Kỹ thuật nuôi lươn
Được đăng : 13-12-2016 13:57:24
1.Chuồng nuôi:- Có thể nuôi trong bể xi măng diện tích khoảng (1 x 3 x 1,2m), (1,5 x 2 x 1,2m), 3-5 mét vuông; tối đa 15 mét vuông, nếu lớn phải ngăn thành nhiều ngăn có lót cao su ở dưới, nuôi trong ao đất, thậm chí có thể cải tạo chuồng nuôi heo cũ để nuôi lươn.- Làm chuồng nuôi: cao khoảng 1-1,2m, có dãy nilon kín khắp chuồng, sau đó đổ đất sét, bùn xuống đáy chuồng nuôi (loại bùn này phải có độ phèn ít để tránh bị bệnh hoặc có thể rắc vôi bột để làm giảm độ phèn), lớp bùn đáy này phải sạch, nhuyễn và cao khoảng 20 - 30cm. Chuồng nuôi phải không bị mất nước.- Mỗi chuồng nuôi phải có ụ đất chiếm khoảng 1/4 diện tích chuồng và ụ đất này phải cao hơn mực nước 5-10cm để cho lươn làm tổ. Tổ của lươn có 2 cửa, 1 cửa thông lên trên để lươn nằm thở và cửa thông xuống dưới đáy để lươn thoát hiểm. Vì vậy ụ đất đắp phải đạt yêu cầu là dài gấp 2-3 lần chiều dài của con lươn vì nó phải chui lọt cơ thể và phải trồng một ít cỏ lên trên để cho mát. Còn mặt nước có thể thả một ít bèo tây hoặc những cây thủy sinh.- Chiều sâu của nước tối thiểu phải bằng chiều dài của con lươn. Mực nước thấp nhất so với mặt bùn đáy ít nhất khoảng 20cm.- Chuồng nuôi nên có gờ để tránh lươn bò ra ngoài và nên lót một lớp cao su đối với chuồng nuôi bằng xi măng để tránh lươn bị trày xước.- Nguồn nước để nuôi tốt nhất là nước sông hoặc nước mương. Nước không được nhiễm phèn bẩn hay thuốc trừ sâu.-..
1.Chuồng nuôi:
- Có thể nuôi trong bể xi măng diện tích khoảng (1 x 3 x 1,2m), (1,5 x 2 x 1,2m), 3-5 mét vuông; tối đa 15 mét vuông, nếu lớn phải ngăn thành nhiều ngăn có lót cao su ở dưới, nuôi trong ao đất, thậm chí có thể cải tạo chuồng nuôi heo cũ để nuôi lươn.
- Làm chuồng nuôi: cao khoảng 1-1,2m, có dãy nilon kín khắp chuồng, sau đó đổ đất sét, bùn xuống đáy chuồng nuôi (loại bùn này phải có độ phèn ít để tránh bị bệnh hoặc có thể rắc vôi bột để làm giảm độ phèn), lớp bùn đáy này phải sạch, nhuyễn và cao khoảng 20 - 30cm. Chuồng nuôi phải không bị mất nước.
- Mỗi chuồng nuôi phải có ụ đất chiếm khoảng 1/4 diện tích chuồng và ụ đất này phải cao hơn mực nước 5-10cm để cho lươn làm tổ. Tổ của lươn có 2 cửa, 1 cửa thông lên trên để lươn nằm thở và cửa thông xuống dưới đáy để lươn thoát hiểm. Vì vậy ụ đất đắp phải đạt yêu cầu là dài gấp 2-3 lần chiều dài của con lươn vì nó phải chui lọt cơ thể và phải trồng một ít cỏ lên trên để cho mát. Còn mặt nước có thể thả một ít bèo tây hoặc những cây thủy sinh.
- Chiều sâu của nước tối thiểu phải bằng chiều dài của con lươn. Mực nước thấp nhất so với mặt bùn đáy ít nhất khoảng 20cm.
- Chuồng nuôi nên có gờ để tránh lươn bò ra ngoài và nên lót một lớp cao su đối với chuồng nuôi bằng xi măng để tránh lươn bị trày xước.
- Nguồn nước để nuôi tốt nhất là nước sông hoặc nước mương. Nước không được nhiễm phèn bẩn hay thuốc trừ sâu.
- Sau mỗi lần nuôi lớp bùn ở dưới đáy có thể đem phơi cho khô để lần sau nuôi tiếp.
2.Thức ăn và cách cho ăn:
- Thức ăn tự nhiên của lươn tương đối phong phú: bao gồm những động vật thân mềm sống ở bùn đáy hoặc là những con trùn đỏ và một số loại ốc vỏ mềm, tép, cua, ếch. Đối với con tép nhỏ thì có thể thả trực tiếp cho ăn, còn đối với cua, ốc... thì phải đạp nát, bỏ chết rồi mới cho ăn vì lươn thích ăn thức ăn có mùi tanh.
