Kỹ thuật nuôi gà chọi
Được đăng : 13-12-2016 13:51:08
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt.Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình "ngố" thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể..
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt.
Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình "ngố" thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:
- Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ).
- Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.
- Có khả năng tránh đòn tốt.
Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.
Phân bố
Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.
Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước.
Phương thúc nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định
Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 - 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống.
Chọn và nhân giống
- Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi).
- Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 - 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
- Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối.
- Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng).
- Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi