Kỹ thuật sản xuất giống cua xanh (Scylla Paramanosain) - Phần 4
Được đăng : 13-12-2016 13:57:25
Chuẩn bị nước ương nuôi Đây là công đoạn rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của đợt sản xuất. Chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống, khả năng lột xác chuyển giai đoạn ấu trùng và nhất là hạn chế tác nhân gây bệnh xâm nhập vào môi trường sống. Độ mặn của nước trong bể ương nuôi ấu trùng là 28 -290/00. Độ mặn bể ấp cua mẹ và bể ương ấu trùng Zoae không nên có sự chênh lệch lớn (± 20/00), nếu không sẽ gây hiện tương “sốc” làm ấu trùng lắng đáy và bắt mồi kém. Nguồn nước phải được lắng và xử lý bằng clorin nồng độ 20-30 ppm. Sau đó phải kiểm tra nước hết hoàn toàn lượng clorin dư mới đưa vào hệ thống lọc để đưa vào sử dụng. Không nên khử clorin dư bằng natri thiosunfate vì rất khó xác định được tỷ lệ 1:7 giữa clorin và natri thiosunfate. Vì nếu dư một trong hai hợp chất trên thì..
Chuẩn bị nước ương nuôi
Đây là công đoạn rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của đợt sản xuất. Chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống, khả năng lột xác chuyển giai đoạn ấu trùng và nhất là hạn chế tác nhân gây bệnh xâm nhập vào môi trường sống. Độ mặn của nước trong bể ương nuôi ấu trùng là 28 -290/00. Độ mặn bể ấp cua mẹ và bể ương ấu trùng Zoae không nên có sự chênh lệch lớn (± 20/00), nếu không sẽ gây hiện tương “sốc” làm ấu trùng lắng đáy và bắt mồi kém.
Nguồn nước phải được lắng và xử lý bằng clorin nồng độ 20-30 ppm. Sau đó phải kiểm tra nước hết hoàn toàn lượng clorin dư mới đưa vào hệ thống lọc để đưa vào sử dụng. Không nên khử clorin dư bằng natri thiosunfate vì rất khó xác định được tỷ lệ 1:7 giữa clorin và natri thiosunfate. Vì nếu dư một trong hai hợp chất trên thì đều ảnh hưởng đến ấu trùng cua.
Những trang trại có điều kiện về trang thiết bị nên cho nguồn nước chạy qua thiết bị UV (tia tím) trước khi đưa vào bể ương. Sau đó sục ozon trong thời gian 45 - 60 phút đối với bể có thể tích 750 -1000 lít. Mỗi bể chỉ dùng một viên đá bọt ở giữa. Khí chỉ đủ nhẹ để nâng ấu trùng chủ động bơi lội bắt mồi. Khí quá nhẹ sẽ làm ấu trùng lắng.
Quản lý chăm sóc ấu trùng Z1, Z2
Mật độ ấu trùng đưa vào bể ương là 150 – 200 cá thể/lít. Do đặc tính bắt mồi thụ động và hệ thống tiêu hoá của ấu trùng có kính thước rất nhỏ nên việc sử dụng luân trùng, artemia bung dù sẽ đem đến hiệu quả tốt. Hằng ngày cho ăn 2 lần vào lúc 5 giờ sáng và 5 giờ chiều (thường ấp cỡ 5g trứng cho một bể ương ấu trùng có thể tích 1.000 lít)
Sau 3 – 4 ngày, ở 29 -300C, ấu trùng Zoae 1 chuyển sang Zoae 2.
Xi phông đáy để loại bỏ ấu trùng yếu chết, vỏ Artemia, vỏ ấu trùng Z1. Nên xi phông vào lúc sáng sớm, không nên làm vào lúc ấu trùng lột xác chuyển giai đoạn và lúc nhiệt độ cao.
Mỗi lần xi phông lượng nước ở mỗi bể nên lấy ra từ 15 -20 lít, sau đó dùng khăn sạch loại vỏ Artemia bám trên thành bể.
Zoea 1 Zoea 2
Quản lý chăm sóc ấu trùng Z3, Z4
Ấu trùng Z3, Z4 bơi lội tích cực và bắt mồi chủ động hơn nên không cần thiết phải cho ăn Artemia bung dù (sự phân huỷ vỏ trứng làm nước bị bẩn nhanh)
Từ giai đoạn Z3 có thể sử dụng Nauplius của Artemia để làm thức ăn chính. Trước khi cho ăn, phải kiểm tra lượng Artemia mà ấu trùng sử dụng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
Thời gian chuyển giai đoạn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, sức khoẻ ấu trùng và chế độ dinh dưỡng. Thường ở nhiệt độ 29 – 300C thì đến ngày thứ 7 bắt đầu xuất hiện Z3, ngày 9, 10 xuất hiện Z4, ngày thứ 12 xuất hiện Z5.
Ở giai đoạn này, tăng sục khí mạnh hơn so với giai đoạn Z1, Z2. Tuỳ theo độ bẩn đáy bể mà chọn thời điểm xi phông, vệ sinh thành bể hợp lý. Nếu lượng ấu trùng ra nhiều khi xi phông thì nên bắt lại cho vào bể.
Khi bắt đầu xuất hiện Z5, nên chuyển toàn bộ ấu trùng ra bể lớn, sẽ giúp ấu trùng có môi trường sống tốt hơn, giảm mật độ ấu trùng trên một đơn vị diện tích, tạo độ mặn hợp lý để ấu trùng lột xác.