Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua xanh (Scylla Paramanosain) - Phần 5 

Được đăng : 13-12-2016 13:57:25
Ương nuôi ấu trùng Z5 đến cua bột tốt nhất là nên sử dụng bể xi măng có kích thước 3x5x1,2 hoặc 4x6x1,2 (m). Tiến hành vệ sinh bể và bắt sục khí. Nước đưa vào bể ương phải được xử lý và qua hệ thống lọc, độ mặn phải đạt từ 26-270/00, chiều cao nước trong bể đạt từ 90 -100cm.Trước khi chuyển ấu trùng nên cấp một lượng tảo từ 3 - 5% lượng nước có trong bể và cấp một lượng Nauplius của Artemia gấp đôi lượng Nau. Cho ăn một lần trong ngày. Thu Artemia sinh khối, làm giàu hoá chúng trước khi cấp vào bể ương... Khi trong bể ương Composit bắt đầu xuất hiện Z5 thì nên thu toàn bộ ấu trùng chuyển ra ngoài bể ương. Dùng vợt mềm, mịn loại thưa có đường kính 25cm (chiều dài cán vợt cỡ 40cm) vớt nhẹ nơi ấu trùng tụ dầy, nổi lên mặt nước. Sau đó chuyển nhanh ra bể ương. Nên nhớ rằng phải phân phối đều lượng ấu trùng ra khắp bể, không thể dồn một chỗ vì khi mới..

Ương nuôi ấu trùng Z5 đến cua bột tốt nhất là nên sử dụng bể xi măng có kích thước 3x5x1,2 hoặc 4x6x1,2 (m). Tiến hành vệ sinh bể và bắt sục khí. Nước đưa vào bể ương phải được xử lý và qua hệ thống lọc, độ mặn phải đạt từ 26-270/00, chiều cao nước trong bể đạt từ 90 -100cm.
Trước khi chuyển ấu trùng nên cấp một lượng tảo từ 3 - 5% lượng nước có trong bể và cấp một lượng Nauplius của Artemia gấp đôi lượng Nau. Cho ăn một lần trong ngày. Thu Artemia sinh khối, làm giàu hoá chúng trước khi cấp vào bể ương...

Khi trong bể ương Composit bắt đầu xuất hiện Z5 thì nên thu toàn bộ ấu trùng chuyển ra ngoài bể ương. Dùng vợt mềm, mịn loại thưa có đường kính 25cm (chiều dài cán vợt cỡ 40cm) vớt nhẹ nơi ấu trùng tụ dầy, nổi lên mặt nước. Sau đó chuyển nhanh ra bể ương. Nên nhớ rằng phải phân phối đều lượng ấu trùng ra khắp bể, không thể dồn một chỗ vì khi mới chuyển ra ấu trùng bị “sốc” và lắng nhiều xuống đáy. Khi lượng ấu trùng trong bể thưa đi thì có thể dùng ống nhựa mềm (16 – 18 mm) xi phông toàn bộ ấu trùng vào vợt đặt trong thau nước (miệng vợt không được chìm trong nước). Khi ấu trùng trong vợt nhiều lên chuyển ra bể ương rồi tiếp tục thu. Thu bằng cách này thì ấu trùng sẽ được thu hết, ít tốn thời gian, hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào bể ương và rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe ấu trùng.
Sau khi chuyển ấu trùng ra bể ương 2 - 3 ngày thì ấu trùng Z4 chuyển toàn bộ sang Z5. Ấu trùng Z5 ăn Artemia nở, sinh khối thì chúng còn có thể sử dụng được thức ăn chế biến. Điều này có thể nhìn rõ qua dạ dày sau khi đưa thức ăn vào bể. Ở giai đoạn Z5, lượng thức ăn chế biến sẽ sử dụng không nhiều do đó phải kiểm tra xi phông loại bỏ thức ăn thừa lắng xuống đáy, tránh làm ô nhiễm nguồn nước nuôi.
Ở nhiệt độ 20 – 300C, sau 15 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện Megalop. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất, ấu trùng sẽ bị hao hụt đi do bắt đầu xuất hiện tập tính ăn thịt lẫn nhau, giữa megalop với megalop và giữa megalop với Zoae5. Để hạn chế thấp nhất điều này, ta cần tăng cường cung cấp đủ artemia sinh khối có kích thước lớn (cỡ 10 ngày tuổi) có L = 0,5 đến 1cm, tích cực cho ăn thức ăn chế biến 3 lần/ngày vào lúc 6 giờ, 15giờ, 23giờ và treo vật bám bằng lưới phong lan đen đều khắp bể và nhiều nhất là ở 4 góc bể, đồng thời tăng cường sục khí mạnh, nhất là ở 4 góc (megalop tụ nhiều ở một số góc).
Khi ấu trùng đã chuyển hoàn toàn sang megalop thì xi phông kỹ đáy một lần cuối, loại bỏ tất cả thức ăn, xác ấu trùng, vỏ lột xác, vỏ Artemia, tảo tàn v.v…
Với điều kiện bình thường, thì tính từ lúc xuất hiện megalop đến ngày thứ 6 sẽ bắt đầu có cua bột 1. Lúc này nên rải dần vỏ hến xuống nền đáy để làm chỗ trú ẩn cho cua bột, hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau. Tuỳ theo lượng cua bột nhiều hay ít mà lượng vỏ hến rải xuống dày hoặc thưa. Ở giai đoạn này sử dụng thức ăn chế biến là chủ yếu. Artemia cũng không kém phần quan trọng trong việc hạn chế tập tính ăn lẫn nhau của cua bột. Thức ăn Nau.artemia sẽ giảm dần và ngừng hẳn khi trong bể xuất hiện 80 – 90% lượng cua bột. Sau 28 ngày, hầu hết lượng megalop đều chuyển thành cua bột 1, có một ít cua bột 2 và ta có thể tiến hành thu cua bột.