Kỹ thuật nuôi cá Chẻm
Được đăng : 13-12-2016 13:53:59
Cá chẻm là lọai thực phẩm được ưa chuộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Do giá trị kinh tế cao, cá chẻm trở thành đối tượng nuôi quan trọng ở các quốc gia như: Thái Lan, Philipine, Indonesia… Cá được thả nuôi ở các môi trường nước mặn, lợ; từ hình thức nuôi ao đến nuôi lông bè nhiều qui mô khác nhau.Tại Việt Nam, cá chẻm được nuôi trong lồng, bè tại các vùng ven biển và các ao đầm nước lợ. Nghề nuôi cá chẻm đạt hiệu quả tương đối cao. Giống nuôi chủ yếu cung cấp từ khai thác ngoài tự nhiên và một số trại nhỏ, lẻ. Đấy cũng là một trong những mặt hạn chế không phát triển mạnh được đối tượng này. Nguồn giống cung cấp không ổn định, nhiều kích cỡ khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và hiệu quả của nghề nuôi cá chẻm. Thời gian gần đây, cá chẻm được sinh sản nhân tạo khá thành công ở một số trại giống như: Vũng Tàu, Nha Trang… Đó là dấu hiệu vui cho các chủ trại nuôi vì điều đó mở ra triển vọng rất tốt cho nghề nuôi cá chẻm ở Việt Nam.I/ Đặc điểm sinh học: - Là loài có biên độ sống rất rộng, cá chẻm có thể sống trong điều kiện nuớc mặn (S%o = 20 – 40%0), hoặc nước lợ (S%o = 3 – 10 %0). Người ta phát hiện cá chẻm tại các vùng ven biển, cửa sông và cả trên ruộng lúa. - Cá trưởng thành có tập tính di cư ra biển có độ mặn cao (S%o = 30 – 40 %0), nước yên tĩnh và trong để sinh sản vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 - tháng 8, cá con theo thủy triều tiến sâu vào các thủy vực ven biển và cửa sông để sinh sống và phát triển. Hầu hết thời gian sinh trưởng của cá chẻm là thủy vực nước lợ ven bờ. - Là loài cá dữ, cá chẻm ăn thức ăn có nguồn gốc động vật, thường ăn mồi sống, có thể ăn mồi có kích thước bằng ½ kích thước của nó. - Tốc độ tăng trưởng cao, sau 10 – 12 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khỏang 1 – 1,2 kg/con.II/ Kỹ thuật nuôi: Có nhiều hình thức nuôi khác nhau như: Nuôi trên lồng bè..
Cá chẻm là lọai thực phẩm được ưa chuộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Do giá trị kinh tế cao, cá chẻm trở thành đối tượng nuôi quan trọng ở các quốc gia như: Thái Lan, Philipine, Indonesia… Cá được thả nuôi ở các môi trường nước mặn, lợ; từ hình thức nuôi ao đến nuôi lông bè nhiều qui mô khác nhau.
Tại Việt Nam, cá chẻm được nuôi trong lồng, bè tại các vùng ven biển và các ao đầm nước lợ. Nghề nuôi cá chẻm đạt hiệu quả tương đối cao. Giống nuôi chủ yếu cung cấp từ khai thác ngoài tự nhiên và một số trại nhỏ, lẻ. Đấy cũng là một trong những mặt hạn chế không phát triển mạnh được đối tượng này. Nguồn giống cung cấp không ổn định, nhiều kích cỡ khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và hiệu quả của nghề nuôi cá chẻm.
Thời gian gần đây, cá chẻm được sinh sản nhân tạo khá thành công ở một số trại giống như: Vũng Tàu, Nha Trang… Đó là dấu hiệu vui cho các chủ trại nuôi vì điều đó mở ra triển vọng rất tốt cho nghề nuôi cá chẻm ở Việt Nam.
I/ Đặc điểm sinh học:
- Là loài có biên độ sống rất rộng, cá chẻm có thể sống trong điều kiện nuớc mặn (S%o = 20 – 40%0), hoặc nước lợ (S%o = 3 – 10 %0). Người ta phát hiện cá chẻm tại các vùng ven biển, cửa sông và cả trên ruộng lúa.
