Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua xanh (Scylla Paramanosain) - Phần 3
Được đăng : 13-12-2016 13:57:25
KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG, TẢO VÀ ARTEMIA SINH KHỐI CHO ẤU TRÙNG CUA XANHNuôi luân trùng Branchionus plicatilisCó 2 dòng luân trùng có kích thước khác nhau:- Dòng nhỏ 120 – 160 µm- Dòng lớn 250 – 300 µmLuân trùng dòng nhỏ thích hợp hơn để nuôi ấu trùng cua. Ở điều kiện thích hợp (t0 cao, dinh dưỡng đầy đủ) luân trùng sinh sản đơn tính, con cái sẽ đẻ trứng vô tính và con đều là con cái vô tính.Sự sinh trưởng, sinh sản đạt mức tối đa ở nhiệt độ 27-300C và tạo ra thế hệ mới không quá 4 ngày. Luân trùng ăn lọc các loài tảo nhỏ như Dunaliella, Izochrysis, Monochrysis và Clorella (< 20µm).Thể tích luân trùng là 6 x 105µm3 và ăn 1 lượng tảo gấp 5-10 lần thể tích của chúng. Cách nuôi luân..
KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG, TẢO VÀ ARTEMIA SINH KHỐI CHO ẤU TRÙNG CUA XANH
Nuôi luân trùng Branchionus plicatilis
Có 2 dòng luân trùng có kích thước khác nhau:
- Dòng nhỏ 120 – 160 µm
- Dòng lớn 250 – 300 µm
Luân trùng dòng nhỏ thích hợp hơn để nuôi ấu trùng cua. Ở điều kiện thích hợp (t0 cao, dinh dưỡng đầy đủ) luân trùng sinh sản đơn tính, con cái sẽ đẻ trứng vô tính và con đều là con cái vô tính.
Sự sinh trưởng, sinh sản đạt mức tối đa ở nhiệt độ 27-300C và tạo ra thế hệ mới không quá 4 ngày. Luân trùng ăn lọc các loài tảo nhỏ như Dunaliella, Izochrysis, Monochrysis và Clorella (< 20µm).
Thể tích luân trùng là 6 x 105µm3 và ăn 1 lượng tảo gấp 5-10 lần thể tích của chúng.
Cách nuôi luân trùng
Diện tích nuôi: có thể nuôi luân trùng trong bể hình trụ hay khối chữ nhật có đáy phẳng. Thể tích bể từ 1-5m3.
Thức ăn: là hỗn hợp tảo nuôi và men bánh mì theo tỉ lệ 1:9. Lượng thức ăn hàng ngày là 2-3 g men/ 1 triệu luân trùng, chia làm 2 lần ăn. Có thể thu hoạch 1/3-1/4 thể tích sau khi luân trùng đạt mức sinh khối tối đa. Sau đó cấp lại nước biển đã lọc hoặc nước tảo đang nuôi vào bể nuôi (ở 250C, mức sinh khối đạt mức tối đa sau 8 ngày).
Mật độ luân trùng ở cuối chu kỳ nuôi có thể đạt tới 1000 cá thể/ml, trung bình là từ 70-200 cá thể/ml (25‰). Luân trùng được thu qua 1 sàng lưới có kích thước mắt lưới 40-50 µm.
Làm giàu sinh học cho luân trùng:
Để làm tăng tỉ lệ sống của Z1 sau khi sử dụng thức ăn là luân trùng, nên cải thiện giá trị dinh dưỡng chúng bằng nhiều cách khác nhau như sau:
Thả luân trùng vào bể nuôi tảo cỡ 6 giờ (làm giàu axit béo chưa no).
Làm giàu trực tiếp với dầu gan cá tuyết.
Nhũ tương hoá luân trùng trong dung dịch lòng đỏ trứng hoặc làm giàu vitamin và kháng sinh cho luân trùng.
Nuôi tảo và nuôi artemia sinh khối
Nuôi tảo sinh khối
Có 3 nhóm tảo chính là tảo xanh, tảo khuê, tảo vàng có thể sử dụng để ương nuôi ấu trùng Z4, Z5 và nuôi artemia sinh khối. Nguồn tảo có thể lấy và phân lập từ nguồn nước biển hoặc từ phòng lưu giữ giống tảo.
Tảo được nuôi trong thùng nhựa trắng có thể tích 30-50 lít. Sau đó tiếp tục gây nuôi ở thể tích lớn hơn từ 500-1000 lít.
Nuôi artemia sinh khối
Nauplius của artemia sau khi lọc sạch, rửa kỹ bằng nước biển (không được vò, bóp trong quá trình rửa) đem nuôi trong môi trường tảo sinh khối trên. Lượng tảo phải được cấp vào hàng ngày và duy trì ở mật độ cao (ấp 8 g trứng artemia cho bể nuôi 1 m3). Nên bổ sung thức ăn tổng hợp như bột đậu nành, lansy, tảo khô, ET 800… từ ngày thứ tư trở đi. Chú ý nên cho ăn 4 lần/ngày. Có thể thu dần artemia sinh khối khi quan sát thấy artemia đã sử dụng hết thức ăn, lọc trong nước. Làm giàu artemia giống như làm giàu luân trùng và sử dụng chúng làm thức ăn cho ấu trùng Z5 và Megalop.