Kỹ thuật trồng cam
Được đăng : 13-12-2016 12:32:33
Các loại đất có thể trồng cam là: Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày 80-100cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m.Nếu mực nước ngầm cao, ít nước cần xây dựng hệ thống mương thoát nước và nên nhân giống bằng các gốc ghép giâm cành hoặc chiết cành. Vùng đất trồng cam quýt cần thoáng gió, cao ráo, thoát nước. Độ pH thích hợp trong đất là 5,5-6.Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để đảm bảo tiêu tốt cần nâng cao lớp đất canh tác bằng phương pháp đào mương lên liếp. Liếp rộng 7-8m, mương rộng 3-4m, độ sâu 1-1,2m. Cần chú ý khi lên liếp đưa lớp đất mặt lên mặt liếp để cây có kế bờ bao kiên cố để vừa ngăn lũ, làm lối đi, vừa trồng cây chắn gió. Bờ ao có cống, bộng để giữ và thoát nước kết hợp với nuôi tôm cá.a. Làm đất, đào hố, làm mô chuẩn bị trồngTrước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mô trồng).Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc ghép gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cách cây và hàng khoảng 4x5m.Các loài cam ghép gốc ghép nhân vô tình (chiết, nghép) có thể trồng với mật độ dày hơn: 800-1200 cây/ha, với khoảng cách 3x3 hoặc 3x4m.Kích thước hố đào là 40x40x40cm hoặc 60x60x60 cm. Ở vùng núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70x70x70. Lớp đất đào được trồng đều với 30kg phân chuồng hoai mục tốt; trộn với 0,2-0,5kg phân lân tecmôphôtphat, với 0,1-0,2 sunfat kali. Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta thường làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất là dùng các loại đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Phân giữa mô nên trộn với 100-200g phân lân 5-10kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển trong giai đoạn đầu.Trồng cây con: Khi trồng đào lại ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu và rộng hơn bầu cây con một chút. Đặt cây thẳng và lấp đất cao hơn bầu 3-5cm, nén đất chặt tười nước. Sau đó cứ một ngày lại tưới 1 lần sao cho đất thường xuyên có độ ẩm 70% độ ẩm..
Các loại đất có thể trồng cam là: Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày 80-100cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m.
Nếu mực nước ngầm cao, ít nước cần xây dựng hệ thống mương thoát nước và nên nhân giống bằng các gốc ghép giâm cành hoặc chiết cành. Vùng đất trồng cam quýt cần thoáng gió, cao ráo, thoát nước. Độ pH thích hợp trong đất là 5,5-6.
Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để đảm bảo tiêu tốt cần nâng cao lớp đất canh tác bằng phương pháp đào mương lên liếp. Liếp rộng 7-8m, mương rộng 3-4m, độ sâu 1-1,2m. Cần chú ý khi lên liếp đưa lớp đất mặt lên mặt liếp để cây có kế bờ bao kiên cố để vừa ngăn lũ, làm lối đi, vừa trồng cây chắn gió. Bờ ao có cống, bộng để giữ và thoát nước kết hợp với nuôi tôm cá.
a. Làm đất, đào hố, làm mô chuẩn bị trồng
Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mô trồng).
Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc ghép gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cách cây và hàng khoảng 4x5m.
Các loài cam ghép gốc ghép nhân vô tình (chiết, nghép) có thể trồng với mật độ dày hơn: 800-1200 cây/ha, với khoảng cách 3x3 hoặc 3x4m.
Kích thước hố đào là 40x40x40cm hoặc 60x60x60 cm. Ở vùng núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70x70x70. Lớp đất đào được trồng đều với 30kg phân chuồng hoai mục tốt; trộn với 0,2-0,5kg phân lân tecmôphôtphat, với 0,1-0,2 sunfat kali. Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.
Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta thường làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất là dùng các loại đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Phân giữa mô nên trộn với 100-200g phân lân 5-10kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển trong giai đoạn đầu.
Trồng cây con: Khi trồng đào lại ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu và rộng hơn bầu cây con một chút. Đặt cây thẳng và lấp đất cao hơn bầu 3-5cm, nén đất chặt tười nước. Sau đó cứ một ngày lại tưới 1 lần sao cho đất thường xuyên có độ ẩm 70% độ ẩm đã bão hòa trong 10 ngày liên tục. Về sau tùy theo độ ẩm của đất mà tiến hành tưới 3-5ngày một lần.
Trong mùa khô hạn cần phủ gốc cam quýt bằng rơm rác, cỏ khô, lá xanh một lớp dày 5-10cm để giữ ẩm và chống cỏ dại.
Ở các tỉnh phía Nam, khi làm mô, Người ta đào một hố nhỏ giữ mô. Hố đào tương đối nông, đặt miếng bầu cây con ngang bề mặt mô, để cây thẳng đứng, dùng cây choái buộc chặt để tránh gió làm lay gốc, lấp đất, tưới nước giữ ẩm.
Trồng xen đậu tương, lạc, đậu xanh và những loài đậu đỗ khác dưới hàng cam trong 2-3 năm đầu khi cây chưa khép tán để tận dụng đất, chống cỏ dại và cung cấp thêm chất hữ cơ, thêm vi khuẩn cố định đạm làm phân bón cho cây.
Thời vụ trồng cam quýt ở các tỉnh phía Bắc thường tiến hành hai vụ: vụ xuân tháng 2,3 vụ hè thu vào các tháng 9,10. Ở các tỉnh phía Nam trồng vào đầu và cuối mùa mưa.
b. Bón phân
Cam cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, chống sâu và bệnh hại, bền cây và cho năng suất cao.