- Cá trưởng thành có tập tính di cư ra biển có độ mặn cao (S%o = 30 – 40 %0), nước yên tĩnh và trong để sinh sản vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 - tháng 8, cá con theo thủy triều tiến sâu vào các thủy vực ven biển và cửa sông để sinh sống và phát triển. Hầu hết thời gian sinh trưởng của cá chẻm là thủy vực nước lợ ven bờ.
- Là loài cá dữ, cá chẻm ăn thức ăn có nguồn gốc động vật, thường ăn mồi sống, có thể ăn mồi có kích thước bằng ½ kích thước của nó.
- Tốc độ tăng trưởng cao, sau 10 – 12 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khỏang 1 – 1,2 kg/con.
II/ Kỹ thuật nuôi:
Có nhiều hình thức nuôi khác nhau như: Nuôi trên lồng bè ven biển, ao đất… Sau đây, xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá chẻm trong ao đất tại các vùng nước lợ ven biển.
2.1. Chuẩn bị ao:
- Có qui cách 2.000 m2 – 20.000 m2.
- Được xả nước, phơi đáy để tiêu diệt mần bệnh, cá tạp, cá dữ.
- Trong trường hợp không tháo cạn được thì phải dùng dây thuốc cá, liều lượng 1 kg/100 m3 nước ao, dây thuốc cá được đập dập lấy nước tạt lên ao nuôi để xử lý hay dùng Saponine với liều lượng 1 kg/400 – 500 m3 nước ao, hòa với nước tạt đề trên mặt nước ao nuôi.
- Bón vôi, cải tạo, nâng pH lên với liều lượng 10 – 15 kg/100 m2 ao nuôi.
- Bón phân gây màu nước: - Phân chuồng 5 – 10/100 m2 ao nuôi.
- Urê, DAP 1 – 2 kg/1000 m2, HVP7001S: 1 lít/7000 m2 ao nuôi.
- Trước khi thả giống 2 - 3 tuần, thả khỏang 1 kg Artemia/2.000 m2 vào ao ươm tạo nguồn thức ăn sống ban đầu cho cá con, họăc cá rô phi sẻ khỏang 4 – 5 kg/2.000 m2 ao nuôi.
2.2. Thả giống:
Do là loài cá dữ, giai đoạn còn nhỏ thường hay ăn lẫn nhau, đặc biệt là giai đọan 1 – 20 cm nên tỉ lệ sống rất thấp. Do vậy, muốn nuôi cá chẻm hiệu quả nên ươm cá còn nhỏ ở một góc ao để dễ chăm sóc, và cho cá ăn đầy đủ thức ăn sống, hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau.
•Ươm cá: Có hai hình thức
+ Ươm trực tiếp trên ao nuôi: Bằng cách vèo ở góc ao, khoảng 500 – 1.000 m2.
+ Ươn bằng ao ươm riêng, diện tích 500 – 2.000 m2.
- Mật độ thả ươm 20 – 50 con/m2
Sau khi ươm ở ao ươm khỏang 30 – 45 ngày, tiến hành thả giống vào ao nuôi, mật độ 1 – 3 con/m2.
2.3. Thức ăn:
- Thức ăn gồm cá tạp, tôm, tép… nên giai đọan ươm cá nên thả thêm Artemia vào ao ươm, và giai đoạn nuôi thịt thì thả cá Rô phi sẻ vào ao nuôi trước khi thả giống, để Rô phi đẻ con và cá con làm mồi sống cho cá chẻm.
- Ngày cho ăn 2 lần, sáng và chiều với khẩu phần 10% trọng lượng thân, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR = 8 – 10, nghĩa là muốn có 1kg cá cần 8 – 10kg thức ăn.
- Để tăng thêm hiệu quả kinh tế cho việc nuôi cá chẻm, các cơ sở nuôi cần phải chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp thức ăn đầy đủ và giá rẻ. Ngoài ra, cũng có thể giảm giá thành thức ăn bằng cách pha trộn cá tạp với cám, phụ phầm nông nghiệp, tỉ lệ: cá tạp 70% và phụ phẩm 30%.
