Kỹ thuật nuôi tôm sú trên vùng đất cát 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:20
THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ CHUẨN BỊ AO NUÔINuôi tôm sú trên vùng đất cát ven biển không chỉ là mô hình nuôi trồng thủy sản mới đối với tỉnh ta , mà còn được xem là một tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của cả nước . Nghề nuôi tôm trên cát tuy chỉ mới xuất hiện ở tỉnh ta trong vài năm gần đây nhưng nó đã sớm khẳng định được hiệu qủa kinh tế khá cao so với nuôi tôm ở các vùng mặt nước ven biển khác . Thấy được hiệu quả của nghề này , nhiều đơn vị, cá nhân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng ao đìa nuôi tôm trên cát . Ðến nay , diện tích nuôi tôm trên cát ở tỉnh ta đã có khoảng trên 60 ha . Ða số các hộ nuôi đều có diện tích nuôi trên 1 ha và đều nuôi đạt hiệu quả 2 vụ/năm . Năng suất tôm nuôi đạt rất cao 4-5 tấn/ha và hiện tượng dịch bệnh trên con tôm hầu như không xãy ra .Vùng nuôi tôm trên cát ở tỉnh ta hiện nay chủ yếu chỉ tập trung ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước . Do ở vùng này có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho nuôi tôm . Diện tích vùng đất cát ven biển ở tỉnh ta còn rất lớn , đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nghề nuôi tôm trên cát có thể phát triển với quy mô lớn.(Phát biểu của 1-2 người dân về hiệu quả của nuôi tôm trên cátvà nêu khó khăn về kỹthuật nuôi)Ðể đảm bảo loại hình nuôi tôm này được phát triển bền vững và thực sự mang lại hiệu qủa cao , người nuôi tôm cần nắm vững kỹ thuật nuôi , làm tốt từ khâu qui hoạch , thiết kế hệ thống ao nuôi cho đến các khâu trong qui trình kỹ thuật nuôi .Kỹ thuật nuôi tôm trên cát nhìn chung cũng giống như kỹ thuật nuôi tôm bán tâm canh và thâm canh đang áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên , nuôi tôm trên cát cũng có một số khâu kỹ thuật khác biệt cần hết sức lưu ý.I. CHỌN ÐỊA ÐIỂM XÂY DỰNG AOChọn địa điểm xây dựng là một trong những khâu quan trọng nhất của nghề nuôi tôm. Ðịa điểm xây dựng phải đảm các điều kiện sau :- Gần nguồn nước biển, nước biển không bị ô nhiễm.- Có nguồn nước ngọt đảm bảo , có thể là nước ngầm.- Xa khu dân cư , không chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp.- Gần đường giao thông , có hệ thống điện lưới quốc gia.II. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG AO NUÔI.Lưu ý khi thiết kế và xây dựng ao nuôi..

THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ CHUẨN BỊ AO NUÔI
Nuôi tôm sú trên vùng đất cát ven biển không chỉ là mô hình nuôi trồng thủy sản mới đối với tỉnh ta , mà còn được xem là một tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của cả nước . Nghề nuôi tôm trên cát tuy chỉ mới xuất hiện ở tỉnh ta trong vài năm gần đây nhưng nó đã sớm khẳng định được hiệu qủa kinh tế khá cao so với nuôi tôm ở các vùng mặt nước ven biển khác . Thấy được hiệu quả của nghề này , nhiều đơn vị, cá nhân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng ao đìa nuôi tôm trên cát . Ðến nay , diện tích nuôi tôm trên cát ở tỉnh ta đã có khoảng trên 60 ha . Ða số các hộ nuôi đều có diện tích nuôi trên 1 ha và đều nuôi đạt hiệu quả 2 vụ/năm . Năng suất tôm nuôi đạt rất cao 4-5 tấn/ha và hiện tượng dịch bệnh trên con tôm hầu như không xãy ra .
