Kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su
Được đăng : 13-12-2016 12:33:35
Bố trí vườn ươm, mật độ ươm- Chọn nơi đất tốt, bằng phẳng, thoát nước tốt, gần nguồn nước để dễ tưới tiêu và chăm sóc thường xuyên. Rà hết gốc rễ để phòng bệnh; không đốt cháy lớp mùn rất cần cho cây con. Cày cuốc cho đất tơi xốp sâu 60cm. Bón 300kg phôtphat canxi (Ca3PO4)/ha, sau đó 3 tuần bón tiếp 40-60 tấnphân chuồng hoai/ha, hoặc 20 tấn phân chuồng /ha và 10 tấn phân cá/ha.Mật độ ươm: 80.000-100.000 cây/ha.- Đối với đất xám, lên luống dài 10m, cao 15cm, rộng 70cm, cách nhau bằng một rãnh làm đường đi rộng 30cm; trên hàng, cây cách nhau 25cm, đặt hạt kiểu nanh sấu (hình 1).- Đối với đất đỏ, giữa các đường chia cao 15-20cm, không cần lên luống, trồng 2 hàng đơn cách nhau 30cm, trồng theo kiểu ô vuông.Chăm sóc vườn ươm- Giữ sạch cỏ. Nhổ cỏ bằng tay hoặc dùng thuốc..
Bố trí vườn ươm, mật độ ươm
- Chọn nơi đất tốt, bằng phẳng, thoát nước tốt, gần nguồn nước để dễ tưới tiêu và chăm sóc thường xuyên. Rà hết gốc rễ để phòng bệnh; không đốt cháy lớp mùn rất cần cho cây con. Cày cuốc cho đất tơi xốp sâu 60cm. Bón 300kg phôtphat canxi (Ca3PO4)/ha, sau đó 3 tuần bón tiếp 40-60 tấnphân chuồng hoai/ha, hoặc 20 tấn phân chuồng /ha và 10 tấn phân cá/ha.
Mật độ ươm: 80.000-100.000 cây/ha.
- Đối với đất xám, lên luống dài 10m, cao 15cm, rộng 70cm, cách nhau bằng một rãnh làm đường đi rộng 30cm; trên hàng, cây cách nhau 25cm, đặt hạt kiểu nanh sấu (hình 1).
- Đối với đất đỏ, giữa các đường chia cao 15-20cm, không cần lên luống, trồng 2 hàng đơn cách nhau 30cm, trồng theo kiểu ô vuông.
Chăm sóc vườn ươm
- Giữ sạch cỏ. Nhổ cỏ bằng tay hoặc dùng thuốc diệt cỏ.
- Tưới nước hằng ngày 10 l/m2; khi cây có 1 tầng lá ổn định thì tưới 2 ngày một lần. Tưới sáng hoặc chiều lúc trời không nắng. Xới đất thường xuyên để giữ ẩm.
- Tủ gốc bằng rơm rạ, lá cây, dày 5-10cm, cách gốc cây 10cm, dọc hàng cây.
- Phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, nhất là vào mùa mưa; thời kỳ lá non thường mắc: bệnh đốm mắt chim (do Hilminthosporium), bệnh héo đen đầu lá (do Colletotrichum).
- Bón phân có đủ N, P, K, Mg theo cách sau: bón theo băng giữa hai hàng cây, rộng 5cm, sâu 5-10cm, tránh phạm vào rễ cây con.
Ghép
Có 2 cách ghép: ghép mắt nâu và ghép mắt xanh
Ghép mắt nâu: Vỏ mắt ghép và gốc ghép đều có màu nâu vì cành gỗ ghép và cây gốc ghép đều đã hoá gỗ. Cách ghép này được dùng phổ biến từ lâu. Đường kính gốc ghép đạt tiêu chuẩn là 1,5cm.
Trước hết, mở cửa sổ ghép từ dưới lên, bề ngang 15-25mm, dài 4-5cm, cách mặt đất vài xentimet, lát dưới hơi nghiêng. Làm được vài chục cửa sổ, để cho mủ chảy hết, rồi mới chuyển sang đặt mắt ghép. Cậy vỏ và nhấc lên. Sau đó, cắt lạng mắt ghép ở gỗ ghép, kích thước gần bằng cửa sổ, tách bỏ gỗ dính vào vỏ, rồi đặt mảnh vỏ có mắt (mầm ngủ) vào cửa sổ ở gốc ghép, sẹo cuống lá quay về phía dưới, mắt quay về phía trên. Chú ý không chạm vào tượng tầng của mắt ghép ở phía trong và cửa sổ ở gốc ghép. Hạ vỏ xuống rồi bao mối ghép từ dưới lên bằng băng nylon.
Mở băng, 18-20 ngày sau khi ghép thì kiểm tra mắt ghép bằng cách dùng mũi dao cạo nhẹ trên miếng vỏ đã ghép, hễ thấy vỏ còn xanh tức là ghép đã đậu, mắt ghép còn sống. Nếu vỏ ghép đã chuyển màu nâu tức là đã ghép hỏng.
Sau chừng 3 tuần từ mắt ghép mọc ra một chồi chính, 2 chồi phụ hai bên; loại bỏ các chồi yếu, chỉ để lại một chồi khoẻ nhất, mọc sát gốc nhất, nên cắm một máng tre dài 30cm, rộng 5cm để bảo vệ chồi và hướng chồi mọc thẳng lên.
Mùa ghép tốt nhất là mùa mưa (từ 15/5 đến 15/11), lúc đó nhựa lưu thông tốt nên gốc ghép và gỗ ghép dễ bóc vỏ.