Kỹ thuật trồng cà phê
Được đăng : 13-12-2016 12:33:35
Sau khi đất được cải tạo, bón phân xanh, cày bừa và phun thuốc diệt cỏ sẽ tiến hành phân lô và đào hố trồng cây.Mật độ trồng:Cà phê chè (giống Caturra, Catimo)2,5x1m khoảng 4000cây/ha2,5x1,5m khoảng 2600cây/ha2,0x1m khoảng 5000cây/haCà phê vối (giống Robusta)3,5x2,5m-1330 cây/ha, trồng 1 cây/hố3,0x2,5m-2660cây/ha, trồng 2 cây/hốĐào hố-bón phân- lấp hốKích thước hố 60x50x50cmPhân bón lótPhân hữu cơ 10-15kg/hố, phân lân 0,5kg/hố, vôi bột 1,0kg/hố.Phân hữu cơ chưa hoai hoặc bón lá xanh (ép xanh) bổ sung thì phải bón phân, lấp hố trước 1 tháng rưỡi đến 2 tháng mới cuốc đảo phân trong hố để trồng cây.Trồng câyCần trồng đúng hố phân, thẳng hàng và chỉ cuốc vừa đủ lỗ đặt bầu cây.Bóc túi ni lông rồi mới trồngQuá trình bóc túi ni lông và đặt bầu phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu.Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.Chăm sóc và bảo vệ cây sau khi trồngSau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây:Đánh ổ gà, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20cm dày ít nhất 20cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống.Che túp cho cây: dùng 3 cây nhỏ cao hơn cây cà phê (khoảng 1m) cắm thành 3 góc rồi dùng rác đậy lên trên, để che nắng nếu trồng cây vào vụ xuân, và chống rét nếu trồng cây vào vụ đông. Cũng có thể thay bằng cành lá để làm túp che. Một số hộ gia đình còn chuẩn bị trước khi trồng gieo 3 cụm phân xanh quanh hố rồi vít ngọn lại thành túp che cho cà phê.Bón phânBón phân cho vườn kiến thiết cơ bảnNăm thứ nhất: phân hữu cơ bón 1 lần/năm mỗi hố cà phê bón 10-15kg phân hữu cơ, đào hố các gốc 50cm, hố rộng 30-40x50x60cm tùy lượng phân, sâu 40cm. Lượng phân vô cơ sunphat amon 200g,super lân 100g, KCl 40g trộn đều bón cùng với phân hữu cơ.Năm thứ 2: phân hữu cơ bón 1 lần/năm mỗi hố cà phê bón 10-15kg phân hữu..
Sau khi đất được cải tạo, bón phân xanh, cày bừa và phun thuốc diệt cỏ sẽ tiến hành phân lô và đào hố trồng cây.
Mật độ trồng:
Cà phê chè (giống Caturra, Catimo)
2,5x1m khoảng 4000cây/ha
2,5x1,5m khoảng 2600cây/ha
2,0x1m khoảng 5000cây/ha
Cà phê vối (giống Robusta)
3,5x2,5m-1330 cây/ha, trồng 1 cây/hố
3,0x2,5m-2660cây/ha, trồng 2 cây/hố
Đào hố-bón phân- lấp hố
Kích thước hố 60x50x50cm
Phân bón lót
Phân hữu cơ 10-15kg/hố, phân lân 0,5kg/hố, vôi bột 1,0kg/hố.
Phân hữu cơ chưa hoai hoặc bón lá xanh (ép xanh) bổ sung thì phải bón phân, lấp hố trước 1 tháng rưỡi đến 2 tháng mới cuốc đảo phân trong hố để trồng cây.
Trồng cây
Cần trồng đúng hố phân, thẳng hàng và chỉ cuốc vừa đủ lỗ đặt bầu cây.
Bóc túi ni lông rồi mới trồng
Quá trình bóc túi ni lông và đặt bầu phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu.
Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.
Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.
Chăm sóc và bảo vệ cây sau khi trồng
Sau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây:
Đánh ổ gà, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20cm dày ít nhất 20cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống.