Vùng nuôi tôm trên cát ở tỉnh ta hiện nay chủ yếu chỉ tập trung ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước . Do ở vùng này có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho nuôi tôm . Diện tích vùng đất cát ven biển ở tỉnh ta còn rất lớn , đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nghề nuôi tôm trên cát có thể phát triển với quy mô lớn.
(Phát biểu của 1-2 người dân về hiệu quả của nuôi tôm trên cát
và nêu khó khăn về kỹthuật nuôi)
Ðể đảm bảo loại hình nuôi tôm này được phát triển bền vững và thực sự mang lại hiệu qủa cao , người nuôi tôm cần nắm vững kỹ thuật nuôi , làm tốt từ khâu qui hoạch , thiết kế hệ thống ao nuôi cho đến các khâu trong qui trình kỹ thuật nuôi .
Kỹ thuật nuôi tôm trên cát nhìn chung cũng giống như kỹ thuật nuôi tôm bán tâm canh và thâm canh đang áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên , nuôi tôm trên cát cũng có một số khâu kỹ thuật khác biệt cần hết sức lưu ý.
I. CHỌN ÐỊA ÐIỂM XÂY DỰNG AO
Chọn địa điểm xây dựng là một trong những khâu quan trọng nhất của nghề nuôi tôm. Ðịa điểm xây dựng phải đảm các điều kiện sau :
- Gần nguồn nước biển, nước biển không bị ô nhiễm.
- Có nguồn nước ngọt đảm bảo , có thể là nước ngầm.
- Xa khu dân cư , không chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp.
- Gần đường giao thông , có hệ thống điện lưới quốc gia.
II. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG AO NUÔI.
Lưu ý khi thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm trên cát cần đảm bảo các yếu tố sau :
- Xây dựng hệ thông công trình ao nuôi tôm trên cát phải có diện tích từ 01ha trở lên để có thể bố trí đầy đủ các công trình phụ trợ đảm bảo nuôi tôm ổn định và có hiệu qủa.
- Nuôi tôm trên cát cần nên bố trí kết hợp với trồng rừng để tránh hiện tượng cát bay, vừa đảm bảo giữ được lượng nước ngầm. Có thể bố trí trồng rừng theo vành đai và theo các lối đi. ( Sơ đồ bố trí theo hình 1).
- Phải bố trí xây dựng đầy đủ hệ thống gồm ao nuôi tôm , ao chứa lắng dự trử nước , ao chứa nước thải đảm bảo không tháo nước trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường .( Sơ đồ bố trí theo hình 2 ).
- Xây dựng ao phải được kè bờ và lót toàn bộ đáy ao bằng nhựa chống thấm giải quyết vấn đề rò rỉ mất nước nhanh trong ao.( Sơ đồ bố trí theo hình 3 ).
* Thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm : ( Sơ đồ thiết kế theo hình 4 )
- Ao nuôi tôm có thể thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật để dễ chăm sóc quản lý.
- Ðáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về giữa ao nơi có lắp đặt hệ thống xả đáy.
- Ðộ sâu ao từ 1,5m trở lên
- Bờ ao thoai thoải, được kè bằng nhựa chống thấm Tapolin.
- Toàn bộ đáy ao được lót bằng nhựa nilon ;nhựa Tapolin hoặc nhựa cao cấp HDPE.
III. CHUẨN BỊ AO NUÔI TRƯỚC KHI THẢ TÔM
- Ðối với ao mới xây dựng xong , trước hết cần bơm nước vào ao sau đó tháo cạn để rửa ao.
- Ðối với ao đã nuôi tôm . Sau mỗi vụ nuôi cần phải cải tạo ao bằng cách nạo vét hết bùn dơ đưa lên bờ., bổ sung cát mới vào ao.
