Kỹ thuật nuôi dưỡng bê sữa 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Trong chăn nuôi bò sữa, để có được bê con sau này lớn lên trở thành bò khoẻ mạnh thì cần phải đảm bảo chăm sóc theo từng giai đoạn sau:1. Chăm sóc bê ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ: Một bò cái có cơ thể tốt thì sẽ sinh ra một bê con khoẻ mạnh. Sự phát triển vượt bậc của bào thai thường diễn ra vào 2 tháng cuối của thai kỳ, có nghĩa bò cái mang thai vào giai đoạn này cần dinh dưỡng cao. Cần phải cạn sữa (ngưng vắt sữa) đối với bò mẹ mang thai trước khi đẻ ít nhất là 30 ngày để bò mẹ tập trung dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển vượt bậc của bào thai, đồng thời bầu vú cần phải có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi để có thể tiếp tục SX sữa tốt cho chu kỳ SX sữa kế tiếp sau khi sinh bê con. Hầu hết các bò cái vắt sữa vào cuối kỳ thường có trạng thái gầy và giảm cân, vì thế ta cần cung cấp đầy đủ thức ăn để bò giữ được thể trạng bóng mượt trong suốt kỳ cạn sữa.2. Chăm sóc, theo dõi bò trước khi đẻ: Lúc bò chuẩn bị đẻ ta phải luôn kiểm tra bầu vú nhằm phòng ngừa viêm vú để sau này dễ kiểm soát và khống chế bệnh viêm vú sau khi đẻ của bò mẹ. Bầu vú sưng to và phát triển chậm ở bò tơ và nhanh hơn ở bò dạ. Sự hình thành sữa đầu trong suốt 24 giờ trước khi bò đẻ. Khâu đuôi sụp xuống, âm hộ sưng, tất cả các dấu hiệu trên cho biết bò đang trong giai đoạn đầu của tiến trình sinh đẻ...3. Chăm sóc bê sơ sinh: Điều quan trọng là bê sơ sinh phải được cho bú càng sớm càng tốt. Sữa đầu rất nhuận tràng, dễ tiêu hoá, hàm lượng vitamin A cao và có chứa kháng thể cần thiết cho bê con, giúp cho bê con ít bị bệnh tật sau này. Bê con phải được bú lượng sữa đầu từ 6 - 12 lần ngày. Vì thế nếu ta tách bê con ngay sau khi sinh thì mỗi giờ sau bê con phải được bú từ 1 - 1,5 lít sữa đầu. Cần phải tách bê con khỏi bò mẹ sau khi sinh để tránh bò bị quấy nhiễu bởi bê con, bê chưa bao giờ bú mẹ sẽ dễ tập bú bình hoặc uống bằng xô hơn. Làm như thế cũng xác định được lượng sữa của bò mẹ. Bò mẹ không vướng bê con nên có thể nhập đàn trở lại.* Các qui luật chung khi cho bê bú, uống sữa: - Cho bê uống sữa theo đinh kỳ thời gian trong ngày. - Lượng sữa các lần bê con uống bằng nhau. - Không cho bê uống quá nhiều sữa,..

Trong chăn nuôi bò sữa, để có được bê con sau này lớn lên trở thành bò khoẻ mạnh thì cần phải đảm bảo chăm sóc theo từng giai đoạn sau:
1. Chăm sóc bê ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ:
Một bò cái có cơ thể tốt thì sẽ sinh ra một bê con khoẻ mạnh. Sự phát triển vượt bậc của bào thai thường diễn ra vào 2 tháng cuối của thai kỳ, có nghĩa bò cái mang thai vào giai đoạn này cần dinh dưỡng cao. Cần phải cạn sữa (ngưng vắt sữa) đối với bò mẹ mang thai trước khi đẻ ít nhất là 30 ngày để bò mẹ tập trung dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển vượt bậc của bào thai, đồng thời bầu vú cần phải có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi để có thể tiếp tục SX sữa tốt cho chu kỳ SX sữa kế tiếp sau khi sinh bê con. Hầu hết các bò cái vắt sữa vào cuối kỳ thường có trạng thái gầy và giảm cân, vì thế ta cần cung cấp đầy đủ thức ăn để bò giữ được thể trạng bóng mượt trong suốt kỳ cạn sữa.
2. Chăm sóc, theo dõi bò trước khi đẻ:
Lúc bò chuẩn bị đẻ ta phải luôn kiểm tra bầu vú nhằm phòng ngừa viêm vú để sau này dễ kiểm soát và khống chế bệnh viêm vú sau khi đẻ của bò mẹ. Bầu vú sưng to và phát triển chậm ở bò tơ và nhanh hơn ở bò dạ. Sự hình thành sữa đầu trong suốt 24 giờ trước khi bò đẻ. Khâu đuôi sụp xuống, âm hộ sưng, tất cả các dấu hiệu trên cho biết bò đang trong giai đoạn đầu của tiến trình sinh đẻ...
3. Chăm sóc bê sơ sinh:
Điều quan trọng là bê sơ sinh phải được cho bú càng sớm càng tốt. Sữa đầu rất nhuận tràng, dễ tiêu hoá, hàm lượng vitamin A cao và có chứa kháng thể cần thiết cho bê con, giúp cho bê con ít bị bệnh tật sau này. Bê con phải được bú lượng sữa đầu từ 6 - 12 lần ngày. Vì thế nếu ta tách bê con ngay sau khi sinh thì mỗi giờ sau bê con phải được bú từ 1 - 1,5 lít sữa đầu.
Cần phải tách bê con khỏi bò mẹ sau khi sinh để tránh bò bị quấy nhiễu bởi bê con, bê chưa bao giờ bú mẹ sẽ dễ tập bú bình hoặc uống bằng xô hơn. Làm như thế cũng xác định được lượng sữa của bò mẹ. Bò mẹ không vướng bê con nên có thể nhập đàn trở lại.
* Các qui luật chung khi cho bê bú, uống sữa:
- Cho bê uống sữa theo đinh kỳ thời gian trong ngày.
- Lượng sữa các lần bê con uống bằng nhau.
- Không cho bê uống quá nhiều sữa, có nhiều bê bị chết do uống sữa quá nhiều hơn là bị bỏ đói.
- Tính toán sao cho lượng sữa bê bú hàng ngày tương đương với 10% trọng lượng bê.
- Tất cả mọi thay đổi về thức ăn cho bê phải từ từ.
- Khi có bê nhốt chung trong chuồng thì phải lần lượt cho bê uống từng con một.
- Nước uống cho bê lúc nào cũng phải đầy đủ.
- Các dụng cụ cho bê uống, bú phải vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng.
* Phương pháp cho bê con ăn:
Nếu cho bê uống sữa bằng xô thì có khuynh hướng bê uống sữa quá nhanh gây quá tải đối với dạ dày có thể gây nên rối loạn tiêu hoá, do đó cần phải cho bê uống từ từ.
Ta có thể tập cho bê uống sữa trong xô bằng cách đưa xô sữa vào gần miệng bê, rồi nhúng tay vào sữa, sau đó đưa lên miệng cho bê bú và hạ thấp dần tay xuống để miệng bê tiếp xúc với sữa, khi đó bỏ tay ra ngoài, như vậy bê có thể liếm sữa và tự uống.
Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc bê con:
Cho bê uống sữa đầu (bắt đầu khoảng nửa giờ sau khi đẻ)
Lượng sữa đầu cho con bú ít nhất là 4 lít/bê/ngày trong 2 ngày, mỗi lần uống khoảng 1-1,5lít. Nhằm đề phòng thiếu hụt kháng thể cho bê sơ sinh cần chú ý:
- Cạn sữa cho bò mang thai ít nhất 4 tuần trước khi đẻ.
- Tránh không vắt sữa cho bò trước khi đẻ
- Lượng sữa đầu dư của bò lức mới đẻ có thể được tồn trữ trong túi Plastic trong ngăn lạnh.
- Nếu vì một lý do nào đó không có sữa đầu cho bê sơ sinh thì có thể dùng cách sau:
* Đánh một quả trứng với khoảng 0,85 lít sữa nguyên, thêm vào 0,28lít nước ấm với một muỗng canh dầu gan cá và một muỗng dầu hải ly. Cho bê ăn hỗn hợp này 3 lần/ngày trong vòng 4 ngày, loại bỏ dầu hải ly khi quan sát thấy bê tiêu ra phân bình thường.
Vitamin A có thể cung cấp bằng cách tiêm một liều 250.000 - 500.000 đơn vị, rồi sau đó cho bê uống vita- min A 5.000 đơn vị/ngày trong 5 ngày.
* Sữa nguyên:
Thông thường bê sẽ phát triển tốt nếu như chúng được ăn sữa nguyên ít nhất từ 2 -3 tuần đầu hoặc lâu hơn. Qui luật chủ yếu để xác định lượng sữa nguyên cho bê (hoặc lượng dung dịch dinh dưỡng thay thế) hàng ngày là bằng 10% trọng lượng của cơ thể bê. Lượng tối đa có thể cho bú thường là vào tuần tuổi thứ 3 - 6. Rồi sau đó lượng sữa sẽ giảm dần cho đến khi cai sữa hoàn toàn cho bê. Trong trường họp bê phát triển yếu kém, thời gian cho ăn sữa kéo dài hơn bình thường.
Hỗn hợp thức ăn cho bê tập ăn
Hỗn hợp thức ăn cho bê tập ăn ở dạng khô hoặc thức ăn viên với thành phần hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng đạm 16 - 20%, không cần thiết phải có đạm có nguồi gốc động vật, nhưng cần có đạm chất lượng cao khi phối hợp hỗn hợp thức ăn tập ăn cho bê. Thành phần nguyên liệu có thể gồm các nguyên liệu có sẵn như: Bắp, cám gạo, rỉ mật, bột đậu nành, muối khoáng... Khi nuôi bê trong chuồng, lượng xơ cần trong thức ăn tập ăn là 6 - 8%. Nếu khẩu phần ăn của bê không có cỏ khô thì tỷ lệ xơ cần cao hơn. Có thể cho bê tập ăn vào ngày thứ 10 sau khi đẻ nhằm kích thích sự tiêu hoá của bê, sau đó tăng dần lượng thức ăn tập ăn cho đến lượng tối đa 2kg/ngày cho đến 4 tháng tuổi. Sau đó bê sẽ chuyển sang giai đoạn phát triển và sẽ được cho ăn cám hỗn hợp của bò trưởng thành.
Cỏ khô:
Sự phát triển của bê con chỉ được nuôi bằng sữa và thức ăn tập ăn (tỷ lệ phát triển 20% vào 2,5 tháng tuổi). Nên sử dụng lá cỏ khô nhỏ và nhuyễn cho bê con, tốt nhất là ngọn cỏ (cỏ voi hoặc cỏ tự nhiên) đã phơi khô khoảng 1-2 giờ. Tuy nhiên lượng cỏ cho ăn phải giới hạn cho đến khi bê có thể tiêu thụ 0,75kg thức ăn tập ăn/ngày. Nếu cho bê ăn cỏ mà thấy bê không tiêu thụ hết lượng thức ăn tập ăn thì nên ngưng. Không cho ăn cỏ khô tiếp vì bê sẽ không phát triển tốt khi khẩu phần chỉ là cỏ khô trong thời gian này. 2-3 tuần sau khi sinh, nếu bê được cho ăn thức ăn tập ăn hoặc cỏ khô thì sự lên men sẽ hình thành trong dạ cỏ bê 3-4 tuần tuổi. Đến 6- 8 tuần tuổi thì bê có thể tiêu thụ 0,25kg cỏ khô/ngày. Sau 3 tháng thì có thể cho bê ăn cỏ hoặc thức ăn thô xanh khác tự do.
Khoáng chất:
Hỗn hợp khoáng chất cung cấp 1% Đicanxin-photphat và 1% muối ăn thường được trộn vào thức ăn tập ăn cho bê. Nếu trong thành phần thức ăn tập ăn cho bê không có khoáng chất trên thì phải bổ sung hỗn hợp các loại khoáng trên bằng đá liếm.
Nuôi dưỡng bê trong vòng từ 3-12 tháng:
Sự lên men của các loại thức ăn khô trong dạ cỏ dạ tổ ong sẽ được hoàn thiện vào lúc 2 tháng tuổi. Khi bê 3 tháng tuổi có thể tiêu hoá các loại thức ăn thô xanh như bò trưởng thành. Nếu bê không được cung cấp thức ăn thô xanh có chất lượng cao thì cần bổ sung cám hỗn hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày cho đến khi bê 1 tuổi. Thức ăn hỗn hợp có 12- 13% protein cùng với cỏ khô có chất lượng tốt hoặc thức ăn hỗn hợp có từ 15-16% protein cùng với loại cỏ khô có chất lượng kém (hoặc cỏ ủ) cũng là khẩu phần thích hợp cho bê ở giai đoạn này. Số lượng thức ăn hỗn hợp được giới hạn cho ăn là không quá 2kg/ngày rồi giảm dần sau 6 tháng tuổi khi mà bê có thể tiêu thụ thức ăn thô xanh để đáp ứng phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của nó. Lượng thức ăn thô xanh và lượng thức ăn hỗn hợp sẽ được cân đối tuỳ theo thể trạng của bê. Nước uống luôn phải cung cấp đủ cho bê.
Sự phát triển của bê:
Khi bê con có trọng lượng trên 40kg được nuôi dưỡng với khẩu phần sữa tự do thì nó có thể tăng trọng 0,9kg/ ngày. Qui trình cho ăn giới hạn sẽ giảm bớt tốc độ tăng trưởng của bê tuỳ theo mức độ dinh dưỡng đã cung cấp. Bê rất nhạy cảm với tỷ lệ béo có trong sữa (bất kỳ thức uống thay thế sữa nào cũng phải có tỷ lệ béo từ 2,5 - 3%). Vì tỷ lệ chất béo trong sữa rất khác nhau trong suốt thời gian vắt sữa (béo thấp trong các tia sữa đầu vì tỷ lệ béo cao hơn vào cuối lúc vắt sữa). Vì thế chúng ta nên vắt sữa xong rồi mới cho bê uống. Điều này giúp tránh được tình trạng thất thường của tỷ lệ chất béo trong sữa cho bê uống (chú ý là không bao giờ cho bê uống sữa hoà chung với nước).
Cai sữa:
Có thể cai sữa hoàn toàn cho bê khi:
a) Bê đã ăn được ít nhất 80gr thức ăn hỗn hợp/ngày, cỏ và nước uống tự do.
b) Trọng lượng đạt khoảng 65-75kg (có vòng ngực là 90 - 95cm).
c) Vào khoảng 8-10 tuần tuổi trở lên.!