Che túp cho cây: dùng 3 cây nhỏ cao hơn cây cà phê (khoảng 1m) cắm thành 3 góc rồi dùng rác đậy lên trên, để che nắng nếu trồng cây vào vụ xuân, và chống rét nếu trồng cây vào vụ đông. Cũng có thể thay bằng cành lá để làm túp che. Một số hộ gia đình còn chuẩn bị trước khi trồng gieo 3 cụm phân xanh quanh hố rồi vít ngọn lại thành túp che cho cà phê.
Bón phân
Bón phân cho vườn kiến thiết cơ bản
Năm thứ nhất: phân hữu cơ bón 1 lần/năm mỗi hố cà phê bón 10-15kg phân hữu cơ, đào hố các gốc 50cm, hố rộng 30-40x50x60cm tùy lượng phân, sâu 40cm. Lượng phân vô cơ sunphat amon 200g,super lân 100g, KCl 40g trộn đều bón cùng với phân hữu cơ.
Năm thứ 2: phân hữu cơ bón 1 lần/năm mỗi hố cà phê bón 10-15kg phân hữu cơ, đào hố các gốc 50cm, hố rộng 30-40x50x60cm tùy lượng phân, sâu 40cm. Lượng phân vô cơ sunphat amon 300g,super lân 100g, KCl 75g trộn đều bón cùng với phân hữu cơ.
Năm thứ 3: phân hữu cơ bón 1 lần/năm mỗi hố cà phê bón 10-15kg phân hữu cơ, đào hố các gốc 50cm, hố rộng 30-40x50x60cm tùy lượng phân, sâu 40cm. Lượng phân vô cơ sunphat amon 400g,super lân 350g, KCl 700g trộn đều bón cùng với phân hữu cơ.
Bón phân cho cà phê kinh doanh: Phân hữu cơ hiện nay chủ chương bón 2 năm 1 lần, liều lượng 20-30kg/hố. Ngoài ra phải chú ý làm cỏ, tủ gốc dày để tăng cường chất hữu cơ cho đất. Những hộ có diện tích lớn thì mỗi năm bón phân hữu cơ cho ½ diện tích. Bón bằng cách đào hố hình vành khăn quanh tán cây sâu 30cm, trộn đất ;ấp phân và tủ rác. Phân vô cơ bón mỗi năm: 650g sunphát amon/cây, 500g super lân/cây, 350g KCl/cây chia làm ba đợt bón trong năm.
Đợt 1: bón đón hoa vào tháng 2: 30% đạm và kali.
Đợt 2: bón nuôi quả vào tháng 4,5,6. Bón 45% lượng đạm và kali.
Đợt 3: bón chống rét và phân hóa mầm hoa cho vụ sau vào tháng 10-11. Bón 25% lượng đạm và kali còn lại.
Riêng phân lân được bón chung một lần với bón phân hữu cơ. Nếu vườn cà phê kinh doanh trùng vào năm khong bón phân hữu cơ thì phân lân được bón mộtlần với lần bón đầu tiên rải đều, xăm sâu 10cm quanh tán cây cà phê.
Kỹ thuật tạo hình và tạo tán cho cà phê (đã được đăng trong mục này).
Chế biến cà phê nhân quy mô hộ gia đình
Có 2 phương pháp chế biến cà phê là chế biến khô và chế biến ướt. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu với bà con phương pháp chế biến ướt, là phương pháp có nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến trong các hộ trồng cà phê.
Thu hái, phân loại và rửa sạch quả
Vụ thu hái cà phê rộ là tháng 10-11 (đối với giống cà phê chè) và tháng 11-12 (đối với giống cà phê vối). Muốn có cà phê chất lượng cao cần chú ý từ khâu thu hái. Thu hái không đúng kỹ thuật không những ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của cây cà phê. Khi thu hái, tiến hành hái từng quả mà không tuốt cành cà phê (mặc dù quả cà phê ra theo chùm). Chọn hái những quả chín khi vỏ quả đã chuyển màu đỏ. Nên tiến hành chế biến cà phê ngay sau khi thu hái, không để quá 24 giờ, vì vậy lượng thu hái cần tính toán phù hợp với khả năng chế biến và phơi sấy của hộ sản xuất. Trường hợp không chế biến kịp, cần rải cà phê thành lớp dày 8-10cm. Sau khi hái, tiến hành phân loại, loại bỏ lá, cành, đất cát, những quả non, quả xanh rồi rửa sạch, để ráo nước chuẩn bị mang đi bóc vỏ quả.