- Bón vôi [Ca(OH)2] xuống ao với lượng như sau :
+ Ao có pH đáy ao bình thường ( 6,0-7,0) dùng 500-800 kg/ha
+ Ao đất chua (pH: 4,5- 6,0 ) dùng 800-1000 kg/ ha
+ Ao đáy phèn (pH<4 ) dùng vôi 1000- 1500 kg /ha
- Ao nuôi xây dựng trên vùng đất cát rất nghèo dinh dưỡng, có thể bón lót thêm phân chuồng đã ủ hoai với lượng 60 -100kg/sào . Phân chuồng có thể sử dụng các loại phân như : phân Gà, phân bò, phân Dê ., khi ủ trộn thêm 20 kg phân lân + 60kgvôi/1 tấn phân chuồng).
- Bố trí máy quạt nước đặt đúng các vị trí để tạo dòng nước chảy tuần hoàn .
- Lúc nước triều lên cao bơm nước vào các ao nuôi, nước phải qua lớp lưới dày hoặc vải lọc ngăn chặn các động vật khác xâm nhập vào ao.
- Cấp nước một lần đạt độ sâu 0,6- 0,8 m , giữ nước 1-2 ngày cho trứng các loại tôm , cá nở . Sau đó tiến hành diệp tạp bằng Saponin 5- 10 ppm( 4-8 kg/sào )
- Dùng phân gây màu nước trong ao :
+ Phân hoá học sử dụng :Urê , NPK(20:20:0)
Với tỷ lệ Urê/ NPK là 2:1 hoặc 3:1 dùng với liều lượng 2-4 ppm (1,5-3,0 kg/sào)
+ Có thể sử dụng phân chuồng ( phân gà hoặc phân bò khô ) nghiền nát bỏ trong túi lưới treo trước máy quạt nước hoặc trước cống nước .Phân chuồn cũng có thể rãi xuống đáy ao trước khi cấp nước vào ao.
- Sau 5- 7 ngày độ trong đạt 30- 40 cm có thể tiến hành thả tôm .
Tóm lại : Trong khâu thiết kế và chuẩn bị ao nuôi tôm trên cát cần nên lưu ý một số điểm sau :
- Bố trí xây dựng công trình ao nuôi phải đảm bảo phù hợp để nuôi tôm vừa ổn định lâu dài vừa mang lại hiệu qủa cao nhất.
- Nuôi tôm trên cát cần nên bố trí hệ thống công trình ao nuôi gồm ao chứa lắng , ao xử lý nước , đảm bảo nuôi theo qui trình khép kín tuần hoàn tránh gây ra ô nhiễm môi trường.
- Nên kết hợp nuôi tôm với trồng rừng để đảm bảo chống cát bay, tạo cảnh quang môi trường sạch đẹp .
HIỆU QỦA VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM.
Nghề nuôi tôm ở nước ta đã được hình thành từ lâu, song mãi đến năm 1990 mới được phát triển mạnh. Ở tỉnh ta nghề nuôi tôm sú cũng được bắt đầu từ thời điểm đó.Với lợi thế về chiều dài bờ biển và diện tích mặt nước ở các vùng ven biển nên đến những năm 1999, 2000 và đầu năm 2001, nghề nuôi tôm trong tỉnh phát triển mạnh, tăng nhanh về diện tích, trình độ kỹ thuật của người nuôi cũng được nâng lên rõ rệt. Thế nhưng, do phát triển tự phát là chủ yếu không theo đúng quy hoạch nên chất lượng môi trường dành cho nuôi tôm ở tỉnh ta đang có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm cho khả năng rủi ro của nghề nuôi tôm ngày càng cao. Nếu không có biện pháp đồng bộ, hữu hiệu kịp thời thì khó có thể lường trước được những hậu qủa xấu về môi trường.
Theo kết qủa của nhiều công trình nghiên cứu: Một trong những nguyên nhân quyết định làm tôm tăng trưởng chậm, giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh tấn công là do môi trường từ lớp bùn cặn bã hữu cơ dơ bẩn tích tụ lâu ngày ở bề mặt đấy ao, bắt nguồn từ thức ăn dư thừa, từ các chất mùn, vỏ tôm..các cặn bã hữu cơ co sẵn trong nguồn nước. Chính những lớp bùn dơ bẩn đó là nguồn chứa đủ mọi vi sinh vật gây bệnh và tạo ra các khí độc. Trong ao nuôi có càng nhiều chất cặn bã hữu cơ hay thực phẩm dư thừa, cung cấp và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh như : Vibrio, Aeromonas, E coli..sinh sôi nảy nở càng nhanh và sớm giết chất tôm nuôi trong ao. Thực chất là bản thân các vi sinh vật có trong ao nuôi không giết chết tôm nuôi hàng loạt, nhưng chúng là nhân tố làm suy yếu hệ thóng miễn dịch của cơ thể tôm, tạo diều kiện cho virus giết chết tôm trong ao. Mặt khác do lạm dụng việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất ngăn ngừa mầm bệnh, rong tảo, đã dẫn đến việc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và cả vi sinh vật hữu ích. Mất đi sự cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường oa nuôi và dễ gây ra dịch bệnh trên con tôm.
Nhằm từng bước khắt phục và cải thiện dần môi trường phục vụ cho nghề nuôi tôm, với mục tiêu hướng đến một môi trường nuôi tôm bền vững, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã chọn giải pháp ứng dụng chế phẩm sinh học vào qúa trình quản lý môi trường ao nuôi tôm và loại chế phẩm sinh học dược sử dụng có hiệu qủa nhất là Efective Mieroorganis gọi tắt là EM.
Qua một thời gian sử dụng thử nghiệm ban đầu ở nhiều hộ nuôi tôm cho thấy chế phẩm sinh học EM có khả năng ; Phân giải tốt các chất thải hữu cơ trong qúa trình nuôi; phân hủy chất thải hữu cơ hòa tan và không hòa tan, đồng thời duy trì được chất lượng nước, màu nước cho ao nuôi; ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật gây hại như Vibrio, Aeromonas và những mầm bệnh vi khuẩn khác; làm tăng lượng ôxy hòa tan trong môi trường nước ao nuôi tôm và giảm thiểu lượng NH3; điều hòa hàng loạt các yếu tố môi trường kèm theo sự phát sinh trong quá trình nuôi như PH, ôxy hòa tan, cặn lắng, độ trong, phân giải, NH3, H2S, nitric, nitrat.
(Phát biểu của những hộ nuôi tôm về hiệu qủa.)
1/ Ðặc điểm của loại chế phẩm sinh học EM, những nhóm vi sinh vật hữu hiệu như :
- Nhóm vi khuẩn quang hợp : Rhodopreudomonas.
- Nhóm vi khuẩn lactobacillus.
- Nhóm xạ khuẩn : Strepptomyces.
- Nhóm nấm men : Sacchamyces.
- Nhóm nấm : Aspergillus và Penicillium.
Vai trò của nhóm vi sinh vật này dược thể hiện ở chỗ nó "tiêu thụ" các chất hữu cơ phát sinh trong qúa trình sinh trưởng và phát triển vật nuôi trong ao hồ. Nói cách khác EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ hòa tan và không hoàn tan từ uế chất của tôm, từ thức ăn thừa tích tụ ở đấy ao nuôi; tạo được sự ổn định và duy trì chất lượng nước, màu nước trong ao nuôi. Ngoài ra còn gây ức chế có tác dụng giảm thiểu các vi sinh v ật gây bệnh như : Vibrio, Aeromonas, E.Coli..Bản chất sinh-hóa lý của EM còn được thể hiện ở chỗ nó không hoạt động ở môi trường khô, chỉ hoạt động mạnh trong môi trường nước, khi gặp nước, các Enzym được kích hoạt và bắt đầu thực sự phân giải rất mạnh.