- Lượng thức ăn nhiều hay ít phụ thuộc vào trọng lượng của lươn và chiếm tối đa là 5% trọng lượng thân (ví dụ: nếu thả 100kg lươn giống thì cho ăn tối đa là 5kg thức ăn), không nên cho lương ăn quá nhiều vì nếu ăn không hết sẽ làm cho nước bị thối và lươn bị bội thực chết.
- Không nên cho lươn ăn 1lần/ngày, có thể cho ăn 2-3 lần/ngày thì hiệu quả sẽ cao hơn. Và nên chọn thời điểm để cho lươn ăn, buổi sáng nên cho ăn vào lúc sáng sớm và buổi chiều nên cho ăn lúc chiều mát (6-7h). Thường thì buổi sáng lươn ăn ít hơn buổi chiều nên buổi sáng chỉ nên cho ăn 2kg thức ăn/ 100kg lươn giống; còn lại để buổi chiều.
Thức ăn không nên đổ dồn vào 1 chỗ mà rải rác ra làm 3-4 chỗ. Khi cho ăn nên để thức ăn trong cái sảo nhỏ và thả xuống mặt nước để kiểm tra lượng thức ăn thừa thiếu. Nếu lươn ăn hết thì thức ăn cho hơi ít, nếu lươn ăn còn thừa 1 ít là lượng thức ăn cho vừa đủ.
-Nếu trời nắng nóng hay mưa kéo dài thì có thể giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn vì nắng nóng, mưa nhiều thì lươn sẽ ở trong tổ nhiều hơn là đi kiếm ăn.
Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước (dùng nhiệt kế), nếu nhiệt độ dưới 20-22 và lớn hơn 30 thì nên ngừng cho ăn.
3.Sinh trưởng và sinh sản:
-Lươn từ lúc sinh đến 200g (khoảng 12 tháng) tất cả đều là lươn cái, từ 200g trở đi thì có một số con chuyển thành lươn đực
Lươn đẻ rải rác quanh năm nhưng nhiều nhất tập trung là vào thời điểm từ tháng 6-8 DL thì đẻ nhiều do mưa nhiều, nước lên
Mỗi lần đẻ, mỗi con lươn chỉ đẻ 200-300 trứng. Nếu sử dụng phương pháp sinh sản nhân tao thì phải dùng thuốc với số lượng lớn, như vậy giá thành sẽ rất cao và rất khó bán. Cho nên nguồn nhân giống chủ yếu dựa vào tự nhiên.
-Khi mua giống ngoài tự nhiên thì tìm nơi cung cấp hoặc người bán tin tưởng vì thực tế lươn bán ở ngoài thường mắc một số bệnh hoặc dùng thuốc để bắt. Sau khi mang về không có cách nào phát hiện ra và phải 1-2 tháng sau nó mới chết. Khi bắt lươn khoảng 50g trở lên thường người ta hay vuốt nhẹ sống lưng để lươn khỏi bò đi mất thì những con này nuôi sẽ không lớn và từ từ cũng sẽ chết.
4.Bệnh và cách phòng trị:
Lươn thường ít mắc bệnh trong quá trình nuôi.
-Tắm cho lươn giống trong dung dịch nước muối nồng độ 5 phần ngìn trước khi thả nuôi để hạn chế phần lớn bệnh. Nếu lươn mắc bệnh thì dùng thuốc tương tự cho cá
-Nếu mất độ nuôi quá dầy (quá 40con/mét vuông), nguồn nước bị ô nhiễm nắng nóng liên tục sẽ làm lươn mắc bệnh phù đầu. Triệu chứng: đầu to hơn binh thường, ấn vào thấy có hơi và chui ra khỏi tổ. Nếu phát hiện bệnh có thể thay nước trong bể nuôi cho mát và giảm lượng thức ăn từ từ. Dùng Sulfat đồng 0,07%/m3 nước, tạt vào ao, hồ.
-Bệnh ký sinh trùng bên trong: khi cho ăn tôm, ếch, ốc... đương nhiên lươn sẽ bị nhiễm một số loại giun sán. Có thể dùng Depterex 90% trộn vào thức ăn (0,1g/kg lươn) liên tục 6 ngày.
-Bệnh nấm và lở loét: thường do bị trầy xước làm cho một số vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể. Có thể tắm bằng nước muối 5-7 phần nghìn và bôi thuốc kháng sinh lên nơi bị trầy. Phun Streptomycin (250.000UI/mét khối) lên toàn bể.
-Bệnh đỉa: do một số loài ký sinh ở trong phần đầu. Bệnh này có thể dùng thuốc tím nhưng rất khó chữa. Dùng Sulfat đồng (25kg nước + 2,5g Sulfat đồng ngâm 5-10 phút.
Chú ý: Để tránh bệnh thì tuyệt đối nước phải sạch, thức ăn không được quá thừa.