Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:58
Đất nước ta có nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên phong phú. Bờ biển trải dài cùng với hệ thống sông suối dày đặt rất phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Cá nước ngọt đang là nguốn mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân. Ngoài cung cấp cho các nước Mỹ, Đài Loan v.v…Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bà con mô hình VAC, chuyên canh, xem canh, thâm canh mang lại giá trị kinh tế cao. Để giúp bà con lựa chọn nuôi con gì, giống loại nào vào mô hình nuôi trồng cho phù hợp với từng địa phương, từng điều kiện kinh tế gia đình. 1. Cá tai tượngCá tai tượng là giống cá đang được nuôi rộng rãi phổ biến ở Nam bộ; đặt biệt là tỉnh Tiền Giang, nhiều hộ gia đình đã thành công, có lãi suất cao nhờ nuôi cá tai tượng.Kỹ thuật nuôi:Chọn nơi có nguồn nước tốt, không bị ô nhiễm.Ao phải được dọn sạch bùn, cỏ rác, bờ sửa cao hơn mức nước 0,5m, có lưới chắn.Có thể sử dụng mương vườn có mặt nước từ 100m2 trở lên để nuôi cá. Cải tạo mương, vét bùn, bón vôi bột 10-15kg/100m2 ao, diệt cá tạp, bón phân cho ao nuôi.Tháo nước vào ao sâu 0,4m, khoảng 1 tuần sau khi thấy nước ao có màu xanh đọt chuối non thì tháo thêm nước với mực nước sâu 0,8- 1m.Thả cá giốngCá giống phải khoẻ mạnh, đều cỡ. Cá giống mới đem về phải thả bọc xuống ao nuôi ngâm thả từ từ cho cá thích ứng dần. Mật độ thả 3-10 con/m2. Có thể thả ghép với cá mè trắng để tận dụng thức ăn và làm sạch môi trường nước.Cho cá ănCá giống tai tượng ương sau 1 tháng chuyển dần sang ăn thực vật là chính như bèo cám, hoa dâu, lá rau, lá sắn... Lớn hơn có thể cho ăn phụ phế phẩm nhà bếp, phân heo, phân gà, đu đủ, chuối chín... Cho cá ăn kèm thức ăn tinh và rau sẽ lớn nhanh hơn.Cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) + 10% rau, tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá.Khi cá còn nhỏ dùng sàn để thức ăn treo ở nhiều điểm trong ao để cho cá ăn, ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn, phân đàn rồi thì rải đều thức ăn xuống ao cho chúng ăn.Sử dụng phân lợn, gà làm thức ăn cho cá, rải đều trên mặt ao, kết hợp với cho ăn rau xanh ngày 1-2 lần.Lượng thức ăn cho cá tuỳ vào sức ăn của cá hàng ngày mà tăng giảm lượng thức ăn sau khi ăn.Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngừng cho cá ăn phân lợn và cho ăn thức ăn tinh để cá lớn nhanh, thịt ngon.Chăm sócTrong quá trình nuôi, dùng lưới tuyển chọn cá lớn, bé nuôi riêng để tăng vòng quay, đạt giá trị thương phẩm cao hơn, nhanh hơn, cách 45 ngày tuyển chọn cá 1 lần.Cá ăn phân lợn, gà có thể gây bệnh vì vậy phải thường xuyên thay nước cho cá. Dọn sạch rau xanh thừa để tránh ô nhiễm.Thời gian cho cá ăn 2 lần/ngày với cá nhỏ, 1-2 lần với cá lớn và tăng tỉ lệ rau xanh, tỉ lệ thức ăn tinh tối thiểu là 30%, tuỳ sức ăn. 2. Cá mùiCá sống chủ yếu ở tầng nước giữa và tầng đáy trong ao hồ hay trong ruộng trũng… Thức ăn chủ yếu của cá mùi: giun côn trùng dưới nước, thức ăn thực vật. Khi nuôi cho ăn thêm cám, thức ăn tổng hợp vì cá mùi là loài ăn tạp 