Chính sự phân giải đó đã tạo ra các cơ chất làm thức ăn cho các chủng Rhodopreudomonas, lactobacillus.phát triển sinh khối tăng nhanh tạo ra duy truyền phân hủy các chất thải, các chất lơ lửng rồi kết tụ lắng xuống đấy ao, giúp môi trường ao nuôi trong sạch, qúa trình này diễn ra liên tục theo chu kỳ kép kín, chiều hướng tích cực có lợi cho môi trường nuôi.
2/ Các bước tiến hành:
a/ Nhân giống:
EM trước khi đưa vào sử dụng phải trải qua giai đoạn kích thích tạo môi trường sống thích hợp làm tăng trưởng sinh khối, nghĩa là các nhóm vi sinh vật đang ở trạng thái nghĩ, tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển mạnh đảm bảo số và chất lượng trước khi đưa vào môi trường cần phân hủy, giai đoạn này được gọi là giai đoạn nhân giống.( Thời gian cần cho nhân giống là bao nhiêu)
b / Sử dụng EM để sử lý nước ao:
Sau giai đoạn nhân giống, EM giồng cần được pha loãng với nguồn nước ngọt sạch ở nồng độ nhất định, đối với tôm thường dùng với tỷ lệ 1/50, 1/60 và 1/100, tuỳ theo độ sâu, nguồn nước nuôi, tỷ lệ nồng độ EM giống có thể khác nhau. Trong trường hợp ao nuôi bị ô nhiễm thì tỷ lệ nồng độ có thể dùng 1/20. Căn cứ điều kiện thời tiết, yếu tố mùa vụ việc sử dụng EM giống có thay đổi nhất định:
- Nếu thời tiết tốt điều kiện môi trường ổn định việc sử dụng EM để rãi 1 tuần/ lần, liều lượng bình quân 0,5 - 1 lít EM giống / sào.
- Nếu thời tiết thất thường, biến động liên tục việc rãi EM giống liên tục hàng ngày là tốt nhất, liều lượng bình quân là 0,2-0,4 lít / sào
Cách rãi: Nên rãi đều mặt nước vào buổi sáng, tốt nhất là khi mặt trời vừa hé sáng.
c/ Sử dụng EM để sản xuất thức ăn cho tôm:
Dùng EM giống để lên men thức ăn cho tôm, thành phần thức ăn cho tôm bao gồm:
- Protein thực vật ( khô)
- Protein động vật ( khô)
- Cám gạo
- Bột vỏ hải sản
- Các khoáng chất.
Mục đích:
Cho lên men để kích thích khả năng tạo Enzyme ngoại bào, hình thành một số acid amin và cơ chất làm thức ăn cho tôm.
Kích thích tiêu hóa và hạn chế khả nănggây bệnh đường ruột cho tôm nuôi.
Hạn chế khả năng gây ô nhiễm từ nguồn uế chất do tôm thải ra.
3/ Kết qủa bước đầu:
* Về yếu tố môi trường: Duy trì ổn định một số chỉ tiêu môi trường
PH
Ðộ trong đạt được:
NH3
BOD
COD
N02
N03
Ôxy hòa tan.
* Về khả năng sinh trưởng của tôm: Thời gian theo dõi 40 ngày, đối với ao nuôi tôm có sử dụng về EM giống, thức ăn lên men từ EM giống, Sức ăn mạnh hơn, nhanh hơn so với ao đối chứng ( không dùng EM) là 260kg/ 180kg
* Mức tăng trọng: ao sử dụng chế phẩmEM mức tăng trọng đo được: 7,63g/ con, ao đối chứng đạt 5,9g/con.
Kết qủa theo dõi trong 40 ngày nuôi khi sử dụng chế phẩm sinh học EM môi trường nước ao nuôi hết sức ổn định, không có mùi hôi lạ, mật độ tảo ổn định, tôm khỏe, ăn nhiều, mức độ tăng trọng bình thường, hạn chế được tối đa việc sử dụng các hoá chất khác.
