Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh ( Scylla Paramamosain)
Được đăng : 13-12-2016 13:57:25
Phần 1: Xây dựng trại sản xuất cua xanh giốngBên cạnh những thủy đặc sản như tôm sú, cá mú…. 1 loài đặc sản khác có hàm lượng mỡ thấp, prôtêin và khoáng vi lượng, vitamin cao hiện được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở nước ta bởi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng nhanh, phù hợp với khả năng đầu tư của ngư dân, đó là cua xanh.Hiện nay nguồn cung cấp cua giống nuôi trên hàng ngàn hecta ở các tỉnh như Nam Định, Hải Phòng … dựa hoàn toàn vào khai thác tự nhiên. Lượng cua này chỉ đáp ứng từ 10-15% nhu cầu, và trong tương lai nguồn cua giống từ tự nhiên này sẽ trở nên vô cùng khan hiếm. Chính vì thế con giống nhân tạo là mối quan tâm hàng đầu của nhiều địa phương trong cả nước. Tính đến nay công nghệ sản xuất cua giống nhân tạo chỉ mới triển khai ở ba địa phương trong cả nước đó là: Huế, Nghệ An và Hải Phòng. Lượng cua giống sản xuất được cũng chưa vượt quá 1 triệu con/năm. Chính điều đó giá cua giống vào thời điểm chính vụ trở nên khá cao, từ 5 – 6 ngàn đồng/con (cua 4,5). Chính vì thế, Trung tâm khuyến ngư quốc gia hi vọng tài liệu kỹ thuật ương từ cua bột lên giống này được phổ biến rộng rãi nhằm tăng sản lượng cua giống hàng..
Phần 1: Xây dựng trại sản xuất cua xanh giống
Bên cạnh những thủy đặc sản như tôm sú, cá mú…. 1 loài đặc sản khác có hàm lượng mỡ thấp, prôtêin và khoáng vi lượng, vitamin cao hiện được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở nước ta bởi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng nhanh, phù hợp với khả năng đầu tư của ngư dân, đó là cua xanh.
Hiện nay nguồn cung cấp cua giống nuôi trên hàng ngàn hecta ở các tỉnh như Nam Định, Hải Phòng … dựa hoàn toàn vào khai thác tự nhiên. Lượng cua này chỉ đáp ứng từ 10-15% nhu cầu, và trong tương lai nguồn cua giống từ tự nhiên này sẽ trở nên vô cùng khan hiếm. Chính vì thế con giống nhân tạo là mối quan tâm hàng đầu của nhiều địa phương trong cả nước.
Tính đến nay công nghệ sản xuất cua giống nhân tạo chỉ mới triển khai ở ba địa phương trong cả nước đó là: Huế, Nghệ An và Hải Phòng. Lượng cua giống sản xuất được cũng chưa vượt quá 1 triệu con/năm. Chính điều đó giá cua giống vào thời điểm chính vụ trở nên khá cao, từ 5 – 6 ngàn đồng/con (cua 4,5).
Chính vì thế, Trung tâm khuyến ngư quốc gia hi vọng tài liệu kỹ thuật ương từ cua bột lên giống này được phổ biến rộng rãi nhằm tăng sản lượng cua giống hàng năm cung cấp cho người nuôi cua.
1. Chọn địa điểm
Bên cạnh các yếu tố như khí hậu, giao thông, thị trường cũng như mức độ đầu tư, chủ trại giống cần chú ý 1 số điều kiện sau khi lựa chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống cua xanh:
Có nguồn nước biển trong sạch, không ô nhiễm, độ mặn ổn định (30‰). Nguồn nước nên đáp ứng được các chỉ tiêu thủy lý, thủy hoá .
Đối với những khu vực có độ mặn thấp nên chở nước biển có độ mặn cao từ ngoài khơi về (chi phí sản xuất cao); hoặc dùng nước ót có S‰: 100-200‰ để làm tăng độ mặn.
Có nguồn điện, nguồn nước máy hoặc giếng nước ngọt, thuận tiện giao thông và dịch vụ sinh hoạt khác.
Có diện tích để mở rộng quy mô trại và hệ thống ao ương nuôi cua giống
2. Xây dựng trại
Tuỳ theo công suất mà tính toán thiết kế xây dựng trại sao cho phù hợp và đồng bộ nhưng 1 trại sản xuất cua giống cần xây dựng các hệ thống cơ bản sau:
2.1. Bể nuôi cua mẹ
Kích thước mỗi bể thông thường là 4 x 6 x 1,5 m.
Bố trí bể ở nơi thoáng mát, có mái che để tránh mưa nắng.
2.2. Bể ương nuôi cua bột
Kích thước trung bình: 3 x 5 x 1,2 m.
Nên bố trí mái che các bể ương bằng tôn hoặc bằng lưới phong lan 2 lớp.
2.3. Nhà ương nuôi ấu trùng
Diện tích: 100 – 200 m2.
Bố trí nới thoáng mát, đủ ánh sáng. Cường độ ánh sáng từ 2000 - 4000 lux.
Mục đích sử dụng: chứa bể Composite dạng hình nửa cầu (trụ cầu) với thể tích 750-1000 lít.
2.4. Hệ thống gây nuôi tảo và thức ăn tươi sống:
Bể nuôi tảo tốt nhất là màu trắng có thể tích 0,5 - 1 m3, được đặt ở vị trí thoáng mát, có đủ ánh sáng và xa nơi nước thải.
Bể nuôi artemia sinh khối thường là bể composite hình lập phương có thể tích từ 1,5 – 2 m3. Hai hệ thống này có mái che bằng lưới phong lan là tốt nhất (cần có tôn để đậy khi có mưa lớn).
2.5. Hệ thống bể chứa nước, bể lắng, lọc nước.
Bể chứa nước: thường có thể tích lớn từ 40 – 60 m3, tuỳ theo công suất trại mà xây nhiều hay ít.
Hệ thống bể lắng: rất cần thiết khi thiết kế xây dựng trại ở các vùng có nhiều phù sa. Mục đích sử dụng: lắng lọc nước thải (giảm lượng hoá chất để xử lý nước) nhằm mục đích tái sử dụng nước hoặc lọc nước trước khi thải ra môi trường.
Hệ thống lọc nước: thiết kế hệ thống lọc này nhằm bảo đảm chất lượng nước tốt nhất để đưa vào ương nuôi ấu trùng. Về cơ bản cấu tạo tầng lọc nước giống như các trại tôm. Nên tăng vật liệu lọc để tăng chất lượng nước sử dụng cho ương nuôi ấu trùng cua (từ Z1- Z4) do lượng nước sử dụng không nhiều. Giai đoạn ương từ Z5 đến cua bột thì có thể nước lọc bình thường.
2.6. Các trang thiết bị cần thiêt
Một máy phát điện cỡ 4 KW.
Một máy bơm nước công suất 1,5 – 2 CV.
Hai máy bơm nước biển công suất 0,5 CV (Nên chọn máy bơm có vật liệu không gỉ).
Từ 5 – 8 máy sục khí có công suất 500 W.
Máy đo độ mặn, pH, độ kiềm và các test thử, cân điện tử, nhiệt kế, kính hiển vi.
Các vật chuyên dùng khác như xô, chậu, đá bọt, lưới, dây khí…