3. Cá chình nước ngọtHiện nay, hàng trăm ngàn con cá chình giống nước mặn và nước ngọt được thả nuôi vào cuối năm 2006 đầu 2007 ở vùng nuôi tôm nước mặn, nước lợ và nuôi cá nước ngọt ở ĐBSCL. Quy mô nuôi tùy theo vốn và khả năng đầu tư mỗi hộ, từ vài chục con, vài trăm và có hộ nuôi lên đến vài ngàn con. Loài thủy sản nhiều triển vọng này đang được nông dân chú ý...Kỹ thuật nuôi cá chình là tự phát trong dân chưa có khoa học hỗ trợ để giúp họ khi cần thiết phát triển nghề nuôi cá chình thành hàng hóa lớn để đa canh vùng nuôi trồng thủy sản thay vì chỉ có độc canh nuôi tôm sú, rủi ro rất lớn so với nuôi cá chình. Hơn nữa đầu ra cá chình chưa ổn định chủ yếu bán cho lái các tỉnh miền Trung còn khu vực ĐBSCL chưa có đơn vị mua chế biến xuất khẩu cá chình nên bà con sợ như nuôi cá sấu, ba ba... không có đầu ra.Đặc biệt nhất là nguồn vốn đầu tư nuôi cá chình hầu như cạn kiệt trong dân vì rủi ro từ phong trào nuôi tôm sú tràn lan thiếu khoa học và kỹ thuật nuôi. Hiện nay không ít trang trại nuôi tôm sú bị phá sản. Còn nông dân nuôi tôm thì cầm cố quyền sử dụng đất của họ gần hết cho ngân hàng. Trong khi nuôi cá chình đầu tư vốn rất lớn không thua cá tra, basa nhưng thu hoạch tính hàng năm không như tôm sú hay cá tra, basa chỉ vài tháng.Mặc dù thời gian nuôi dài hơn tôm sú nhưng sự rủi ro trong nuôi cá chình tại vùng sinh thái mặn và ngọt ở ĐBSCL rất ít. Chính sách khuyến ngư cũng như đầu tư cho cá chình hay chuyển dịch từ tôm sú sang cá chình còn bỏ ngỏ từ chủ trương chính sách của các địa phương.Nếu các yếu tố trên được khắc phục, nhất là giống, kỹ thuật vốn đầu tư và đầu ra ổn định, con cá chình nước mặn và nước ngọt trở thành triển vọng lớn để nông dân chuyển dịch, hoặc đa canh từ nuôi tôm sú xen với cá chình (vùng sinh thái mặn), cá tra, bassa với cá chình nước ngọt (vùng sinh thái ngọt)...Khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá chình của nước ta hiện nay cũng cần đặt ra, để bảo tồn cân bằng nguồn giống và phát triển đàn cá chình thương phẩm. Từ đó khai thác lợi thế đưa cá chình thành mặt hàng chủ lực xuất khẩu như con tôm sú và cá tra, basa ở các tỉnh ĐBSCL. 4. Cá ngần nhỏLà loài cá đặc sản nước ngọt hay còn gọi là sâm nước, kích thước nhỏ, thịt ngon, xương nhỏ mền gần như không xương. Do thị trường tiêu thụ lớn nên loại cá này đang được khuyến khích phát triển. Cá sống chủ yếu ở tần giữa hoặc từng mặt. Để phát triển nghề nuôi cá ngần ở nước ta thực chất là việc di giống cá ngần từ nước ngoài về. 5. Cá chépCá chép là loại cá cho thịt ngon bổ và giàu dinh dưỡng. cá chép thường được nuôi và thả ghép với nhiều loại cá khác cho năng suất cao.Kỹ thuật nuôi:+ Ương cá bột lên cá hương- Lựa chọn ao ương. Chuẩn bị ao ương, Thả cá bột. Thức ăn cho cá và cách cho cá ăn. Quản lý ao ương+ Ương cá hương lên cá giốngLựa chọn ao ương, Chuẩn bị ao ương. Thả cá hương, Thức ăn cho cá và cách cho cá ăn. Quản lý ao ương+ Kỹ thuật nuôi cá Chép thit:Lựa chọn ao. Chuẩn bị ao, Thả cá giống, Thức ăn cho cá và cách cho cá ăn, Quản lý ao nuôi thịt+ Một sô hình thức nuôi cá Chép khác:Nuôi ca..

