Kỹ thuật nuôi cá chẽm ở Hà Tĩnh 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:57
Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ở Hà Tĩnh phát triển mạnh từ các đối tượng nuôi truyền thống đến các đối tượng có giá trị kinh tế cao.Cá chẽm là một đối tượng đã được một số địa phương khai thác tự nhiên và đưa vào nuôi với hình thức quảng canh cải tiến, sản lượng hàng năm vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ chương trình xuất khẩu. Để đẩy mạnh phong trào nuôi cá chẽm xuất khẩu thì việc xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao là rất cần thiết. Chính vì vậy, năm qua, Trung tâm Khuyến ngư Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao tại huyện Thạch Hà với quy mô 1 ha và đã thành công, sau đây là kinh nghiệm của Hà Tĩnh đã thực hiện.1. Cải tạo ao đầm- Tháo cạn nước, vét bớt lớp bùn ở đáy ao, dùng bừa san bằng đáy, lấp hết các hang hốc.- Bón vôi bột cho bờ ao và đáy ao theo liều lượng từ 200-300 kg/ha.- Trộn vôi với bùn đáy rồi phơi nắng 2-3 ngày cho phân hủy các chất hữu cơ, khí độc và mầm bệnh.- Cấp nước qua lưới chắn lọc để ngăn cá dữ, cá tạp lọt vào. Mức nước cấp ngày đầu là 0,3-0,5m. Dúng phân chuồng ủ hoai (tốt nhất là phân gà) bón lót gây màu..

Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ở Hà Tĩnh phát triển mạnh từ các đối tượng nuôi truyền thống đến các đối tượng có giá trị kinh tế cao.
Cá chẽm là một đối tượng đã được một số địa phương khai thác tự nhiên và đưa vào nuôi với hình thức quảng canh cải tiến, sản lượng hàng năm vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ chương trình xuất khẩu. Để đẩy mạnh phong trào nuôi cá chẽm xuất khẩu thì việc xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao là rất cần thiết. Chính vì vậy, năm qua, Trung tâm Khuyến ngư Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao tại huyện Thạch Hà với quy mô 1 ha và đã thành công, sau đây là kinh nghiệm của Hà Tĩnh đã thực hiện.
1. Cải tạo ao đầm
- Tháo cạn nước, vét bớt lớp bùn ở đáy ao, dùng bừa san bằng đáy, lấp hết các hang hốc.
- Bón vôi bột cho bờ ao và đáy ao theo liều lượng từ 200-300 kg/ha.
- Trộn vôi với bùn đáy rồi phơi nắng 2-3 ngày cho phân hủy các chất hữu cơ, khí độc và mầm bệnh.
- Cấp nước qua lưới chắn lọc để ngăn cá dữ, cá tạp lọt vào. Mức nước cấp ngày đầu là 0,3-0,5m. Dúng phân chuồng ủ hoai (tốt nhất là phân gà) bón lót gây màu nước với liều lượng 1,5-2 tấn/ha hoặc dùng phân urê với tỷ lệ 25kg/ha. Sau 3-5 ngày thấy nước có màu xanh nõn chuối thì tiếp tục cấp thêm nước vào ao cho đủ mức nước quy định.
2. Thả giống
- Chọn cá giống có ngoại hình không bị dị tật, vây, vảy hoàn chỉnh, không bị mất nhớt và xây xát, cỡ cá đồng đều. Cá bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm và bơi theo đàn.
- Cỡ cá giống từ 6-8 cm.
- Mật độ nuôi: 2 con/m2.
- Tiến hành thả giống từ tháng 5. Loại những con yếu và đã chết để xác định được chính xác số lượng giống thả ban đầu. Không thả cá xuống khi nhiệt độ nước dưới 18 độ C.
3. Cho ăn
- Khi thức ăn trong ao nhiều, tiến hành thả cá rô phi lưỡng tính vào để chúng sinh sản cá con tạo thức ăn sống cho cá chẽm. Ngoài ra cần bổ sung các thức ăn tươi như cá tạp, thức ăn tự chế…
- Lượng thức ăn: Do cá rô phi con có nhiều trong ao nên mỗi ngày cho cá chẽm ăn với lượng bằng 4-5% trọng lượng trung bình của cá. Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng và buổi chiều tối.
Phương pháp cho ăn: Hàng ngày điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và theo dõi cá để tránh gây ô nhiễm nước và lãng phí thức ăn. Cho cá ăn ở chỗ cố định để cá quen nơi ăn. Cho cá ăn thật từ từ để cá bắt mồi khi thức ăn đang rơi xuống. Đặc biệt cho cá ăn lúc nước lớn, khi nước xấu ngừng cho cá ăn. Bổ sung thêm 0,5% vitamin và khoáng Premix vào cá tạp để cá chẽm ăn.
4. Quản lý ao nuôi
Quản lý nguồn nước là khâu quan trọng nhất trong nuôi cá chẽm thâm canh. Chính vì vậy, hàng ngày chủ mô hình phải kiểm tra chất lượng nước, tránh rò rỉ bờ ao, quan sát cá và cường độ bắt mồi của cá.
Nước ao phải được duy trì màu xanh. Khi thấy nước đậm đặc nên tiến hành thay nước, mỗi lần thay 2/3 lượng nước trong ao. Phải đảm bảo độ sâu của nước.
Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ trong để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây sốc cho cá.
Trước khi trời mưa, tiến hành rải vôi bột xung quanh ao để phòng nước mưa làm thay đổi đột ngột độ pH của nước trong ao nuôi.
Khi nuôi đến tháng thứ 4 bắt đầu quạt nước chủ yếu vào ban đêm và khi thời tiết thay đổi.
5. Thu hoạch
Sau 6 tháng nuôi, khi cá đạt kích cỡ 0,5-0,6 kg/con thì tiến hành thu hoạch. Tháo bớt nước ½ và kéo lưới đánh cá. Cá chẽm thu hoạch được giữ trong bể sục khí. Khi vận chuyển cá thì hạ nhiệt độ nước xuống 200C để giảm thiểu các chất độc như amôniac, CO2 do sự di chuyển tạo ra.
Mô hình thu được 15 tấn cá chẽm thương phẩm.
Hạch toán kinh tế:
- Cá giống: 20.000 con x 3.000 đ/con = 60 triệu đồng.
- Thức ăn chế biến: 90 tấn x 4 triệu đ/tấn = 360 triệu đồng.
- Cải tạo ao đầm: 10 triệu đồng.
- Nhân công: 1 triệu đồng/tháng/người x 2 người x 6 tháng = 12 triệu đồng.
Tổng chi phí: 442 triệu đồng.
Tổng thu: 14 tấn x 40.000 đồng/kg = 560 triệu.
Lãi = Tổng thu – Tổng chi phí = 118 triệu.
Nuôi cá chẽm là một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận lớn trên một đơn vị diện tích mặt nước. Theo chủ mô hình, cá chẽm dễ nuôi, người nuôi đỡ vất vả hơn so với nuôi tôm, cá lại không bị dịch bệnh. Kết quả của mô hình chính là nguồn động lực thúc đẩy phong trào nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Hà Tĩnh.