Kỹ thuật nuôi cừu
Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
I/. Giống và đặc điểm giống: Cừu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), họ bò (Boridae), phân họ dê cừu (Caprovinae), bộ guốc chẳn (Artiadactyla), phân bộ nhai lại (Ruminantia). Cùng phân họ dê cừu nên cừu gần gủi với dê về nhiều mặt. Cừu giống dê về độ lớn, đặc điểm vành răng, tuổi thọ, thời gian mang thai, hình thái chung của bộ da lông và một số đặc điểm khác… song cừu cũng có những đặc điểm khác dê, không chỉ ở thể hình, tập tính “dê nghịch, cừu hiền”, mà còn khác nhau về cấu tạo thể chất bên trong (dê có 60 nhiễm sắc thể, cừu chỉ có 54 nhiễm sắc thể) … Hình dáng và cặp sừng cừu khác dê, trán cừu phẳng hơn, xương mũi lồi ra, cừu có hố nước mắt, mõm của cừu và dê đều mỏng, môi hoạt động, răng cửa sắc, nhờ đó chúng có thể gặm được cỏ mọc thấp và bứt được những lá thân cây mềm mại, hợp khẩu vị trên cao để ăn. Cừu khác hẳn dê về tiếng kêu và tập tính. Cừu có thói quen đi kiếm ăn theo bầy đàn, tạo thành nhóm lớn trên đồng cỏ, dê lại ưa những vách núi cao, khô ráo, ưa các loại thức ăn cành lá và không theo bầy đàn. Lông cừu khác lông dê về độ mịn và mật độ lông. Trong da cừu có nhiều tuyến mồ hôi và tuyến mỡ hơn dê. Bởi thế cừu bài tiết mồ hôi nhiều hơn và các cơ quan hô hấp tham gia tích cực hơn vào quá trình điều tiết nhiệt.Khả năng tích lũy mỡ: Mô mỡ dưới da của cừu phát triển tốt hơn dê và ngược lại ở các cơ bên trong của cừu có ít tích lũy mỡ hơn dê. Chính vì vậy, thịt cừu nhiều nạc hơn thịt dê. Tuổi thành thục: Cừu 6-7 tháng, dê 7-8 tháng. Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì thành thục tính dục sẽ sớm hơn. Chu kỳ động dục, thời gian động đực và rụng trứng: Ơû cừu chu kỳ động dục 16-17 ngày, thời gian động đực 26-30 giờ, thời điểm rụng trứng 24-30 giờ (tính từ khi bắt đầu động đực). Ở dê chu kỳ động dục 20-22 ngày, thời gian động đực 30-40 giờ, thời điểm rụng trứng 30-36 giờ. Việt Nam mới nhập một số giống cừu Úc về. Tuổi trưởng thành con cái nặng 39-40 kg, con đực nặng 43-45 kg. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 8 tháng (2 năm 3 lứa).II/. Chọn giống và phối giống:a/. Chọn giống: Chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi…) và qua đời..
I/. Giống và đặc điểm giống:
Cừu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), họ bò (Boridae), phân họ dê cừu (Caprovinae), bộ guốc chẳn (Artiadactyla), phân bộ nhai lại (Ruminantia). Cùng phân họ dê cừu nên cừu gần gủi với dê về nhiều mặt. Cừu giống dê về độ lớn, đặc điểm vành răng, tuổi thọ, thời gian mang thai, hình thái chung của bộ da lông và một số đặc điểm khác… song cừu cũng có những đặc điểm khác dê, không chỉ ở thể hình, tập tính “dê nghịch, cừu hiền”, mà còn khác nhau về cấu tạo thể chất bên trong (dê có 60 nhiễm sắc thể, cừu chỉ có 54 nhiễm sắc thể) …
Hình dáng và cặp sừng cừu khác dê, trán cừu phẳng hơn, xương mũi lồi ra, cừu có hố nước mắt, mõm của cừu và dê đều mỏng, môi hoạt động, răng cửa sắc, nhờ đó chúng có thể gặm được cỏ mọc thấp và bứt được những lá thân cây mềm mại, hợp khẩu vị trên cao để ăn.
Cừu khác hẳn dê về tiếng kêu và tập tính. Cừu có thói quen đi kiếm ăn theo bầy đàn, tạo thành nhóm lớn trên đồng cỏ, dê lại ưa những vách núi cao, khô ráo, ưa các loại thức ăn cành lá và không theo bầy đàn.
Lông cừu khác lông dê về độ mịn và mật độ lông. Trong da cừu có nhiều tuyến mồ hôi và tuyến mỡ hơn dê. Bởi thế cừu bài tiết mồ hôi nhiều hơn và các cơ quan hô hấp tham gia tích cực hơn vào quá trình điều tiết nhiệt.
Khả năng tích lũy mỡ: Mô mỡ dưới da của cừu phát triển tốt hơn dê và ngược lại ở các cơ bên trong của cừu có ít tích lũy mỡ hơn dê. Chính vì vậy, thịt cừu nhiều nạc hơn thịt dê.
Tuổi thành thục: Cừu 6-7 tháng, dê 7-8 tháng. Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì thành thục tính dục sẽ sớm hơn.
Chu kỳ động dục, thời gian động đực và rụng trứng: Ơû cừu chu kỳ động dục 16-17 ngày, thời gian động đực 26-30 giờ, thời điểm rụng trứng 24-30 giờ (tính từ khi bắt đầu động đực). Ở dê chu kỳ động dục 20-22 ngày, thời gian động đực 30-40 giờ, thời điểm rụng trứng 30-36 giờ.
Việt Nam mới nhập một số giống cừu Úc về. Tuổi trưởng thành con cái nặng 39-40 kg, con đực nặng 43-45 kg. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 8 tháng (2 năm 3 lứa).
II/. Chọn giống và phối giống:
a/. Chọn giống:
Chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi…) và qua đời sau.
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, tính linh hoạt, lưng thẳng bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn; Bốn chân thẳng đứng, cứng cáp; Bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, thuộc loại vú da, gân sữa (tĩnh mạch sữa) nổi rõ càng nhiều càng tốt.
b/. Phối giống:
Ngoài việc chọn lọc, ghép đôi giao phối thích hợp, tránh đồng huyết thì việc cho cừu giao phối đúng thời điểm là hết sức quan trọng.
Chu kỳ động dục ở cừu 16-17 ngày, thời gian động đực 26-30 giờ và thời điểm rụng trứng 24-30 giờ (tính từ khi bắt đầu động đực).
Phải có sổ sách theo dõi giống và công tác giống, ngày phối giống, ngày đẻ…
III/. Chuồng trại:
Cao ráo, sáng sủa, sạch sẽ, tránh gió lùa, thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông, có máng ăn, uống và sân chơi; Định mức diện tích chuồng trại tối thiểu: đực giống 1,5-2m2, cái sinh sản 1,3-1,5m2, cừu hậu bị và cừu nuôi thịt 0,5-1m2; Tốt nhất nên làm chuồng sàn cách mặt đất 0,5-1 m để vệ sinh dễ dàng, khe hở mặt sàn 1-1,5 cm, máng ăn, uống phía trước chuồng, mặt ngoài sàn để cừu thò đầu ra ăn.
IV/. Nhu cầu dinh dưỡng và Khẩu phần ăn:
a/. Nhu cầu dinh dưỡng:
Cừu cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng. Ví dụ: Một cừu nặng 40 kg thì lượng VCK là: 40 kg x 3,5% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49kg). Khi cho cừu ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta tính được lượng thức ăn hàng ngày cho cừu:
-Thức ăn thô xanh: 0,91kg : 0,20 = 4,55kg
-Thức ăn tinh: 0,49kg : 0,90 = 0,44kg
Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn, còn về chất lượng thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lượng và protein…
-Nhu cầu năng lượng hàng ngày (MJ/ngày) của cừu được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và sản xuất…
-Nhu cầu protein hàng ngày (DCP) của cừu cũng được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và sản xuất…
b/. Khẩu phần thức ăn: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng, căn cứ theo thể trọng, khả năng sinh trưởng phát triển, sản xuất và các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần thức ăn cho cừu. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Nên bổ sung đá liếm tự do cho cừu.
Cừu là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn bao gồm thức ăn thô xanh các loại như: rơm cỏ tươi, khô, rau, củ quả bầu bí các loại, phế phụ phẩm công nông nghiệp và các loại thức ăn tinh bổ sung như cám gạo ngủ cốc… Mỗi ngày cừu có thể ăn được một lượng thức ăn 15-20% thể trọng.
Trong các loại thức ăn tốt thường có đủ khoáng và sinh tố. Tuy nhiên vào mùa khô hằng năm, thức ăn không bảo đảm có thể làm cho cừu thiếu khoáng và sinh tố, nhất là sinh tố ADE… làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản, tiết sữa và nuôi con…
3/. Nước uống: Tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cừu uống tự do.
V/. Chăm sóc, nuôi dưỡng:
1/. Cừu sinh sản: Tỷ lệ đực cái 1 đực/20-25 cái, đồng thời phải thường xuyên thay đổi đực giống để tránh đồng huyết; Chu kỳ động dục của cừu cái 16-17ngày…
a/. Giai đoạn có chữa: Sau khi cho phối giống 16-17ngày mà không có biểu hiện động dục lại là có thể cừu đã có chửa; Căn cứ vào ngày phối giống để chuẩn bị đở đẻ cho cừu (thời gian mang thaicủa cừu 146-150 ngày) nhằm hạn chế cừu sơ sinh bị chết; Có thể bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu có chửa nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi mốc; Khi có dấu hiệu sắp đẻ (bầu vú căng, xuống sữa, sụt mông, âm hộ sưng to, dịch nhờn chảy ra, cào bới sàn…) nên nhốt ở chuồng riêng có lót ổ rơm và chăn dắt gần, tránh đồi dốc…
b/. Giai đoạn đẻ: Thông thường cừu mẹ nằm đẻ nhưng cũng có trường hợp đứng đẻ, tốt nhất nên chuẩn bị đở đẻ cho cừu; Sau khi đẻ cừu mẹ tự liếm cho con. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải lấy khăn sạch lau khô cho cừu con, nhất là ở miệng và mũi cho cừu con dễ thở. Lấy chỉ sạch buộc cuống rốn (cách rốn 4-5cm), cắt cuống rốn cho cừu con và dùng cồn Iot để sát trùng; Giúp cừu con sơ sinh đứng dậy bú sữa đầu càng sớm càng tốt (vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể tự nhiên); Đẻ xong cho cừu mẹ uống nước thoải mái (có pha đường 1% hoặc muối 0.5%)…
2/. Cừu con: 10 ngày đầu sau khi đẻ cừu con bú sữa mẹ tự do; Từ 11-21 ngày tuổi cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, nên tập cho cừu con ăn thêm thức ăn tinh và cỏ non, ngon; 80-90 ngày tuổi có thể cai sữa. Giai đoạn này phải có cỏ tươi non, ngon cho cừu con để kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển (đặc biệt là dạ cỏ) và bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt do sữa mẹ cung cấp không đủ; Cừu sinh trưởng và phát triển nhanh, mạnh ở giai đoạn này nên đầu tư tốt thức ăn ở giai đoạn này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3/. Cừu thịt: Cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá làm hư hỏng chuồng trại; Trước khi suất chuồng 2 tháng phải nhốt riêng để bổ xung thức ăn (vỗ béo) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
VI/. Vệ sinh phòng bệnh:
Chuồng nuôi phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày; Hạn chế chăn thả khi thời tiết xấu, mưa dầm… và có sẵn thức ăn tại chuồng hoặc làm lán trại ngoài đồng bải để che mưa, che nắng cho cừu lúc cần thiết; Tiêm ADE và Canxi cho cừu sinh sản trong mùa khô hạn; Tuyệt đối không sử dụng thức ăn hôi mốc… Định kỳ tẩy uế chuồng trại bằng vôi bột hoặc Dipterex… tẩy giun sán 2-3 lần/năm, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, đậu, cầu trùng… thường xuyên kiểm tra phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh thường gặp như loét miệng, ghẻ, đau mắt, viêm phổi cấp tính, mãn tính, giun phổi, thối móng, giun xoăn dạ dày và ruột…