Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tra, cá ba sa (Phần II) 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:58
II. Nuôi thương phẩm cá tra và ba sa trong bè1. Cấu tạo bè nuôi cá2. Mùa vụ nuôi3. Giống thả nuôi4. Thức ăn cho cá nuôi trong bè5. Quản lý chăm sóc cá nuôi trong bè6. Thu họach cá nuôi trong bè7. Bảo quản sản phẩm sau thu họachII. Nuôi thương phẩm cá tra và ba sa trong bè1. Cấu tạo bè nuôi cá (xem phần I, chương I (Bè nuôi vỗ cá bố mẹ)Các tỉnh đồng bằng sông Cửu long hiện nay, bè nuôi cá tra và Ba sa có kích thước khá lớn, thường được kết hợp vừa là bè nuôi vừa là nhà ở và sinh họat. Tùy theo thời gian sử dụng mà chia ra nhóm bè tạm thời và bè kiên cố. Nhóm bè tạm thì nhỏ và có khi đóng bằng tre hoặc gỗ thường chịu nước kém, thời hạn sử dụng ngắn. Nhóm bè kiên cố thường là bè trung bình và lớn. Lọai bè kiên cố đủ sức chịu đựng với điều kiện sóng gió, nước chảy và bền vững, có khi sử dụng tới 50 năm.Bè thường đóng theo dạng khối hộp chữ nhật, vì người nuôi cho rằng hình chữ nhật thì đẹp, dễ chọn gỗ thiết kế và quản lý sử dụng cũng hợp lý hơn, như làm nhà trên bè, dễ sắp xếp nơi chế biến thức ăn, nhà kho. Ðầu tư đóng bè khá tốn kém, nếu đóng bè lọai lớn thì thuận lợi và thích hợp cho nuôi các lòai cá lớn và bơi nhanh như cá tra, ba sa, đồng thời chi phí xây dựng trên một đơn vị thể tích khối nước bè cũng rẻ hơn so với đóng bè cỡ nhỏ.Cấu tạo bè gồm các bộ phận chủ yếu sau:- Khung bè: kết cấu bởi trụ đứng, đà dọc, đà ngang và cây xiên tả (cây chéo góc). Khung bè bằng gỗ tốt, kích thước lớn phù hợp để không bị biến dạng do sóng nước- Mặt bè: được ghép kín bằng gỗ thanh, đóng theo chiều ngang của bè, khe hở giữa các thanh 1-1,5cm, chừa ra 2-3 lỗ lớn rộng 1-2m (cửa mặt bè) có nắp đậy và nâng hạ được để cho cá ăn, kiểm tra và thu họach cá.- Hông bè: ghép bằng ván gỗ phía trong trụ đứng, có khe hở 1-1,5cm, khoảng hở này còn để giúp lưu thông nước qua bè.- Ðầu bè: được đóng kín bằng lưới kẽm, lưới đồng hoặc inox mắt lưới (1,5 x 1,5)-(2 x 2 ) cm. Nước sẽ lưu thông qua mắt lưới này.- Ðáy bè: đóng ván kín có để khe hở 1-1,5cm để tránh thất thóat thức ăn và cá có thể tận dụng hết thức ăn chìm dưới đáy bè.- Phần nổi được ghép bằng thùng phuy, cây tre, thùng nhựa ., thùng phuy phải quét sơn chống rỉ hoặc nhựa đường chống rỉ sét.- Neo bè để cố định bè, gồm mỏ neo, dây neo nylon đường kính 2-3cm. Có thể neo 4 góc bè hoặc 2 neo cùng với 2 dây cột vào một trụ chắc cố định.Bè kiên cố có nhiều kích cỡ khác nhau, có cỡ nhỏ thể tích nhỏ hơn 100m3, cỡ trung bình từ 100-500m3, cỡ lớn có thể tới hàng ngàn m3 Bè được đặt nổi và neo cố định tại một vị trí trên sông, vì vậy phải lựa chọn những vị trí thích hợp nhiều mặt, tiện lợi cho nuôi cá nhưng không làm cản trở giao thông và hạn chế được sự ô nhiễm môi trường nước. Bè nên đặt nơi gần hoặc thuận tiện cung cấp thực phẩm nuôi cá, thuận tiện giao thông thủy bộ, giúp cho vận chuyển vật tư và buôn bán cá dễ dàng. Bè..