Đất nước ta có nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên phong phú. Bờ biển trải dài cùng với hệ thống sông suối dày đặt rất phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Cá nước ngọt đang là nguốn mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân. Ngoài cung cấp cho các nước Mỹ, Đài Loan v.v…
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bà con mô hình VAC, chuyên canh, xem canh, thâm canh mang lại giá trị kinh tế cao. Để giúp bà con lựa chọn nuôi con gì, giống loại nào vào mô hình nuôi trồng cho phù hợp với từng địa phương, từng điều kiện kinh tế gia đình.

1. Cá tai tượng
Cá tai tượng là giống cá đang được nuôi rộng rãi phổ biến ở Nam bộ; đặt biệt là tỉnh Tiền Giang, nhiều hộ gia đình đã thành công, có lãi suất cao nhờ nuôi cá tai tượng.
Kỹ thuật nuôi:
Chọn nơi có nguồn nước tốt, không bị ô nhiễm.
Ao phải được dọn sạch bùn, cỏ rác, bờ sửa cao hơn mức nước 0,5m, có lưới chắn.
Có thể sử dụng mương vườn có mặt nước từ 100m2 trở lên để nuôi cá. Cải tạo mương, vét bùn, bón vôi bột 10-15kg/100m2 ao, diệt cá tạp, bón phân cho ao nuôi.
Tháo nước vào ao sâu 0,4m, khoảng 1 tuần sau khi thấy nước ao có màu xanh đọt chuối non thì tháo thêm nước với mực nước sâu 0,8- 1m.
Thả cá giống
Cá giống phải khoẻ mạnh, đều cỡ. Cá giống mới đem về phải thả bọc xuống ao nuôi ngâm thả từ từ cho cá thích ứng dần. Mật độ thả 3-10 con/m2. Có thể thả ghép với cá mè trắng để tận dụng thức ăn và làm sạch môi trường nước.
Cho cá ăn
Cá giống tai tượng ương sau 1 tháng chuyển dần sang ăn thực vật là chính như bèo cám, hoa dâu, lá rau, lá sắn... Lớn hơn có thể cho ăn phụ phế phẩm nhà bếp, phân heo, phân gà, đu đủ, chuối chín... Cho cá ăn kèm thức ăn tinh và rau sẽ lớn nhanh hơn.
Cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) + 10% rau, tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá.
Khi cá còn nhỏ dùng sàn để thức ăn treo ở nhiều điểm trong ao để cho cá ăn, ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn, phân đàn rồi thì rải đều thức ăn xuống ao cho chúng ăn.
Sử dụng phân lợn, gà làm thức ăn cho cá, rải đều trên mặt ao, kết hợp với cho ăn rau xanh ngày 1-2 lần.
Lượng thức ăn cho cá tuỳ vào sức ăn của cá hàng ngày mà tăng giảm lượng thức ăn sau khi ăn.
Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngừng cho cá ăn phân lợn và cho ăn thức ăn tinh để cá lớn nhanh, thịt ngon.
Chăm sóc
Trong quá trình nuôi, dùng lưới tuyển chọn cá lớn, bé nuôi riêng để tăng vòng quay, đạt giá trị thương phẩm cao hơn, nhanh hơn, cách 45 ngày tuyển chọn cá 1 lần.
Cá ăn phân lợn, gà có thể gây bệnh vì vậy phải thường xuyên thay nước cho cá. Dọn sạch rau xanh thừa để tránh ô nhiễm.
Thời gian cho cá ăn 2 lần/ngày với cá nhỏ, 1-2 lần với cá lớn và tăng tỉ lệ rau xanh, tỉ lệ thức ăn tinh tối thiểu là 30%, tuỳ sức ăn.

2. Cá mùi
Cá sống chủ yếu ở tầng nước giữa và tầng đáy trong ao hồ hay trong ruộng trũng… Thức ăn chủ yếu của cá mùi: giun côn trùng dưới nước, thức ăn thực vật. Khi nuôi cho ăn thêm cám, thức ăn tổng hợp vì cá mùi là loài ăn tạp

3. Cá chình nước ngọt
Hiện nay, hàng trăm ngàn con cá chình giống nước mặn và nước ngọt được thả nuôi vào cuối năm 2006 đầu 2007 ở vùng nuôi tôm nước mặn, nước lợ và nuôi cá nước ngọt ở ĐBSCL. Quy mô nuôi tùy theo vốn và khả năng đầu tư mỗi hộ, từ vài chục con, vài trăm và có hộ nuôi lên đến vài ngàn con. Loài thủy sản nhiều triển vọng này đang được nông dân chú ý...
Kỹ thuật nuôi cá chình là tự phát trong dân chưa có khoa học hỗ trợ để giúp họ khi cần thiết phát triển nghề nuôi cá chình thành hàng hóa lớn để đa canh vùng nuôi trồng thủy sản thay vì chỉ có độc canh nuôi tôm sú, rủi ro rất lớn so với nuôi cá chình. Hơn nữa đầu ra cá chình chưa ổn định chủ yếu bán cho lái các tỉnh miền Trung còn khu vực ĐBSCL chưa có đơn vị mua chế biến xuất khẩu cá chình nên bà con sợ như nuôi cá sấu, ba ba... không có đầu ra.
Đặc biệt nhất là nguồn vốn đầu tư nuôi cá chình hầu như cạn kiệt trong dân vì rủi ro từ phong trào nuôi tôm sú tràn lan thiếu khoa học và kỹ thuật nuôi. Hiện nay không ít trang trại nuôi tôm sú bị phá sản. Còn nông dân nuôi tôm thì cầm cố quyền sử dụng đất của họ gần hết cho ngân hàng. Trong khi nuôi cá chình đầu tư vốn rất lớn không thua cá tra, basa nhưng thu hoạch tính hàng năm không như tôm sú hay cá tra, basa chỉ vài tháng.
Mặc dù thời gian nuôi dài hơn tôm sú nhưng sự rủi ro trong nuôi cá chình tại vùng sinh thái mặn và ngọt ở ĐBSCL rất ít. Chính sách khuyến ngư cũng như đầu tư cho cá chình hay chuyển dịch từ tôm sú sang cá chình còn bỏ ngỏ từ chủ trương chính sách của các địa phương.
Nếu các yếu tố trên được khắc phục, nhất là giống, kỹ thuật vốn đầu tư và đầu ra ổn định, con cá chình nước mặn và nước ngọt trở thành triển vọng lớn để nông dân chuyển dịch, hoặc đa canh từ nuôi tôm sú xen với cá chình (vùng sinh thái mặn), cá tra, bassa với cá chình nước ngọt (vùng sinh thái ngọt)...
Khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá chình của nước ta hiện nay cũng cần đặt ra, để bảo tồn cân bằng nguồn giống và phát triển đàn cá chình thương phẩm. Từ đó khai thác lợi thế đưa cá chình thành mặt hàng chủ lực xuất khẩu như con tôm sú và cá tra, basa ở các tỉnh ĐBSCL.

4. Cá ngần nhỏ
Là loài cá đặc sản nước ngọt hay còn gọi là sâm nước, kích thước nhỏ, thịt ngon, xương nhỏ mền gần như không xương. Do thị trường tiêu thụ lớn nên loại cá này đang được khuyến khích phát triển. Cá sống chủ yếu ở tần giữa hoặc từng mặt. Để phát triển nghề nuôi cá ngần ở nước ta thực chất là việc di giống cá ngần từ nước ngoài về.

5. Cá chép
Cá chép là loại cá cho thịt ngon bổ và giàu dinh dưỡng. cá chép thường được nuôi và thả ghép với nhiều loại cá khác cho năng suất cao.
Kỹ thuật nuôi:
+ Ương cá bột lên cá hương
- Lựa chọn ao ương. Chuẩn bị ao ương, Thả cá bột. Thức ăn cho cá và cách cho cá ăn. Quản lý ao ương
+ Ương cá hương lên cá giống
Lựa chọn ao ương, Chuẩn bị ao ương. Thả cá hương, Thức ăn cho cá và cách cho cá ăn. Quản lý ao ương
+ Kỹ thuật nuôi cá Chép thit:
Lựa chọn ao. Chuẩn bị ao, Thả cá giống, Thức ăn cho cá và cách cho cá ăn, Quản lý ao nuôi thịt
+ Một sô hình thức nuôi cá Chép khác:
Nuôi ca chép lồng bè, Nuôi cá chép trong đăng chắn

6. Cá trôi Ấn độ
Trôi ấn độ là loài cá dễ nuôi, sống trong vùng nước ngọt
Kỹ thuật nuôi:
Thức ăn: sinh vật phù du, mùn hữu cơ thể thực vật. Có thể cho ăm thêm cám gạo, hạt ngũ cốc,v.v…
Nhiệt độ thích hợp 28- 30oC
Nên nuôi ghép trong ao: Cá mè cá chép, cá trắm cỏ.

7. Cá Mrigan
Là giống cá có nguồn gốc Ấn Độ, tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao, mang lại nhiều hiệu quả.
Kỹ thuật nuôi:
Thức ăn: Nguyên sinh động vật, giáp xác, ấu trùng..
Thường được nuôi ghép với các loại cá khác.

8. Cá mè
Do lượng động vật phù du trong ao luôn ít hơn thực vật phù du, khi cho cá ăn thức ăn nhân tạo như: Cám, bột mì, bột sắn... thì khả năng tranh ăn của cá mè trắng mạnh hơn cá mè hoa nên thường tỷ lệ nuôi giữa mè trắng và mè hoa thường từ 3 – 5/1.
2. Ao nuôi cá mè hoa là chính, 1 năm có thể thả 3 – 4 đợt giống. Trong điều kiện như vậy, để đảm bảo cá mè hoa luôn lớn nhanh hơn cá mè trắng thì phải:
– Nuôi ghép cá mè trắng cỡ nhỏ (50 – 100g/con) với cá mè hoa cỡ lớn (300 – 500g/con).
– Khống chế mật độ và cỡ cá mè trắng (khi cá mè trắng đạt 0,75 – 1kg/con thì thu hoạch ngay) rồi lại thả tiếp cá cỡ nhỏ (số lượng cá thả bằng số lượng cá thu).
Ở các ao, hồ, đầm vùng đồng bằng hay vùng trung du nước có nhiều mầu mỡ thì thả cá mè hoa, trắm cỏ, trôi làm chính, ghép thêm cá mè trắng, cá chép, cá diếc; số lượng cá mè thả chiếm 23 – 33% tổng số lượng cá. Năng suất đạt 1,8 – 3,7 tấn/1 ha, trong đó mè hoa chiếm 20 – 25% năng suất chung.
Ở hồ Cấm Sơn rộng 2600 ha, trước đây mỗi năm thả 80% cá mè hoa giống đã thu được 120 tấn/năm, tới nay vẫn có cá mè hoa nặng 7 – 8kg.
Phát triển nuôi cá mè hoa còn có tác dụng làm sạch ao hồ, góp phần chống ô nhiễm môi trường nước vì cá mè hoa ăn sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, vi khuẩn là nguồn gốc gây ra mùi hôi thối tại các ao, hồ ở nông thôn.
9. Cá bống tượng
Cá bống tượng có tên khoa học là Oxyeleotris Marmoratus, kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt. Cá nhỏ, sống thành đàn trong sông ngòi, kinh, rạch, ao, đìa hoặc hồ chứa. Cá trưởng thành sinh sản ở những nơi có nước chảy. Cá có thể sống được ở vùng nhiễm phèn, độ pH = 5,5 và có độ mặn không quá 13%. Hàm lượng oxy hòa tan >1 mg/ lít. nhiệt độ thích hợp 26 – 32oC.
Kỹ thuật nuôi
Nuôi trong ao đất
Ao nuôi gần nguồn cung cấp nước, nước không bị ô nhiễm; tốt nhất xây ao ở nơi đất sét, dễ tu sửa; ao phải thoáng mát, nhiều ánh nắng và gần nhà.
Diện tích: 200–500 m2, lượng nước trong ao cao 90–120 cm, có 1 ống cấp và 1 ống thoát nước. Bón vôi, dùng phân xanh, phân chuồng để cải tạo ao.
Cá giống: phải tốt, đều cỡ từ 10–12con/ kg, thả vào mùa mưa là tốt nhất (tiện cho việc mua giống, nguồn nước và khí hậu), thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Mật độ thả từ 6–8con/ m2.
Thức ăn cho cá: tôm, tép, cá nhỏ, lươn, cua, ốc, trùn quế...; thức ăn phải tươi sống và bằm nhỏ. Lượng thức ăn mỗi ngày chiếm từ 3%–5 % tổng trọng lượng cá trong ao. Cho ăn vào chiều tối hoặc sáng sớm, mỗi ngày thay 20%–30% lượng nước ao.
Cá đạt kích cỡ trung bình từ 500–600gr/ con sau 8 – 10 tháng nuôi thì thu hoạch. Năng suất nuôi trong ao thường từ 15–20 tấn/ ha/ vụ.
Nuôi cá trong lồng bè:
Vị trí thích hợp là sông, suối, ao, hồ chứa nước, nơi có độ sâu tương đối để mức nước trong bè đạt từ 1,4 – 1,6m; nước không bị ô nhiễm, tránh nơi nước xoáy, chảy mạnh và tàu bè thường xuyên qua lại. Bè có thể làm lớn nhỏ tùy theo kinh tế của mỗi gia đình, kích thước bè phổ biến như sau: 4 x 2,5 x 2m; 5 x 3 x 2m; 6 x 3 x 2m; 7 x 3 x 2m.
Bè có thể làm bằng gỗ, tre hoặc tre gỗ kết hợp. Phao có thể bằng thùng phuy, nhựa hoặc tre; Bè có thể đặt cố định hoặc di chuyển. Cố định bè bằng cọc, neo hoặc cả hai. Nếu có nhiều bè cá tập trung, nên đặt bè cách xa nhau để đảm bảo lượng nước lưu thông trong bè và tiện cho việc chăm sóc, quản lý.
Chọn cá giống đều cỡ từ 10–12con/ kg, khỏe mạnh. Thời gian thả thích hợp ở vùng ĐBSCL từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Mật độ thả 80–100con/ m2.
Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào lúc 6 – 7 giờ tối; thức ăn gồm tép, trùn quế, cá nhỏ. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 3% – 5% tổng trọng lượng cá nuôi trong bè; thức ăn đặt trên dàn hoặc rổ có dây treo để dễ kiểm soát. Để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá nuôi bè, hàng tuần cho cá ăn thêm các loại thuốc như vitamin C, Premix, Thyromine 3, Tetracyline, tán nhỏ trộn vào thức ăn cho cá. Sau 7 tháng nuôi, có thể thu hoạch đối với cá giống cỡ vừa từ 100 –150gr/ con và 8–10 tháng đối với cá giống cỡ nhỏ từ 50 – 70 gr/con.

10. Cá trê lai:
Cá trê lai có khả năng thích hợp được với nhiều loại hình nuôi như: ao tù, mương rãnh và có thể nuôi ở nơi hàm lượng oxy thấp...
Kỹ thuật nuôi
·Ao nuôi: Có thể nuôi ở tất cả các loại ao thường nuôi cá để nuôi cá trê lai, thậm chí cả ở ao tù, bẩn, có điều kiện nuôi đơn để tiện chăm sóc. Diện tích ao từ vài chục đến vài trăm m2. Mực nước 0,8-1,2m. Đáy trơ ít bùn, bờ vững chắc, có điều kiện nên kè xung quanh, gần nguồn nước.
·Mật độ thả giống: Cỡ cá giống 3-5cm, mật độ thả 15-25 con/m2 ao nhỏ. Cỡ cá giống 4-6cm, mật độ thả 15-20con/m2 ao vừa. Cỡ cá giống 5-7cm, mật độ thả 10-15con/m2 ao lớn, có điều kiện tẩy dọn sạch.
·Thức ăn: Lượng đạm cần cho tháng thứ nhất từ 20-30%, tháng thứ 2 từ 10-20%, tháng thứ 3 từ 10-15% tổng số thức ăn.
·Dùng các loại thực phẩm chất lượng kém như cám gạo, ngô, bã rượu, bột cá nhạt, cá tạp, tôm, cua, ốc nhái, giun đất, phân gia súc, gia cầm... Lượng thức ăn thường 4-6% khối lượng cá/ngày theo thức ăn khô, 8-10% theo thức ăn ướt.
·Chăm sóc: Nước quá nhiễm bẩn (có mùi thối) nên thay nước. Cần duy trì nước sâu, thả bèo tây, che gió để phòng rét, chống nóng. Đặc biệt chú ý vào mùa mưa cá dễ đi và chống bắt trộm.
Thu hoạch: Thả ống, đánh lưới, thu tỉa bằng câu, tát cạn bắt sạch. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, nuôi 3-4 tháng nặng 200-300g/con, 5-6 tháng được 400-500g/con.
Phòng trị bệnh cho cá trê
· Bệnh nhầy da: Khi nhiễm bệnh cá bột bơi thẳng
đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn. Da có đám chất nhầy. Bệnh này do ký sinh trùng. Điều trị bằng sunphat đồng 0,3g/m3 tắm trong 2-3 ngày. Dùng Fomalin 25g/m3 tắm trong 2 ngày.
·Bệnh trắng da khoang thân: Khi mắc bệnh cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét. Thân có những đám vệt trắng. Vây cụt. Bệnh do vi khuẩn Flexiloacter columnanis gây ra. Điều trị bằng Chloroxit, Tetracilin, Penixilin tắm cho cá trong 30 phút. Liều lượng một viên 250mg/10 lít nước.
·Bệnh trùng quả dưa: Thân cá gốc vây ngực có chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chất này vỡ ra vào trong nước, tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ. Điều trị bằng cách tắm Vernalachite hay Greenmetil 0,1g/m3 trong 3-4 ngày. Formalin 25g/m3 trong 8 ngày.
Bệnh sán lá 16 móc: Cá có màu đen, đầu to đuôi nhỏ, mang bị rựng, cá bơi chậm chạp dựng đứng thành dụng cụ ương. Bệnh do vi khuẩn Dactylogyrus gây nên. Điều trị bằng cách tắm trong nước muối 3% trong 3-5 phút. Phun trực tiếp Dipterex 0,25-0,5g/m3 trong 1-2 ngày.
11. Cá rô phi lai
Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá chép (Fitzsimmons, K và Gonznlez, P, 2005). Sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo, nghề nuôi cá rô phi cũng được cho là một sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo.
Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt (WFC 2003). Sản lượng cá rô phi đã tăng lên hơn 4 lần từ năm 1990 đến 2003. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rô phi đứng đầu thế giới (710.000 tấn).

12. Cá tra, cá basa
- Cá phân bố ở các tầng nước, nhưng thường sống ở tầng đáy(trên ). Cá có thể sống được ở các thủy vực nước tĩnh và nước chảy.
- Cá tra là loài ăn tạp, sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như: bèo cám, rau muống, cám, gạo, ngũ cốc … những thức ăn có nguồn gốc động vật thường có tác dụng làm cá lớn nhanh hơn.
- Là loài cá lớn nhanh, trong điều kiện nuôi bình thường ở bè có thể đạt trọng lượng bình quân 0,8 – 1kg/con sau một năm nuôi
- Đặc biệt không có hiện tượng cá còi .
- Cá thành thục ở độ tuổi 3 – 4 năm, cá đẻ trứng dính.
- Các chỉ tiêu môi trường thích hợp cho môi trường ao nuôi:
+ Nhiệt độ nước dao động từ 26 – 28oC
+ pH thích hợp từ 7 – 8
+ 3mg/lít³Hàm lượng oxy hoà tan
Điều kiện ao nuôi:
- Ao trảng nắng (không bị rập bóng cây), nguồn nước dồi dào, dể cấp và thoát nước.
- Có khả năng cấp nước liên tục trong ngày, cả mùa khô lẫn mùa mưa.
- Ngoài ra, để giãm thiểu ô nhiễm môi trường cũng cần xây dựng hoặc tận dụng các mương rãnh không có dân lấy nước dùng cho sinh hoạt, xử lý sinh học trước khi cho nước thải của hầm cá thải ra môi trường bên ngoài.
- Có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt(không dùng chung một hệ thống vừa cấp ,vừa thoát). Cống xã nước phải có đường kính lớn, trong vòng 2 giờ có thể xả 1/3 – ½ lượng nước trong hầm để kịp thời phòng ngừa các rủi ro do ô nhiễm lượng nước trong ao nuôi cá. Có thể chọn ống xả có đường kính từ 0,8 – 1,0m đối với ao có diện tích 1ha/ao. Cống cấp nước nên đặt cống bơm nổi để khi bơm, nước rơi xuống ao tạo nhiều bọt cung cấp nhiều oxy cho ao nuôi.
- Diện tích ao từ 1000m2 trở lên. Thực tế cho thấy ao nuôi càng rộng , cá có khả năng trao đổi oxy càng nhiều, cá ít bệnh và mau lớn.
- Nên có ao trữ nước và xử lý nước (lắng nước diệt khuẩn bằng cloril và vôi) trước khi bơm vào hầm, sẽ hạn chế cá bị bệnh. điều này có ý nghĩa quan trọng vào giai đoạn mùa lũ là giai đoạn có nhiều phù sa, nhiều mầm bệnh.
- Đào ao nơi thuận tiện vận chuyển nhập và xuất cá, gần nguồn nước, nơi có nguồn nước sạch,(thường sông lớn hoặc kênh cấp 1) không bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động sản xuất, hoạt động nông nghiệp...
- Nên thiết kế đáy ao có độ dốc 30o nghiêng về cống thoát nước; Khu vực ĐBSCL thường đào ao nổi ( ao đào sâu 2-2,5m, và đấp bờ lên cao giữ nước).
Công tác chuẩn bị trước khi thả cá:
Tẩy dọn ao: Đây là công tác rất quan trọng trong nghề nuôi cá, là một trong những yếu tố quyết định thành bại của môt vụ ương,nuôi.
Thực hiện theo các bước sau : tát cạn- vét bùn (chừa lại lớp bùn đáy 0,5 -10cm ), bón vôi nông nghiệp (CaCO3) 10-15kg/100m2, phơi đáy ao 1-2 ngày- vô nước thấy nước lên màu là thả cá.

