Kỹ thuật trồng cây gia vị và rau ăn sống an toàn
Được đăng : 13-12-2016 12:38:37
- Chọn và làm đất: Các loại rau gia vị ưa các loại đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát hoặc đất phù sa có độ pH=5,5-6,5, hàm lượng hữu cơ trên 2%, đất tơi xốp; chủ động tưới tiêu, xa nguồn nước thải, xa khu công nghiệp, các bệnh viện và xa đường quốc lộ ít nhất 300 m. Đối với các loại rau ưa ẩm như rau ngổ, mùi tàu… thì có thể chọn những chân ruộng thấp; những chân ruộng cao ráo, dễ thoát nước nhưng dễ tưới tiêu thì để trồng các loại húng, tía tô, kinh giới, rau răm, xà lách, hành, tỏi v.v… Đất phải được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,1m; cao 20 - 30 cm. Cây mùi tàu dễ bị bệnh thối gốc do đó nên tưới vừa đủ ẩm, không tưới quá nhiều, mặt khác hàng năm nên trồng luân canh để tránh nguồn bệnh tồn dư từ vụ trước. Mùi tàu không ưa ánh sáng..
- Chọn và làm đất: Các loại rau gia vị ưa các loại đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát hoặc đất phù sa có độ pH=5,5-6,5, hàm lượng hữu cơ trên 2%, đất tơi xốp; chủ động tưới tiêu, xa nguồn nước thải, xa khu công nghiệp, các bệnh viện và xa đường quốc lộ ít nhất 300 m. Đối với các loại rau ưa ẩm như rau ngổ, mùi tàu… thì có thể chọn những chân ruộng thấp; những chân ruộng cao ráo, dễ thoát nước nhưng dễ tưới tiêu thì để trồng các loại húng, tía tô, kinh giới, rau răm, xà lách, hành, tỏi v.v… Đất phải được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,1m; cao 20 - 30 cm. Cây mùi tàu dễ bị bệnh thối gốc do đó nên tưới vừa đủ ẩm, không tưới quá nhiều, mặt khác hàng năm nên trồng luân canh để tránh nguồn bệnh tồn dư từ vụ trước. Mùi tàu không ưa ánh sáng trực xạ quá mạnh, do đó cần làm giàn phên nứa, tranh hoặc lưới nilon che bớt 50% ánh sáng trực xạ thì mới cho năng suất cao.
- Phân bón: Do thời gian thu hoạch ngắn, thu nhiều lứa và ăn lá là chủ yếu nên cần có chế độ bón phân hợp lý, đúng lúc, đúng cách và cân đối. Kinh nghiệm của HTX Đông Dư (Gia Lâm-Hà Nội) và nhiều nơi khác cho thấy: Nên bón cho mỗi hécta 10 tấn phân chuồng loại tốt đã ủ hoai hoàn toàn (360 kg/sào Bắc bộ), 50- 70 kg N/ha (4-6 kg u-rê/sào Bắc bộ), 60-70 kg P2O5 /ha (10-11 supe lân kg/sào), 35- 50 kg K2O/ha (4-6 kg kali sunphát/sào). Cách bón: các loại phân chuồng, phân lân và phân kali dùng bón lót toàn bộ trong khi làm đất. Lượng đạm có thể chia bón thúc làm 2 lần. Lần đầu sau khi cây đã bén rễ, lần 2 trước khi thu hái 10- 15 ngày đối với loại rau có thời gian sinh trưởng dưới 60 ngày; 25-30 ngày đối với các loại rau sinh trưởng trên 60 ngày. Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân tiêu tươi hoà nước để tưới cho rau nhằm hạn chế trứng giun và các vi sinh vật gây bệnh.
- Nước tưới: Rau gia vị rất cần tưới thường xuyên, nhất là thời kỳ mới trồng và thời kỳ cây đang lớn nhanh. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh thực phẩm tuyệt đối không được dùng các nguồn nước bị nhiễm bẩn ở mương, rãnh, ao hồ tù đọng để tưới cho rau. Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông, hồ sạch. Cách tưới: nên tưới theo rãnh cho ngấm dần vào luống là tốt nhất, tránh tưới phun từ trên xuống dễ làm cho đất và vi sinh vật dễ bám vào thân, lá.
- Phòng trừ sâu bệnh: Các loại rau ăn sống và rau gia vị thường ít bị sâu bệnh gây hại hơn các loại rau thông thường khác do nhiều loại cây có các tinh dầu mạnh gây ngán cho sâu, tuy nhiên nếu bị các đối tượng dịch hại thì cần lưu ý: Chỉ phun thuốc sâu bệnh lúc cần thiết, ở ngưỡng phòng trừ, phun đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng cách. Chỉ nên phun các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh, thuốc thảo mộc ít hoặc không độc hại với người. Ngừng phun thuốc trước khi thu hái 10-15 ngày tuỳ loại rau để đảm bảo thời gian cách ly an toàn. Ưu tiên bắt sâu bằng tay và nên phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM.