Kỹ thuật nuôi tôm sú trên cát
Được đăng : 13-12-2016 13:53:19
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở Ninh Thuận có những chuyển hướng mạnh mẽ từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức bán thâm canh và thâm canh. Năm 2000 diện tích lên đến 810 ha, năng suất bình quân đạt 2,650 tấn/ha/năm, sản lượng 2.200 tấn đã góp phần đáng kể cho thị trường xuất khẩu.Ở Ninh Thuận do nuôi tôm sú hiện nay có lãi suất khá cao nên các hộ nông dân ở ven biển đã sử dụng hầu hết diện tích mặt nước các vùng bãi triều ven sông, ven đầm đưa vào nuôi trồng thủy sản. Có thể nói nuôi tôm sú đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thông ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng tích luỹ ngoại tệ cho Nhà nước.Trước tình hình thiếu mặt nước để phát triển nuôi thủy sản, nhiều hộ dân bước đầu khai thác các vùng đất cát ven biển đưa vào nuôi tôm sú. Ðịa điểm nuôi đầu tiên tại thôn Từ Thiện, một làng ven biển sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng ngô, khoai, đậu trên vùng đất cát khi mùa mưa đến. Khu vực nuôi xây dựng từ năm 1999 lúc đầu chỉ có một hộ nuôi diện tích 0,5 ha đến nay đã phát triển được 2 hộ với diện tích 5ha. Hộ nuôi trước (ông Hải) thu hoạch được 4 vụ, mật độ thả nuôi 10-20 con tôm giống cỡ 2-3cm/m2 năng suất đạt 2-3 tấn/ha/vụ, lãi gần 100 triệu đồng/ha, cá biệt vụ thu hoạch vừa qua có một ao nuôi diện tích 0,4 ha đạt năng suất cao 4 tấn/ha/vụ. Hộ nuôi sau (ông Phương) diện tích 2,5 ha thả nuôi mật độ 30-35 con tôm giống P15/m2..
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở Ninh Thuận có những chuyển hướng mạnh mẽ từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức bán thâm canh và thâm canh. Năm 2000 diện tích lên đến 810 ha, năng suất bình quân đạt 2,650 tấn/ha/năm, sản lượng 2.200 tấn đã góp phần đáng kể cho thị trường xuất khẩu.
Ở Ninh Thuận do nuôi tôm sú hiện nay có lãi suất khá cao nên các hộ nông dân ở ven biển đã sử dụng hầu hết diện tích mặt nước các vùng bãi triều ven sông, ven đầm đưa vào nuôi trồng thủy sản. Có thể nói nuôi tôm sú đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thông ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng tích luỹ ngoại tệ cho Nhà nước.
Trước tình hình thiếu mặt nước để phát triển nuôi thủy sản, nhiều hộ dân bước đầu khai thác các vùng đất cát ven biển đưa vào nuôi tôm sú. Ðịa điểm nuôi đầu tiên tại thôn Từ Thiện, một làng ven biển sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng ngô, khoai, đậu trên vùng đất cát khi mùa mưa đến. Khu vực nuôi xây dựng từ năm 1999 lúc đầu chỉ có một hộ nuôi diện tích 0,5 ha đến nay đã phát triển được 2 hộ với diện tích 5ha. Hộ nuôi trước (ông Hải) thu hoạch được 4 vụ, mật độ thả nuôi 10-20 con tôm giống cỡ 2-3cm/m2 năng suất đạt 2-3 tấn/ha/vụ, lãi gần 100 triệu đồng/ha, cá biệt vụ thu hoạch vừa qua có một ao nuôi diện tích 0,4 ha đạt năng suất cao 4 tấn/ha/vụ. Hộ nuôi sau (ông Phương) diện tích 2,5 ha thả nuôi mật độ 30-35 con tôm giống P15/m2 trà tôm được 3 tháng tôm phát triển khá, dự kiến năng suất thu hoạch 4 tấn/ha.
Phong trào nuôi tôm sú trên cát ở Từ Thiện đang phát triển mạnh có thêm 20 hộ đang thi công xây dựng ao nuôi với diện tích 30ha và chuẩn bị thả giống nuôi vào đầu năm 2001.
Thiết kế xây dựng ao nuôi
Có thể tóm tắt tiến trình sau: Ðào ủi đất sâu 1-1,3m đắp thành hồ, ao nuôi. Sử dụng tấm bạt nhựa nilon mỏng loại một lớp trong suốt rộng 3,2 m để trải đáy ao, dùng bàn là (ủi quần áo) để ép ghép nối các bìa tấm nilon lại với nhau. Nilon được phủ khắp đều đáy ao và xung quanh bờ để chống thấm nước trong ao ra ngoài. Sau khi trải tấm nilon, phủ cát lên nilon với độ dày 30-50cm. Bờ ao được chải mái theo hệ số tả ly 1:1, xung quanh bờ nên dùng loại bạt 2 lớp dày như bạt Gia Lợi, Tân Bửu, Tapolin vừa chịu lực vừa giữ bờ tốt hơn. Hệ thống cấp nước mặn từ biển qua máy bơm công suất 15-20CV dẫn nước vào ao nuôi bằng ống nhựa hoặc mương, máng được xây dựng trực tiếp trên bờ ao. Ao nuôi diện tích khoảng 0,4 - 0,6ha có một cống tháo nước khẩu độ 0,6 - 1m và mương dẫn nước thải ra ngoài. Ngoài ra mỗi ao nuôi phải có 1-2 giếng đào đường kính 3-4m để lấy nước ngọt từ dưới lòng đất cấp cho ao nuôi.
Chi phí xây dựng cho 1 ha nuôi trên cát khoảng 200 triệu đồng chưa tính tiền thuê đất, bao gồm: Tiền thuê đào ủi - 50 triệu; mua bạt nilon - 20 triệu; đào giếng - 15 triệu; hệ thống cống, bơm nước, dẫn nước thải - 50 triệu; hệ thống máy bơm, quạt nước, công trình điện, nhà ở, nhà kho, nhân công - 65 triệu.
Một số nhận xét, đánh giá về nuôi tôm trên cát
Về thuận lợi:
- Nuôi tôm trên cát sử dụng được nguồn nước sạch ven biển, nguồn nước này được trao đổi thường xuyên với đại dương do đó ít mầm bệnh, ít bị ô nhiễm.
- Sử dụng nguồn nước ngọt từ giếng ngầm tại chỗ là nguồn nước sạch.
- Chi phí xây dựng cho 1 ha nuôi chưa tính tiền thuê đất là 200 triệu, mức đầu tư vừa phải được nhiều người chấp nhận.
- Dễ ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong qui trình nuôi bán thâm canh, nuôi đạt năng suất 3-4 tấn/ha/vụ.
- Tôm ít bị bệnh do chủ động quản lí môi trường, chủ động bơm, cấp nước sạch.
- Chủ động về mùa vụ: có thể nuôi được 2 vụ/năm.
Hạn chế
- Ðến mùa khô nước ngọt bị thiếu và phụ thuộc hoàn toàn vào giếng nước ngầm.
- Ðộ mặn trong ao nuôi thường xuyên ở mức cao : 25-30%o.
- Ao nuôi thường bị mất tảo, rong đáy phát triển ở giai đoạn 1,5 tháng nuôi đầu vụ.
- Chi phí sản xuất hơi cao, nhất là năng lượng do phải bơm lấy nước mặn từ biển vào và nước ngọt từ giếng sâu lên.
- Tôm nuôi phát triển trung bình, vụ nuôi thường kéo dài 4 - 5 tháng
- Việc xử lí chất thải sau khi thu hoạch chưa có giải pháp tích cực.
Ðể đảm bảo thành công nuôi tôm sú trên cát còn một vài trở ngại như lượng nước ngọt từ giếng ngầm cung cấp không đủ, biến động môi trường, tôm chậm lớn, vấn đề chủ yếu vẫn là kĩ thuật, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ chất lượng nước đảm bảo duy trì các thông số về môi trường (pH, nhiệt độ, độ mặn...) trong phạm vi phù hợp. Chất lượng nước ao nuôi luôn ổn định trong suốt quá trình nuôi.
Yêu cầu về ao nuôi: Vùng cát thường hấp thụ năng lượng bức xạ nhiệt mặt trời rất lớn, biểu hiện nhiệt độ cao, độ ẩm thấp do đó yêu cầu về môi trường ao nuôi trên cát:
- Ðộ sâu mức nước ao: 1,4 đến 1,5m
- Ðộ mặn: 18 - 25ppt
- Oxy hoà tan (D.O) : 4 - 9ppm
- Nhiệt độ 28-30oC
- pH : 7,5 - 8,5
- Ðộ trong (ánh sáng mặt trời xuyên qua): 30 - 40cm
- Thực hiện chế độ bốn phân hợp lí.
Từ phong trào nuôi tôm trên cát, từ kết quả thực tiễn mang lại, nhu cầu phát triển diện tích nuôi tôm trên cát ngày một tăng. Tuy nhiên để bảo đảm các yêu cầu bảo vệ giữ gìn môi trường sinh thái, việc mở rộng nuôi tôm phải có qui hoạch, nuôi gắn với trồng rừng và giữ rừng, nuôi gắn với phát triển thủy lợi. Từ những yêu cầu này, vừa qua UBND tỉnh đã có chủ trương đồng ý, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản khảo sát, qui hoạch mở rộng vùng nuôi tôm trên cát khu vực ven biển Từ Thiện và Phú Thọ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Ninh Thuận hàng ngàn ha đất, đồi cát hoang hóa. Tiềm năng này đang được đánh thức.