- Cây 1-4 năm tuổi: Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.
- Cây 5-8 tuổi bón như sau:
Phân chuồng tốt 30-50kg/cây/năm
Đạm ure 1-2kg/cây/năm
Phân lân nung chảy 3-5kg/cây/năm
Phân sunphat kali 1-1,2kg/cây/năm
Cách bón: Phân chuồng và phân lân bón một lần vào sau vụ thu hoạch. Phân đạm bón 60%, phân kali bón 40% vào tháng 1-2. Số đạm và kali còn lại bón vào tháng 5-6.
Cây từ 6-8 tháng tuổi trở lên có thể căn cứ vào sản lượng thu hoạch qu hàng năm để định lượng phân bón cho phù hợp; Nếu thu hoạch 15 tấn quả/ha thì bón cho 1 cây: 30kg phân chuồng, 0,4kg đạm ure, 1kg phân lân nung chảy, 0,5kg sunphát kali.
Nếu năng suất là 30 tấn quả/ ha thì lượng phân bón tăng lên gấp đôi so với năng suất 15 tấn qủa/ha.
Tổng lượng phân chuồng và phân lân, vôi bột được bón 1 lần vào tháng 11 cho đến tháng 1. Phân đạm và phân kali chia làm 3 thười kí bó vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu.
- Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các nhà trồng cây ăn quả thường bón phân cho 1 cây cam như sau:
Cây 1-3 năm tuổi: 70-300g ure; 100-300g DAP và 100 kaliclorua
Cây 4-6 năm tuổi: 350-450g ure; 450-550g DAP và 250g kali clorua
Cây 7-9 năm tuổi: 600-750g ure; 650-850g DAP; 350g kali clorua.
Cây trên 10 năm tuổi: 800-1700g ure; 900-1100g DAP; 450g kali clorua.
Cách bón: đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học với nước tưới cho cây. Còn cây đã cho quả thì chia 4 lần ra để bón:
Lần 1: trước khi ra hoa bón 1/3 lượng phân đạm
Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 lượng đạm và ½ kali clorua
Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng thu hoạch xong, bón toàn bộ phân lân và 1/3 đạm. Bón thêm phân hữu cơ với 20kg/cây.
c. Tưới nước
Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên miền Đông Nam Bộ có nhiều thời kì thời tiết khô hạn, độ ẩm trong đất giảm xuống còn 40% độ ẩm bảo hòa không khí. Những lúc khô hạn cần tưới nước cho cây, đảm bảo cho ít nhất là ph đất chung quanh gốc cây có độ ẩm bão hòa 100%, theo chu kí 3-5 ngày 1 lần. Có thể áp dụng tưới thấm hoặc tưới phun mưa. Tưới có tác dụng năng cao năng suất quả rõ rệt.
Để giữ ẩm cho đất cần cày sâu khi làm đất, tủ đất bằng rơm rạ, rác cỏ và cây phân xanh. Khi phủ rơm rác và cây phân xanh không nên phủ kín gốc.
Trong trường hợp chủ động về nước thì tháo nước vào các rãnh nôngở 2 bên bìa tán cây, sau 1 ngày thì tháo cạn. Khi không chủ động về nước thì cần tìm các nguồn nước gần hoặc mạch nước ngầm rồi đầu tư xây dựng các ống dẫn nước và các giàn tưới phun di động.
Ở các tình đồng bằng sông Cửu Long nông dân thường sử dụng biện pháp xiết nước để kích thích cây ra hoa tập trung vào thời điểm để cho thu quả vào đúng dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán. Thời gian xiết nước là khoảng một tháng, đủ để cây héo lá. Sau đó bón phân, tưới nước thật đậm hoặc bồi bùn… khoảng 15-20 ngày sau khi tưới nước, cây sẽ trổ hoa.
d. Chăm sóc
- Thời kì kiến thiết cơ bản, cây cam chưa có quả cần chủ ý xén tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cánh nhỏ, cành vượt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu bệnh gây hại.
Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi vụ thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo cho tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại.
- Hoa cam thường ra rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào kho 2-8% tùy thuộc vào điều kiện chăm bón và đặc điểm của giống. Do đó ở thời kí nụ, hoa, quả non người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, những hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể thực hiện được bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.
- Ở thời kì sau đậu quả 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỉ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của qua, giảm số lượng hạt và làm đẹp mã quả. Biện pháp này đặc biệt có nhiều quả khi sử dụng các dạng chelat.
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường thực hiện trong những năm đầu khi cây còn nhỏ, giữ cho xung quanh mô trồng cam, bưởi thật sạch cỏ và phủ đất ở mô rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.
Nông dân còn thực hiện trồng xen trong vườn cam một số loại cây rau mau, chuối… trong 1-2 năm đầu để vừa ngăn ngừa cỏ dại, vừa tăng thu nhập sản phẩm bổ sung, vừa cải tạo đất khi cam chưa có quả.
e. Thu hoạch
Cam cần được thu hái kịp thời khi trên vỏ quả xuất hiện màu chín chiếm 1/4-1/3 vỏ quả (biến sang màu vàng da cam). Không nên để quả chín lâu trên cây vì có thể dẫn đến hiện tượng xốp quả.
Cần tiến hành thu hái vào những ngày trời nắng ráo. Dùng kéo mũi bằng và có lò xo để cắt sát cuống quả, không nên cầm tay vặt quả. Tránh làm sây sát vỏ quả khi thu hái.
Quả sau khi thu hoạch được đưa vào lán trại để phân loại, lau sạch vỏ quả, xử lí hóa chất hoặc bao giấy trước khi vận chuyrn đến nơi bảo quản và tiêu thụ.