Làm cách nào để phòng trị sâu ăn tạp hại đậu nành? 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Đậu nành ở chỗ chúng tôi thường hay bị một lọai sâu nhỏ lít nhít cỡ như chân nhang tập trung thành từng đám trên lá, cũng có những con lớn cỡ như đầu đũa ăn dài có khi tới 5 phân. Chúng cắn hại lá làm cho lá bị lỗ trỗ xơ xacù, nếu nặng cả lá bị thủng nhìn như tấm lưới. Có người nói đó là con sâu ăn tạp, như vậy có đúng không? Nếu đúng xin được nói rõ về con sâu này và cách phòng trị chúng? Lê Văn Chân (Định Quán-Đồng Nai) Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng đây đúng là con sâu ăn tạp (miền Bắc gọi là sâu khoang hay sâu tổ). Lòai sâu này có tên khoa học là:Spodoptera litura Far, thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là một lọai sâu sâu đa thực, vì ngòai cây đậu nành chúng còn gây hại rất nhiều lọai cây trồng khác thuộc 99 họ thực vật khác nhau, vì thế việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do nguồn thức ăn của chúng rất rồi dào và liên tục có mặt trên đồng ruộng.Chúng gây hại cho bộ lá của cây đậu là chủ yếu, ngòai ra còn hại trên cả nụ hoa, hoa và trái non. Đôi khi rất trầm trọng, (nhất là khi cây còn nhỏ) làm thất thu năng xuất nghiêm trọng.Con trưởng thành dài khỏang 15-20 ly, sải cánh rộng khỏang 35-40 ly, đầu mầu đen, ngực có nhiều lông mầu vàng rơm bao phủ, cánh có mầu xám đen với nhiều vệt mầu vàng rơm và có đường viền chạy dọc bìa cuối cánh, cánh sau mầu trắng óng ánh xà cừ khi trưởng..

Câu hỏi: Đậu nành ở chỗ chúng tôi thường hay bị một lọai sâu nhỏ lít nhít cỡ như chân nhang tập trung thành từng đám trên lá, cũng có những con lớn cỡ như đầu đũa ăn dài có khi tới 5 phân. Chúng cắn hại lá làm cho lá bị lỗ trỗ xơ xacù, nếu nặng cả lá bị thủng nhìn như tấm lưới. Có người nói đó là con sâu ăn tạp, như vậy có đúng không? Nếu đúng xin được nói rõ về con sâu này và cách phòng trị chúng?
Lê Văn Chân (Định Quán-Đồng Nai)

Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng đây đúng là con sâu ăn tạp (miền Bắc gọi là sâu khoang hay sâu tổ). Lòai sâu này có tên khoa học là:Spodoptera litura Far, thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là một lọai sâu sâu đa thực, vì ngòai cây đậu nành chúng còn gây hại rất nhiều lọai cây trồng khác thuộc 99 họ thực vật khác nhau, vì thế việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do nguồn thức ăn của chúng rất rồi dào và liên tục có mặt trên đồng ruộng.
Chúng gây hại cho bộ lá của cây đậu là chủ yếu, ngòai ra còn hại trên cả nụ hoa, hoa và trái non. Đôi khi rất trầm trọng, (nhất là khi cây còn nhỏ) làm thất thu năng xuất nghiêm trọng.
Con trưởng thành dài khỏang 15-20 ly, sải cánh rộng khỏang 35-40 ly, đầu mầu đen, ngực có nhiều lông mầu vàng rơm bao phủ, cánh có mầu xám đen với nhiều vệt mầu vàng rơm và có đường viền chạy dọc bìa cuối cánh, cánh sau mầu trắng óng ánh xà cừ khi trưởng thành vừa vũ hóa được vài giờ, chúng thích mùi chua ngọt. Trưởng thành thường họat động và bắt cặp vào ban đêm (thường họat động mạnh nhất từ chập tối đến lúc nửa đêm) và đẻ trứng vào đêm hôm sau. Ban ngày ẩn nấp ở mặt dưới của lá đậu hoặc ở bụi cỏ, lùm cây.
Trứng đẻ thành từng ổ ở mặt dưới của lá, có lớp lông tơ mầu vàng óng ánh bao phủ bên ngòai. Lúc mới đẻ trứng có mầu vàng hơi xanh , sau chuyển dần sang mầu vàng và lúc sắp nở có mầu đen.