Thả giống:
- Tiêu chuẩn cá giống: khoẻ mạnh, đồng cỡ, hoạt động nhanh nhẹn, không bị xây xát, dị hình, màu sắc đặc trưng tự nhiên của loài.
-Xử lý giống trước khi thả: trước khi thả giống phải tắm cá trong nước muối 2 – 3% (nếm thấy hơi lợ ) trong thời gian 5 –10 phút hoặc muối trộn Oxytetra, hoặc thuốc sát khuẩn gốc iode để phòng, trị ngoại ký sinh gây bệnh cho cá...

Mật độ thả cá
Mật độ thả cá phụ thuộc vào:
- Điều kiện ao nuôi: Ao lớn hay nhỏ, độ sâu của ao; ao có chủ động cấp, thoát nước tốt hay không.
- Thời gian nuôi để chọn cỡ cá thả.
- Tay nghề, mật độ thả 10 con/m2; Những ao đào nơi có điều kiện cấp, thoát nước thuận tiện như vùng bãi bồi, gần sông lớn mật độ 20 – 40 con/m2.
Quản lý và chăm sóc:
1- Thành phần thức ăn, khẩu phần ăn:
- Việc chọn lựa thức ăn cho cá là khá quan trọng, nếu cho cá ăn thức ăn tự chế với thành phần cá biển từ 30 – 50% khẩu phần thức ăn, cá ăn mạnh nhưng nếu không bổ sung dinh dưỡng (khoáng, vitamin) thì cá vẫn chậm lớn, thời gian nuôi có thể kéo dài 6 tháng đối với cá giống có kích cỡ 2,5cm. Nhưng nếu bổ sung đấy đủ chất dinh dưỡng chỉ trong vòng 4,5 tháng là có thể hoạch được.
- Nhược điểm của việc cho cá ăn thức ăn tự chế là nước rất mau bị ô nhiễm, nếu không xử lý kịp thời cá sẽ bị nhiễm bệnh vã lại tăng thêm chi phí cho việc dùng thuốc. Mặc khác, chất lượng cá biển dùng làm mồi thường không ổn định, cá hay bị bệnh về đường tiêu hoá nếu nguồn cá mồi không tốt.
- Đối với thức ăn tự chế, tuỳ theo giá sản phẩm mà quyết định tỉ lệ % các thành phần nguyên liệu phối chế để có hàm lượng đạm của công thức thích hợp cho hoạt động tăng trưởng và tính hiệu qủa của mô hình.
Nuôi theo hình thức này có hàm lượng đạm dao động từ 16% - 28 % (hàm lượng đạm giảm dần theo cỡ cá) đồng thời để tăng sức đề kháng cho cá cần bổ sung thêm Vitamin C, liều lượng từ 5-10g/10kg thức ăn.
Có thể sử dụng công thức sau:
Cám gạo: 56,5% Lysine: 0,3%
Bánh dầu đậu nành: 30% Methionine: 0,2%
Cá tạp:10% Dicalci-Phosphate: 1%
Dầu cá: 0,5% Dầu đậu nành: 0,5%
Premix,khoáng,VTMC:1%
Khẩu phần ăn: cá nhỏ 5-10% trọng lượng thân, cá lớn 3-5% trọng lượng thân, gần thu họach 0.5-1% trọng lượng thân (đây là cơ sở tham khảo để ước lượng, thực tế từ ao nuôi tùy sức ăn mồi của cá mà quyết định tăng, giảm thức ăn ).
- Thức ăn viên là tốt nhất đối với nuôi chất lượng cao, hàm lượng đạm sử dụng cho cá giai đoạn giống thường từ 30 – 35% , đến giai đoạn nuôi thịt thì hàm lượng giãm dần theo trọng lượng của cá dao động từ 25 – 26%.
- Cách cho ăn: Đối với cá giống có thể cho ăn 4 lần/ngày, đến giai đoạn cá thịt cho ăn 2lần/ngày , cá chỉ ăn thức ăn viên mạnh khi trong hầm có nhiều oxy do bơm nước hay thay nước trong ngày.
- Trong suốt quá trình nuôi, bổ sung vitamin C thường xuyên. 1 tháng cho ăn 1 - 2lần/tuần, tuỳ theo khí hậu thời tiết. Liều lượng sử dụng: 5 – 10g/10kg thức ăn.
Lưu ý : sức ăn mồi của cá phụ thuộc vào:
-Chất lượng nước ao nuôi.
-Chất lượng thức ăn.
-Thời tiết.
-Số lần cho ăn tuỳ giai đoạn phát triển của cá ; cá nhỏ 2-4 lần.cá lớn1-2 lần trong ngày...
Nên cố định vị trí và thời gian cho ăn để cá hấp thu thức ăn tốt.