2.4. Quản lý - Chăm sóc:
- Hàng ngày, vào sáng sớm hoặc chiều mát phải ra thăm ao, nếu thấy ao có dấu hiệu ô nhiễm thì tiến hành thay nước ao 20 – 30 %, định kỳ thay nước 1 tuần/lần (lợi dụng được nước thủy triều thay nước thì càng tốt).
- Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo sức ăn của cá. Hàng tuần chài hoặc lưới để kiểm tra dịch bệnh, sức tăng trọng của cá và tính toán lượng thức ăn và có biện pháp phòng bệnh.
Nếu cá có hiện tượng bỏ ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước thi nên bắt tách riêng cá để điều trị bệnh.
III/Phòng trị bệnh:
3.1. Phòng bệnh:
Trong quá trình nuôi thì việc phòng bệnh rất quan trọng; vì, tránh được rủ ro lớn cho người nuôi. Việc phòng bệnh được thực hiện như sau:
- Luôn phải giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch, tránh ô nhiễm làm cá dễ bị nhiễm bệnh.
- Chỉ cho phép sử dụng thức ăn tươi hoặc thức ăn hỗn hợp qua chế biến, không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ươn.
- Định kỳ kỳ thay nước cho ao nuôi, khoảng 10 – 15 ngày/lần hoặc 2 tháng dùng thuốc tím (K2Mn04) với nồng độ 1 - 5 ppm phun xuống ao với thời gian 20 – 30 phút.
- Khi phát hiện cá có dấu hiệu bệnh, cần vớt cá nuôi cách ly để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Tất cả cá bị bệnh bị chết đều phải vớt lên và xử lý tiệt trùng, không được vứt bừa bãi tạo sự lây lan nguồn bệnh cho ao khác.
3.2. Cách trị một số bệnh thường gặp:
3.2.1. Bệnh ký sinh trùng sán lá và ký sinh trùng giáp xác:
* Dấu hiệu bệnh lý:
- Thân cá tiết nhiều chất nhờn, cá trắng nhợt hoặc đen thẫm hơn so với cá lúc bình thường. 2 mắt cá sưng to, lồi, hoặc có màu trắng dục, cá bị nặng có thể bị lở lét cả vùng mắt.
- Mắt, mũi, mang, miệng và vây cá xuất hiện một số ký sinh trùng như: Trichodia, Caligus… sán lá đơn chủ.
* Cách chữa trị:
- Tắm cho cá bằng nước ngọt trong thời gian 15 – 20 phút, cho ký sinh trùng rời ra khỏi cá, sau đó tắm tiếp cho cá trong dung dịch Xanh Malachite 5 ppm, thời gian khoảng 15 – 20 phút, hoặc tắm cho cá trong dung dịch thuốc tím 5 – 10 ppm khỏang 5 – 10 phút. Cứ 7 – 10 ngày tắm 1 lần cho tới đến khi khỏi bệnh.
3.2.2. Bệnh đốm đỏ (bệnh lở lét):
* Dấu hiệu bệnh lý:
- Thân, gốc, vây lưng, đuôi cá có nhiều vết lở loét.
- Tia vi lưng, vây đuôi bị rách, cụt dần, cá bị họai tử từng phần.
* Cách chữa trị:
- Dùng 10 ppm dung dịch thuốc tím để rửa vết thương cho cá sau đó dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương đó, điều trị liên tục trong 3 ngày.
3.2.3. Bệnh viên đường ruột:
* Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá kém ăn, bơi lờ đờ gần mặt nước, đôi khi thân cá xoay tròn, đầu hướng lên trên.
- Bụng cá trướng, da nhợt, thân có nhiều nhớt. Khi giải phẫu thấy gan cá tái nhợt, đầu lá gan bầm tím, mắt sưng, thận viêm nhũn, dạ dày, ruột không có thức ăn mà chứa dung dịch màu vàng.
* Cách chữa trị:
- Trộn thuốc Streptomycine vào thức ăn với liêu lượng 20 – 25 mg/kg cá/ ngày. Cho ăn liên tục 1 tuần.