Sâu non có 6 tuổi, cỏ thể hình ống mầu xanh lục hoặc xám, vạch lưng và vạch phụ lưng mầu vàng. Trên mỗi đốt dọc theo vạch phụ lưng có một vệt mầu đen hình bán nguyệt, trong đo ùvệt đen ở đốt thứ 1 và đốt thứ 8 của bụng là lớn nhất (ảnh II-26). Sau khi nở sâu non sống tập trung quanh ổ trứng ăn vỏ trứng và gặm biểu bì lá, khi bị khua động chúng nhanh chóng phân tán ra xung quanh họăc nhả tơ dong mình rơi xuống. Khi lớn sâu phân tán dần ra xung quanh , khả năng cắn phá tăng dần, chúng gặm biểu bì lá chỉ còn trơ lại màng trắng. Từ tuổi ba, bốn trở đi sâu cắn phá mạnh làm lá bị lủng lỗ trỗ, xơ xác chỉ còn trơ lại gân lá. Tuổi nhỏ sâu thường sống trên cây, nhưng từ tuổi 4 trở đi chúng thường chui xuống đất, hoặc ẩn nấp ớ những chỗ tối thiếu ánh sáng. Ban đêm mới chui lên cắn phá. Khi đụng đến sâu cuộn tròn lại nằm bất động.
Đẫy sức sâu chui xuống đất làm một cái kén bằng đất hình bầu dục để hóa nhộng. Nhộng dài khỏang trên dưới 20 ly, hình ống, mầu nâu tươi, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
Để phòng trị sâu, các bạn cần áp dụng nhiều biện pháp, sau đây là những biện pháp chính:
-Nếu vụ trước đã trồng đậu nành hoặc một số lọai cây rau mầu khác cũng là ký chủ của sâu ăn tạp thì trước khi gieo hạt cần cày cuốc đất phơi ải kỹ để diệt sâu, nhộng còn đang sống trong đất. Nếu có thể các bạn rải một số lọai thuốc hột như Basudin, Furadan, Regent, Padan sau đó trộn đều thuốc vào đất để diệt sâu .
-Kiểm tra ruộng đậu thường xuyên để phát hiện và thu gom ổ trứng, ổ sâu non vừa nở chưa kịp phân tán đem tiêu hủy. Nếu sâu đã lớn, mật số sâu cao, nếu có điều kiện có thể tổ chức soi đèn bắt sâu vào ban đêm .
- Có thể làm bẫy bả chua ngọt để nhử con trưởng thành đến tiêu diệt bằng cách dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, sau đó cứ 100 phần hỗn hợp này trộn thêm vào 1 phần thuốc trừ sâu Dipterex (hoặc Diptecide 90WP, hay Dip 80 SP). Bả pha xong đặt trong chậu sành, nhựa...mỗi chậu khỏang 0,25-0,5 lít, đặt cao khỏi mặt đất khỏang 0,5 -1 mét nơi đầu gió, mỗi ha khỏang 7-10 chậu , cứ khỏang một tuần thay bả mới một lần. Ngòai ra các bạn cũng có thể sử dụng bả độc bằng cách dùng một phần thuốc Sumicidin 10EC với 10-15 phần mồi cám, bột bắp, thấm nước cho nhão rồi đặt rải rác trong ruộng vào buổi tối để nhử sâu tuổi lớn ban đêm chui từ đất lên gây hại, khi áp dụng biện pháp này các bạn cần hết sức chú ý không cho gà vịt chui vào ruộng rất dễ gây ngộ độc.
-Nên thăm ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp diệt trừ sâu kịp thời, khi phát hiện có nhiều sâu các bạn có thể luân phiên sử dụng một trong các lọai thuốc trừ sâu sau đây: Sumicidin 10 hoặc 20EC; Sumithion 50 hoặc 100EC; Basudin 40EC; Videci 2,5ND: Visher 25ND;...Để hiệu qủa diệt sâu cao, nên xịt thuốc lúc sâu còn nhỏ tuổi chưa kịp phân tán rộng, khi sâu đa số tuổi lớn nên xịt thuốc vào lúc buổi chiều mát để đến đêm sâu bò lên cắn phá sẽ dễ bị trúng thuốc hơn. Do sâu có tính kháng thuốc rất mạnh, vì thế không nên sử dụng một lọai thuốc liên tục 3 lần (dù thuốc đó rất có hiệu qủa diệt sâu). Nếu ruộng đã bị sâu gây hại nặng, sau khi xịt thuốc các bạn phải bón bổ xung thêm phân, tưới đủ nước để giúp cây mau hồi phục.