Bóc vỏ quả và ngâm ủ
Bóc vỏ quả được làm bằng máy. Có nhiều loại máy bóc vỏ quả cà phê phù hợp với quy mô sản xuất của các hộ, có loại máy đạp chân không dùng mô tơ điện, công suất 300kg/giờ; có máy dùng động cơ điện, công suất 1 tấn quả/giờ.
Quả cà phê được đưa vào máy bóc vỏ, khi máy vận hành, vỏ và thịt quả được bóc khỏi nhân và tách loại ra ngoài, nhân cà phê được thu hồi riêng. Quá trình bóc vỏ phải đảm bảo không làm sây sát hay sứt mẻ hạt, không làm long, tróc vỏ trấu phía ngoài của hạt, hạt không bị lẫn vỏ quả.
Bóc vỏ xong, nhân cà phê được mang đi ủ. Mục đích quá trình ủ là nhằm lên men phân huỷ lớp chất nhày bám quanh hạt cà phê tươi để giúp việc rửa hạt dễ dàng và sạch sẽ, mặt khác, việc ủ cà phê có ý nghĩa làm tăng hương vị và phẩm chất cho cà phê.
Việc ủ cà phê được thực hiện trong bể xi măng hay trong thùng nhựa, thùng tôn... dung tích tuỳ thuộc khối lượng hạt. Đổ hạt cà phê vừa được bóc vỏ vào bể, dàn đều rồi dùng bao tải phủ lên trên. Thời gian ủ kéo dài 12-36 giờ tuỳ thời tiết. Nếu nhiệt độ môi trường cao, thời gian ủ sẽ nhanh hơn. Trong khi ủ, nhiệt độ khối ủ sẽ tăng cao ảnh hưởng xấu đến chất lượng ủ, cần cào đảo để làm giảm nhiệt độ khối ủ, 6-8 giờ cào đảo một lần, giữ nhiệt độ không cao quá 40oC. Kết thúc quá trình ủ, kiểm tra chất lượng hạt ủ bằng cách lấy móng tay cạo nhẹ vào lớp vỏ quanh nhân thấy hết nhớt là được. Đổ khối ủ ra rửa sạch, để ráo nước, ta thu được cà phê thóc ướt.
Làm khô cà phê thóc ướt
Cà phê thóc ướt cần được làm khô trước khi bảo quản. Có thể làm khô bằng cách phơi nắng hay sấy bằng lò.
Phơi nắng có ưu điểm đơn giản, không tốn kém nhiên liệu đốt. Phơi cà phê trên sân gạch hay sân xi măng, có độ dốc tốt, thoáng gió, không bị che khuất nắng bởi cây hay các vật che khác. Chú ý không để cà phê bị ướt lại khi gặp trời mưa. Nếu trời nắng liên tục, chỉ cần phơi 3 nắng (22-25 giờ) là đạt yêu cầu.
Có thể sử dụng lò sấy đơn giản để làm khô cà phê nhân, nhiên liệu là khí đốt, ga hay than tổ ong. Tuy nhiên cần lưu ý, cà phê là sản phẩm mà hương vị giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì vậy nên sấy gián tiếp mà không để luồng khí nóng trực tiếp từ lò đốt ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Cà phê được làm khô đến độ ẩm 13% là được, có thể nhận biết độ ẩm này bằng cách cắn lên hạt cà phê khô, thấy đanh cứng, hạt không vỡ vụn là độ khô đạt yêu cầu. Sau khi làm khô, sản phẩm thu được gọi là cà phê thóc khô. Cà phê thóc khô cần được làm nguội về nhiệt độ môi trường sau đó đóng vào bao, đặt cách nền 20- 30cm để bảo quản.