PB hộ nuôi tôm những kinh nghiệm khi sử dụng chế phẩm sinh học EM
Việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm vốn đã được khuyến khích từ lâu. Bởi có như vậy, mới hạn chế được việc dùng hoá chất trong nuôi tôm và đây cũng là điều kiện cần thiết để có được môi trường nuôi tôm bền vững, phù hợp với quy trình nuôi tôm thâm canh.
(P/b trung tâm khuyến ngư hướng đẩy mạnh việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm.)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM SÚ TRÊN CÁT
Tôm sú là loài giáp xát nên chúng phát triển và tăng trọng thông qua các chu kỳ lột xác . Trong quá trình lột xác tôm hầu như giảm ăn và rất nhạy cảm với sự biến động môi trường nước trong ao. Chúng chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao khi điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học và phải luôn ổn định .Vì vậy việc tìm hiểu , theo dõi các yếu tố môi trường , biết được diễn biến để từ đó có những tác động kỹ thuật điều khiển và tạo ra môi trường thuận lợi phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nuôi là một việc làm hết sức cần thiết . Ðặc biệt là đối với nuôi tôm trên cát quá trình này càng phải thực hiện một cách thường xuyên :
I. Một số yếu tố thủy hóa có liên quan với tômnuôi.
Muốn quản lý một ao nuôi tôm sú trên cát có hiệu qủa cần phải có những thông tin đặc trưng về các yếu tố môi trường như : Nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, độ trong, màu nước, oxy hòa tan, H2S, NH3 ,..với các số liệu đo hàng ngày và nhận biết được sự biến đổi của nó trong ao nuôi.
1/ Nhiệt độ :
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình trao đổi chất bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng trực tiếp và gían tiếp đến sự lột xác , liên quan đến khả năng bắt mồi và sự sinh trưởng của tôm.
Nhiệt độ tối ưu cho tôm sinh trưởng từ 28 - 320C, nếu nhiệt độ cao hơn 330C hoặc thấp hơn 250C khả năng bắt mồi của tôm giảm đi 30 - 50%.
Do đặc điểm thổ nhuỡng của vùng đất cát nên khi xây dựng công trình ao nuôi phải kè bạt bờ và lót bạt đáy ao cho nên khả năng hấp thụ nhiệt vào ban ngày rất lớn, do đó nhiệt độ nước trong ao có khả năng tăng lên rất cao >360C nếu mực nước trong ao < 1m.
Ðể khắc phục được việc tăng cao của nhiệt độ nước , biện pháp kỹ thuật tốt nhất là nâng cao mực nước trong ao từ 1,2m trở lên, độ dày lớp cát phủ đáy ao >0,5m.
2/ Ðộ mặn :
Tôm sú có thể chịu đựng được sự biến thiên độ mặn rất lớn, chúng có thể thích nghi được với độ mặn từ 0,2 - 70%o.
Tuy nhiên ngưỡng độ mặn phù hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 15 -25%o.
Trong quá trình chăm sóc quản lý việc cấpnước ngọt hoặc nước biển cần có một giới hạn nhất định, nếu thay đổi qúa đột ngột thì chúng rất dễ sock và nhiễm bệnh .Khác với các vùng nuôi khác nguồn nước ngọt cấp vào ao nuôi tôm trên cát chủ yếu là sử dụng nước ngầm từ các giếng khoan có độ sâu từ 5 -40m cho nên khi cấp nước cần kiểm tra các yếu tố : hàm lượng kim loại nặng ( Cu, Zn, Fe....) , các khí độc( H2S, NH3 ,SO2 ,CH4 ...) để có biện pháp xử lý từ ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi
3/ pH :
pH là chỉ tiêu chỉ thị cho qúa trình biến đổi sinh học và hóa học xảy ra trong ao nuôi để đánh gía chất lượng nước.
pH thích hợp cho tôm dao động từ 7,5 -8,5 , tốt nhất từ 7,8 - 8,3 . pH < 7 hoặc >9,5 sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.
