trực xạ từ 3-5 ngày. Sau đó chẻ chồi ngọn theo chiều dọc thành 4 phần, mỗi phần được tách thành nhiều hom, mỗi hom có từ 4-5 lá có cả phần lõi. Sau đó các hom này được ngâm trong dung dịch thuốc phòng trừ bệnh và rệp sáp trong 5-10 phút, vớt phơi trong điều kiện râm mát cho khô mặt cắt, sau đó tiến hành giâm.
3. Chuẩn bị nơi giâm hom:
Giá thể giâm: Cát xây dựng có đường kính 1-2 mm được đánh thành luống, luống cao 15-20 cm, mặt luống bằng phẳng, rộng 1,0-1,2m hoặc có thể chứa trong các bồn hay khay ươm.
Nhà giâm: Nhà có mái che bằng tấm nhựa để tránh mưa và giảm cường độ chiếu sáng, có trang bị hệ thống phun sương, kiểm soát được ẩm độ và thoát nước tốt.
4. Cách giâm hom: Hom chồi ngọn được đặt trên nền giâm, khoảng cách 3x3 cm, phủ đều giá thể lên mặt cắt của hom 0,5-1cm, sau đó tưới giữ ẩm bằng hệ thống phun sương và luôn giữ ẩm độ không khí 90-95%.
5. Chăm sóc và tách con chồi:
Tưới nước: Sau khi giâm có thể dùng hệ thống phun sương, hệ thống phun mù hoặc có thể sử dụng bình phun bằng tay chú ý tránh xói mòn lớp đất mặt làm trơ hom, nhằm giữ ẩm và duy trì ẩm độ không khí 90-95%.
Bón phân và phòng trừ sâu bệnh: Sau khi tách con chồi đợt 2 cần bổ sung dinh dưỡng cho hom bằng cách phun đều dung dịch phân ure, nồng độ 1g/lít kết hợp phòng trừ nấm bệnh và rệp sáp, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Tách con chồi: Khi chồi cao 5-7 cm thì tách chồi đem trồng ngoài đồng có che bớt ánh sáng. Các mầm ngủ còn lại trên hom sẽ tiếp tục phát triển thành chồi mới.
6. Trồng và chăm sóc cây giống:
Làm đất: Chọn đất có cấu trúc nhẹ, cao ráo, thoát nước tốt và được làm kỹ trước khi trồng 2 tuần kết hợp bón lót 2,0-2,5 tấn phân chuồng hoai và 150-200 kg super lân cho 1.000 m2. Lên luống, mặt luống bằng phẳng rộng 1,0-1,2m, cao 15-20cm, luống cách luống 30cm. Có thể dùng màng phủ PE để hạn chế cỏ dại, nguồn bệnh lây lan và giảm công tưới nước.
Khoảng cách trồng: 10x10 cm. Trồng cạn để tránh đất, cát rơi vào nõn khi tưới.
Chăm sóc: Trong 2-3 tuần đầu, cây còn cần được che bằng lưới hoặc các vật liệu khác nhằm làm giảm 50% cường độ chiếu sáng.
Tưới nước: Tưới nhẹ 2-3 lần/ngày trong hai tuần đầu, sau đó giảm số lần tưới.
Bón phân: 7-10 ngày sau trồng, phun phân ure, liều lượng 10g/10 lít nước, 7-10 ngày/lần, vào lúc chiều mát. Sau trồng 30-35 ngày, tưới phân ure với liều lượng 80g/10 lít nước, sáng hôm sau tưới xả bằng nước sạch. Khi cây được 2 tháng tuổi bộ rễ khá phát triển, lúc này có thể sử dụng các loại phân NPK: 20-10-10 hoặc NPK: 15-15-15 bón theo hàng, giữa các gốc với lượng 0,5-1,0g/cây. Các tháng tiếp theo lượng phân tăng từ 15-20% (Nguyễn Minh Châu và CTV, 2003). Tuy nhiên, tùy theo độ phì của luống ươm và tình trạng phát triển của cây mà có sự điều chỉnh lượng phân bón trên cho thích hợp.
Phòng trừ sâu bệnh: Phun các loại thuốc phòng trừ bệnh và rệp sáp định kỳ 30 ngày/lần.
II. Kỹ thuật nhân giống dứa Caren bằng cách hủy đỉnh sinh trưởng
1. Chọn cây mẹ: Cây mẹ đúng giống, sinh trưởng tốt không sâu bệnh, có từ 16-25 lá.
2. Cách hủy đỉnh sinh trưởng:
Dụng cụ: Thường sử dụng đục lõm bằng kim loại có chiều dài 30-50cm tùy theo cỡ cây.
Tiến hành: Rút khoảng 3 lá non ở tâm. Dùng dụng cụ hủy đỉnh sinh trưởng (đục lõm) đặt vào tâm của phần ngọn, xoáy 2 vòng theo chiều kim đồng hồ, xong lấy đục ra, trên mũi đục phải có kèm theo đỉnh sinh trưởng của cây. Sau đó phun thuốc phòng ngừa bệnh hại.
3. Chăm sóc và tách con chồi:
Chăm sóc: Cây sau khi hủy đỉnh sinh trưởng cần ngưng tưới nước 5-7 ngày nhằm giúp vết thương nhanh lành sẹo. Định kỳ tưới bổ sung cho cây với liều lượng 1g ure + 1g KCl/cây/tháng.
Tách con chồi: Có 2 cách tách chồi, con chồi được tách khi có trọng lượng 15-20g và cao 7-10cm hoặc có thể dưỡng con chồi đến khi cao 20-25cm, trọng lượng 150-200g.
4. Trồng và chăm sóc cây giống:
- Con giống được tách khi kích cỡ đạt 7-10cm, trọng lượng 15-20g thì phải chăm sóc như phần 1, mục 6.
- Con giống khi tách có trọng lượng 150-200g, cao 20-25cm thì có thể trồng trực tiếp ra ruộng sản xuất.
Thu hoạch con giống: Con giống khi đạt chiều cao 20-25cm, trọng lượng 150-200g là có thể xuất vườn.