2-Quản lý và chăm sóc:
Hàng ngày quan sát tình trạng bắt mồi của cá để phát hiện và xử lý kịp thời. Kiểm tra bờ ao,cống bọng tránh hiện tượng rò rỉ thất thoát nước.
Quản lý nguồn nước cấp vào ao.(sát trùng diệt khuẩn nguồn nước ao nhất là vào những thời điểm cá thường xảy ra dịch bệnh như vào mùa nước đổ,nước rút), Quản lý chất lượng nước ao nuôi với mât độ cao như sau:
- Bơm cấp, thoát nước theo triều mỗi ngày (nối ống tới đáy ao để thay nước tầng đáy )
- 7-10 ngày xử lý vôi, muối tạt ao : dùng vôi dolomite 10-20kg + 2-4giạ muối /1000m2ao.hoặc có thể dùng xen kẻ 1đợt vôi CaCO3; một đợt vôi Zeolite hoặc yucca-zeolite (liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì).
- Khi cá trong giai đoạn từ 300gam trở lên, có thể sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để xử lý các chất cặn bả do thức ăn dư thừa hay chất thải của cá gây ra trong ao nuôi.
- Xử lý hoá chất diệt tảo, ký sinh trùng khống chế mật số tảo phát triển quá mức gây bất lợi cho cá nuôi (tùy mật độ cá thả và số lượng mồi cho cá ăn hàng ngày kết hợp quan sát màu nước mà kéo dài hoặc rút ngắn thời gian zử lý); Các lọai hóa chất xử lý có hiệu quả như BKC ,TCCA, cloril....(liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất).
- Sau đó cân bằng môi trường lại bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học như:Biotab( Viện NCNTTS II) , Bio-DW ( Công ty CNHS Việt Nam), men 902 (gấu vàng ), Probiofish.....
Lưu ý: Các hóa chất có tính diệt tảo nên tạt vào buổi sáng.
- Không dùng chế phẩm sinh học cùng lúc với hóa chất.
- Sau khi dùng hóa chất xong ngưng 1-2 ngày ( tùy lọai hóa chất) mới dùng chế phẩm sinh học.
-Khi sử dụng chế phẩm sinh học hoặc vôi CaCO 3 cũng nên dùng vào buổi sáng sẽ không gây thiếu Oxy cục bộ thì hiệu quả xử lý mới cao.
III-Thu hoạch:
- Ngưng sử dụng kháng sinh 1 tháng trước khi thu hoạch, không sử dụng kháng sinh,hoá chất trong danh mục cấm của Bộ thủy sản.
- Trước khi thu hoạch cá cần ngưng mồi 1-2 ngày để hạn chế hao hụt trong quá trình đánh bắt, vận chuyển.
-Chu kỳ nuôi thường từ 5-8 tháng, nếu thả cá có chiều cao thân là 2,5cm thì chu kỳ nuôi là 4-5 tháng; trọng lượng cá bình quân 1-1,2kg/con; hệ số thức ăn là : 2,8-3,2.

13. Cá Trắm cỏ
Cá trắm cỏ là loài cá được dùng chế biến nhiều món ăn ngon. Ngày nay, nuôi cá trắm cỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao và được nuôi khá phổ biến trong nước/
Kỹ thuật nuôi:
Cá trắm cỏ sống ở tầng nước giữa và tầng đáy, thích hợp trong vùng nước lợ, nồng độ muối 7 – 11.
Thức ăn: rong ở dưới nước và trên cạn, bèo tấm, bèo trứng, rau bèo, thức ăn động vật, giun đất
Để tận dụng hết diện tích mặt nước bà con cần nuôi ghép với một số loài cá.

14. Cá vược đen
Thuộc họ Percoidei, chi Centrarchidae loài Micropterus salmoides. Thân dẹp, phần lưng hơi dày, có hình thoi, trên thân có vảy nhỏ, đầu trung bình, phía lưng xương đầu hơi bằng, hàm dưới hơi nhô ra, miệng to, răng nhỏ, nhọn sắc. Thân có màu vàng nhạt, trên đầu và lưng nhiều chấm đen, các chấm đen này xếp theo hình dây từ miệng đến gốc vây đuôi. Trên nắp mang có 3 đường chấm đen xếp theo hình rẻquạt.