II. Nuôi thương phẩm cá tra và ba sa trong bè
1. Cấu tạo bè nuôi cá
2. Mùa vụ nuôi
3. Giống thả nuôi
4. Thức ăn cho cá nuôi trong bè
5. Quản lý chăm sóc cá nuôi trong bè
6. Thu họach cá nuôi trong bè
7. Bảo quản sản phẩm sau thu họach
II. Nuôi thương phẩm cá tra và ba sa trong bè
1. Cấu tạo bè nuôi cá (xem phần I, chương I (Bè nuôi vỗ cá bố mẹ)
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu long hiện nay, bè nuôi cá tra và Ba sa có kích thước khá lớn, thường được kết hợp vừa là bè nuôi vừa là nhà ở và sinh họat. Tùy theo thời gian sử dụng mà chia ra nhóm bè tạm thời và bè kiên cố. Nhóm bè tạm thì nhỏ và có khi đóng bằng tre hoặc gỗ thường chịu nước kém, thời hạn sử dụng ngắn. Nhóm bè kiên cố thường là bè trung bình và lớn. Lọai bè kiên cố đủ sức chịu đựng với điều kiện sóng gió, nước chảy và bền vững, có khi sử dụng tới 50 năm.
Bè thường đóng theo dạng khối hộp chữ nhật, vì người nuôi cho rằng hình chữ nhật thì đẹp, dễ chọn gỗ thiết kế và quản lý sử dụng cũng hợp lý hơn, như làm nhà trên bè, dễ sắp xếp nơi chế biến thức ăn, nhà kho. Ðầu tư đóng bè khá tốn kém, nếu đóng bè lọai lớn thì thuận lợi và thích hợp cho nuôi các lòai cá lớn và bơi nhanh như cá tra, ba sa, đồng thời chi phí xây dựng trên một đơn vị thể tích khối nước bè cũng rẻ hơn so với đóng bè cỡ nhỏ.
Cấu tạo bè gồm các bộ phận chủ yếu sau:
- Khung bè: kết cấu bởi trụ đứng, đà dọc, đà ngang và cây xiên tả (cây chéo góc). Khung bè bằng gỗ tốt, kích thước lớn phù hợp để không bị biến dạng do sóng nước
- Mặt bè: được ghép kín bằng gỗ thanh, đóng theo chiều ngang của bè, khe hở giữa các thanh 1-1,5cm, chừa ra 2-3 lỗ lớn rộng 1-2m (cửa mặt bè) có nắp đậy và nâng hạ được để cho cá ăn, kiểm tra và thu họach cá.
- Hông bè: ghép bằng ván gỗ phía trong trụ đứng, có khe hở 1-1,5cm, khoảng hở này còn để giúp lưu thông nước qua bè.
- Ðầu bè: được đóng kín bằng lưới kẽm, lưới đồng hoặc inox mắt lưới (1,5 x 1,5)-(2 x 2 ) cm. Nước sẽ lưu thông qua mắt lưới này.
- Ðáy bè: đóng ván kín có để khe hở 1-1,5cm để tránh thất thóat thức ăn và cá có thể tận dụng hết thức ăn chìm dưới đáy bè.
- Phần nổi được ghép bằng thùng phuy, cây tre, thùng nhựa ., thùng phuy phải quét sơn chống rỉ hoặc nhựa đường chống rỉ sét.
- Neo bè để cố định bè, gồm mỏ neo, dây neo nylon đường kính 2-3cm. Có thể neo 4 góc bè hoặc 2 neo cùng với 2 dây cột vào một trụ chắc cố định.
Bè kiên cố có nhiều kích cỡ khác nhau, có cỡ nhỏ thể tích nhỏ hơn 100m3, cỡ trung bình từ 100-500m3, cỡ lớn có thể tới hàng ngàn m3


Bè được đặt nổi và neo cố định tại một vị trí trên sông, vì vậy phải lựa chọn những vị trí thích hợp nhiều mặt, tiện lợi cho nuôi cá nhưng không làm cản trở giao thông và hạn chế được sự ô nhiễm môi trường nước. Bè nên đặt nơi gần hoặc thuận tiện cung cấp thực phẩm nuôi cá, thuận tiện giao thông thủy bộ, giúp cho vận chuyển vật tư và buôn bán cá dễ dàng.
Bè có thể đặt thành từng cụm bè, nhưng chiều ngang của cụm bè không chiếm qúa 30% chiều rộng mặt sông vào lúc mực nước thấp nhất. Các bè có thể đặt song song nhau nhưng cách tối thiểu 5m, khi đặt nối đuôi nhau phải cách xa nhau ít nhất 50m và phải đặt so le để không cản dòng chảy.
Cá tra là đối tượng có thể thích hợp nuôi thương phẩm trong lồng bè ở nhiều địa phương trong cả nước. Do khí hậu nóng ấm, các tỉnh miền Nam từ Quảng nam trở vào đồng bằng sông Cửu long có thể thả nuôi quanh năm. Các tỉnh miền Bắc có thể thả nuôi một vụ chính từ tháng 3-4 và thu họach vào tháng 10 -11 để tránh mùa đông.
Cá ba sa chủ yếu thích hợp nuôi bè ở các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu long, trước đây do nguồn cá giống phụ thuộc tự nhiên nên ngư dân thường nuôi 2 vụ chính, vụ 1 từ tháng 4-6, vụ 2 từ tháng 11-12, thu hoạch cá thịt vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó. Hiện nay chúng ta đã chủ động con giống sinh sản nhân tạo, nên mùa vụ thả cũng giống như cá tra, có thể thả nuôi quanh năm.
3. Giống thả nuôi:
- Tiêu chuẩn cá thả nuôi
Từ năm 2000 đến nay, chúng ta hòan tòan chủ động giống thả nuôi từ nguồn sinh sản nhân tạo. Chọn cá nuôi phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị xây sát, lọai bỏ những cá thể bị dị hình.
Cá nuôi phải có quy cỡ đồng đều, cá tra có cỡ 12-15 con/kg (chiều dài thân 16-20cm), cá ba sa 10-12 con/kg (chiều dài thân 14-16cm). Không thả lẫn lộn cá quá lớn với cá quá nhỏ dẫn đến tình trạng cá lớn tranh mồi ăn với cá nhỏ làm cho chênh lệch đàn cá nuôi khi thu họach.
Trước khi thả cá xuống bè, phải tắm nước muối 2-3% để cá chóng lành các vết thương, lọai bỏ được cá ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Khi thả cá vào bè, cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Nên ngâm bao chứa cá giống trong nước bè 15-20 phút mới thả cá ra. Nếu vận chuyển bằng thuyền thông thủy (ghe đục) thì dùng lưới mắt nhỏ không gút để kéo cá, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá xây sát.
- Mật độ nuôi
Cá tra thả nuôi mật độ 80-120 con/m3, cá ba sa 80-120 con/m3 bè. Bè cỡ nhỏ thả mật độ cao hơn bè cỡ lớn, cỡ cá nhỏ thì thả dày hơn cỡ cá lớn vì sẽ hao hụt ít hơn.
4. Thức ăn cho cá nuôi trong bè
Cũng như nuôi cá thương phẩm trong ao, nuôi cá trong bè cũng đang sử dụng 2 lọai thức ăn chính là thức ăn hỗn hợp tự chế biến (TCB) và thức ăn viên công nghiệp (TACN). Ða số bè nuôi cá hiện nay đang sử dụng thức ăn hỗn hợp tự chế biến, hoặc cho ăn TACN ở một chừng mực nhất định, do giá thành khi sử dụng TACN còn khá cao nên lợi nhuận ít hơn. Sự tiện lợi của thức ăn TCB là dễ kiếm từ các nguồn nguyên liệu địa phương và ngư dân có thể chế biến thức ăn tại bè, tận dụng được lao động dư thừa của gia đình. Nhưng lọai thức ăn TCB thường có hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, mất nhiều thời gian chế biến và cho ăn, vì vậy thời gian nuôi thường kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. Cũng cần nhận thấy ích lợi của TACN là dễ sử dụng, dễ bảo quản, vận chuyển, cho cá ăn dễ dàng thuận tiện, ít tốn chi phí nhân công chế biến thức ăn và cho cá ăn. Ngòai ra còn giữ cho môi trường ít bị ô nhiễm hơn so với ăn thức ăn TCB và góp phần sử dụng nguồn cá tạp hợp lý hơn.
- Thức ăn TCB: các nguyên liệu dùng chế biến thức ăn TCB gồm có cá tạp (cá linh, cá biển,..), cá khô tạp, bột cá, đậu nành (đậu tương), cám gạo, tấm, rau xanh và một số phụ phẩm khác (bánh dầu, ốc, cua...). Nên trộn thêm premix khóang, vitamin C để kích thích cá ăn nhiều và tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật tốt hơn. Dựa vào đặc tính ăn tạp và dễ chuyển đổi thức ăn mà vẫn tăng trọng nhanh, người nuôi có thể phối hợp một số trong các nguyên liệu trên để có đủ thành phần và hàm lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cá.
Ðối với cá tra, thức ăn TCB từ các nguồn nguyên liệu địa phương có thể tham khảo ở bảng 3 (phần nuôi cá tra trong ao)
Với cá ba sa, thức ăn hỗn hợp TCB cũng được phối chế từ nguyên liệu địa phương.
Những nguyên liệu trên được xay nhuyễn, tyrộn đều, nấu chín. Ða số các cơ sở nuôi cá tra và ba sa hiện nay đều trang bị lò nấu thức ăn. Thể tích nồi nấu trung bình 1-1,5m3, đồng thời có động cơ để đảo trộn khi nấu thức ăn. Sau khi nấu chín, để nguội, thức ăn được đưa vào máy ép và cắt thành dạng sợi ngắn hoặc viên. Sau đó thức ăn đư
- Thức ăn viên công nghiệp (TACN): do các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp cung cấp, có cả dạng chìm và nổi. TACN được tính tóan và phối chế cân đối, hợp lý các thành phần và hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho cá, nhưng giá của TACN cao hơn thức ăn TCB.
Cả thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tự chế biến phải tuân theo quy định không được chứa các lọai hóa chất hoặc kháng sinh đã bị cấm.
-Cách cho ăn:
+ Cho cá ăn mỗi ngày 2-3 lần. Với thức ăn TCB, cho cá tra khẩu phần ăn từ 7-10% trọng lượng thân/ ngày, cá ba sa khẩu phần 4-5%/ngày.
+Trong 2-3 tháng đầu, thức ăn phải có hàm lượng đạm 25-28%, giai đọan tiếp theo cho đến khi thu họach, hàm lượng đạm giảm xuống còn 18-22%.
+ Hai tháng trước khi thu hoạch có thể tăng thêm số lần cho ăn trong ngày nhằm thúc cho cá tăng trọng nhanh hơn.
+Với thức ăn công nghiệp, khẩu phần cho cá tra 1,5-2%, cá ba sa 1-1,5%.
Cá ba sa có đặc tính ít tranh ăn hơn cá tra và khi ăn no sẽ xuống đáy bè. Cá tra háu ăn và tranh mồi nhiều, con lớn thường giành được ăn trước những con cá nhỏ hơn. Cá nào đã ăn no sẽ bỏ đi, còn lại những con chưa ăn no tiếp tục ăn. Vì vậy thời gian cho cá tra ăn thường kéo dài hơn cá ba sa.
Khi cho cá ăn cần chú ý các điểm sau:
- Nên cho cá ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để khi cá no là lúc nước chảy mạnh giúp cho cá không bị mệt.
- Quan sát họat động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn và mức lớn của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, không để cá ăn thiếu hoặc dư thừa thức ăn.
5. Quản lý chăm sóc cá nuôi trong bè
Người nuôi cá phải hết sức quan tâm trong khâu này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của vụ nuôi cá. Trong công tác quản lý chăm sóc bè, cần chú trọng những việc chính như sau:
- Trước khi thả cá, phải dọn vệ sinh, tẩy trùng bè sạch sẽ. Chú ý tất cả các góc cạnh của bè, nơi ẩn chứa vi khuẩn có hại và nguồn gây bệnh cho cá.
- Vào mùa nắng những khi nước chảy yếu, nước dễ bị thiếu o-xy, cá dễ bị ngạt, phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng máy bơm hoặc quạt nước chảy mạnh qua bè để tăng hàm lượng o-xy hòa tan trong nước, giúp cho cá không bị thiếu o-xy.
- Vào mùa lũ, nước có nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy bè, cần thường xuyên dùng máy bơm quạt nước thổi bùn ra khỏi đáy bè. Máy bơm có thể đặt bên trong bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo hiểm.
- Thường xuyên kiểm tra neo, dây neo, nhất là vào mùa lũ. Phải dự phòng những trường hợp bắt buộc phải di chuyển bè để tránh dòng nước lũ quá mạnh.
- Hàng tuần phải lặn để kiểm tra quanh bè, xem xét lưới chắn, gỡ bỏ rác bám vào bè, kịp thời tu sửa những hư hỏng của bè.
6. Thu họach cá nuôi trong bè
Sau vụ nuôi 7-8 tháng, cá đạt cỡ 1-1,2 kg. Thu họach cá đôi khi dựa vào hợp đồng với các nhà chế biến xuất khẩu và cũng phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nội địa. Sản lượng thu họach trung bình một bè 30 tấn (bè nhỏ), 50 tấn (bè trung bình) và trên 100 tấn với bè lớn. năng suất trung bình 120-130 kg/m3 bè.
Trước khi thu hoạch 1-3 ngày, phải giảm lượng thức ăn và ngưng hẳn vào trước ngày thu họach. Khi thu cá, dùng lưới kéo bắt từ từ cho đến hết. Nên thu trong một thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát.
7. Bảo quản sản phẩm sau thu họach
Cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực phục vụ và dụng cụ đánh bắt cá (lưới kéo, vợt bắt cá, dụng cụ vận chuyển, phương tiện rửa cá v.v.). Ðánh bắt từng mẻ cá và thu gọn, vận chuyển nhanh. Phải phun xịt nước rửa sạch bùn đất bám trên thân cá trước khi đưa lên xe chở về nơi chế biến hoặc tiêu thụ. Trong trường hợp phải bảo quản cá tươi, không được dùng các loại hoá chất hoặc thuốc đã bị cấm sử dụng. Khi vận chuyển cá đi xa, không đổ cá thành lớp quá cao làm lớp cá bên dưới bị đè dẹp và nhanh bị hư thối, biến chất.