Qua nghiên cứu cho thấy tính độc của các loại khí( NH 3 , H2?/sub>S..) có lên quan đến pH:
Tính độc của NH3 càng tăng khi pH cao.
Sự biến động của pH hàng ngày trong ao phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tảo. Vào thời điểm 14 -16 giờ trong ngày cường độ quang hợp của tảo mạnh giá trị của pH đạt cao nhất, Vào ban đêm khi không có ánh sáng mặt trời gía trị pH xuống thấp nhất.Cho nên điều khiển pH tức là điều khiển mật độ tảo trong ao nuôi.
4/ Oxy :
Như chúng ta đã biết bất kỳ sinh vật sống nào cũng cần phải hô hấp. Tôm là loài sinh vật sống trong môi trường nước cho nên hoạt động hô hấp của tôm dựa vào hàm lượng oxy hòa tan có trong ao nuôi .
Ngưỡng oxy thích hợp cho tôm nuôi 4-7 mg/l Nếu oxy thiếu tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn , chậm lớn, mang tôm có màu hồng. Nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài tôm sẽ bị nổi đầu chết hàng loạt.
Ðể tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao nuôi người ta sử dụng các loại thiết bị như : máy quạt nước , máy thổi oxy đáy, máy sục khí... Tuỳ theo mật độ thả nuôi , thời gian nuôi mà có biện pháp bố trí và vận hành các loại máy cho phù hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy trong ao ,vừa giảm được chi phí sản xuất. Ngoài ra oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo , bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Khi mật độ tảo trong ao nhiều vào ban ngày do qúa trình quang hợp sẽ cung cấp một lượng lớn oxy hòa tan trong ao,nhưng ngược lại vào ban đêm tảo lại sử dụng oxy cho qúa trình hô hấp , do đó oxy thường giảm thấp vào ban đêmnhất là vào lúc 4-5giờ sáng nên cần tăng cường hoạt động các loại máy cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu.Ngoàiệc cung cấp đầy đủ oxy trong ao còn tạo điều cho các vi sinh vật có lợi phát triển thúc đẩy qúa trình phân hủy các chất hữu cơ làm sạch đáy ao.
5/ Ðộ trong - màu nước :
Ðộ trong - màu nước là hai yếu tố có liên quan đến sự phát triển của tảo ,nó chi phối đến nhiều yếu tố như : nhiệt độ nước, pH, oxyhòa tan.các muối dinh dưỡng....
Ðộ trong phù hợp nhất cho tôm phát triển từ 30 -40cm.
Khi độ trong cao >40cm chứng tỏ tảo trong ao phát triển chậm, cần cung cấp thêmcác muối dinh dưỡng cho tảo phát triển. Nếu độ trong thấp < 30cm tảo phát triển qúa mạnh sẽ làm cho pH , hàmlượng oxy biến động lớn trong ngày , có nguy cơ tảo tàn hàng loạt gây ô nhiễm môi trường .
Do đó cần có biện pháp khống chế sự phát triển của tảo như thay nước , xử lý Formol 3-5ppm vào lúc 9-10giờ sáng...
Ngoài ra hàng ngày cần theo dõi sự thay đổi của màu nước trong ao để đánh gía sự phát triển của tảo, từ đó có thể dự đoán được biện pháp xử lý trước khi có tình huống xấu xảy ra.
Qua nghiên cứu cho thấy màu nước trong ao : xanh nhạt, xanh lục, vàng nâu phớt xanh là tốt nhất . Chúng được tạo ra bởi nhóm tảo không có độc tố , kích thước nhỏ, có vòng đời dài nên màu nước ao nuôi ổn định . Ngoài ra nhóm tảo này còn có
khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn phát sáng Vibrio.
Ngoài một số yếu tố cơ bản trên , trong nuôi tôm cũng cần theo dõi thêm một số yếu tố như : độ kiềm , hàm lượng khí NH3, khí H2S.