Măng cụt (Garcinia mangosteen) 

Được đăng : 13-12-2016 12:32:34
Măng cục (Garcinia mangosteen) là trái cây nhiệt được giới tiêu thụ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất và được mệnh danh là "Hòang hậu của các lọai trái cây", và là quả có giá trị dinh dưỡng, có giá trị thương phẩm cao.Măng cụt thuộc Guttifetae. Đây là họ lớn có tời 35 giống và hơn 800 loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Nó có hình dáng đẹp và hương vị quyến rũ.Cây trổ hoa vào tháng 2-5, ra quả trong các tháng 5-8. Phần thịt quả chiếm 25-30%. Phẩm chất quả có thể thay đổi do điều kiện khí hậu THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc:--------------------------------------------------------------------------------Măng cục (Garcinia mangosteen) có nguồn gốc từ Mã Lai và Indonesia và được trồng nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.2. Những đặc tính chủ yếu:--------------------------------------------------------------------------------Măng cụt thuộc loại cây to, trung bình cao khỏang từ 10-25 m , thân có vỏ màu nâu đen sậm, có nhựa (resin) màu vàng, lá dày và cứng, bóng, mọc đối, mặt trên của lá có màu sậm hơn mặt dưới, hình thuôn dài 15-25 cm, rộng 6-11 cm, rộng 6-11 cm, cuống dài 1,2-2,5 cm. Hoa đa tính thường là hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa mọc đơn hay từng đôi. Hoa loại lưỡng tính màu trắng hay hồng nhạt, có 4 lá dài và 4 cánh hoa, có 16-17 nhị và bầu noãn có 5-8 ô. Quả hình cầu tròn, đường kính chừng 4-7 cm, có mang đài hoa còn tồn tại; vỏ quả màu đỏ nâu, dai và xốp. Quả chứa 5-8 hạt.3. Vùng trồng và các giống dứa thường trồng:--------------------------------------------------------------------------------Đây là 1 loại cây đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt-khe, cần khí hậu nóng và ẩm. Cây măng cụt trồng rất thích hợp ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL.Măng cụt trồng nhiều nhất tại Lái thiêu, Thủ Mầu Một. Việt Nam đã có lúc là nơi có những vườn măng cụt lớn nhất thế giới, với những vườn rộng hàng chục mẫu, có hàng ngàn cây, mỗi cây cho được từ 700 đến 900 quả. Măng cụt hiện được trồng nhiều tại Thái Lan, Kampuchia, Myanmar, Sri Lanka và Philippines. Hiện có khoảng 10 loài khác nhau được nuôi trồng. Quả khô được gởi từ Singapore sang Ấn Độ và Trung Quốc để biến chế thành dược liệu.4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:--------------------------------------------------------------------------------Măng cục là trái cây được giới tiêu thụ Mỹ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất và được mệnh danh là "Hòang hậu của các lọai trái cây", và là quả có giá trị dinh dưỡng cao.Thành phần dinh dưỡng : 100 gam phần ăn được quả tươi chứa:Calories 60-63Chất đạm 0.5-0.60 gChất béo 0.1-0.60 gCarbohydrates 10-14.7 gChất xơ 5.0-5.10 gCalcium 0.01-8.0 mgSắt 0.20-0.80 mgPhosphorus 0.02-12.0 mgThiamin B1 0.03 mgVitamin C 1.0- 2.0 mgTrong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon. Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường : sucrose, fructose, glucose và có thể cả maltose. Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định. Nhiều nhất là (%) hexenol, tương đối ít hơn là octan đứng trước hexyl acetat, a-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen. Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với a-copaen, mùi hoa lài với..

Măng cục (Garcinia mangosteen) là trái cây nhiệt được giới tiêu thụ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất và được mệnh danh là "Hòang hậu của các lọai trái cây", và là quả có giá trị dinh dưỡng, có giá trị thương phẩm cao.
Măng cụt thuộc Guttifetae. Đây là họ lớn có tời 35 giống và hơn 800 loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Nó có hình dáng đẹp và hương vị quyến rũ.
Cây trổ hoa vào tháng 2-5, ra quả trong các tháng 5-8. Phần thịt quả chiếm 25-30%. Phẩm chất quả có thể thay đổi do điều kiện khí hậu

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc:
--------------------------------------------------------------------------------
Măng cục (Garcinia mangosteen) có nguồn gốc từ Mã Lai và Indonesia và được trồng nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Măng cụt thuộc loại cây to, trung bình cao khỏang từ 10-25 m , thân có vỏ màu nâu đen sậm, có nhựa (resin) màu vàng, lá dày và cứng, bóng, mọc đối, mặt trên của lá có màu sậm hơn mặt dưới, hình thuôn dài 15-25 cm, rộng 6-11 cm, rộng 6-11 cm, cuống dài 1,2-2,5 cm. Hoa đa tính thường là hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa mọc đơn hay từng đôi. Hoa loại lưỡng tính màu trắng hay hồng nhạt, có 4 lá dài và 4 cánh hoa, có 16-17 nhị và bầu noãn có 5-8 ô. Quả hình cầu tròn, đường kính chừng 4-7 cm, có mang đài hoa còn tồn tại; vỏ quả màu đỏ nâu, dai và xốp. Quả chứa 5-8 hạt.
3. Vùng trồng và các giống dứa thường trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Đây là 1 loại cây đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt-khe, cần khí hậu nóng và ẩm. Cây măng cụt trồng rất thích hợp ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL.
Măng cụt trồng nhiều nhất tại Lái thiêu, Thủ Mầu Một. Việt Nam đã có lúc là nơi có những vườn măng cụt lớn nhất thế giới, với những vườn rộng hàng chục mẫu, có hàng ngàn cây, mỗi cây cho được từ 700 đến 900 quả. Măng cụt hiện được trồng nhiều tại Thái Lan, Kampuchia, Myanmar, Sri Lanka và Philippines. Hiện có khoảng 10 loài khác nhau được nuôi trồng. Quả khô được gởi từ Singapore sang Ấn Độ và Trung Quốc để biến chế thành dược liệu.
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
--------------------------------------------------------------------------------
Măng cục là trái cây được giới tiêu thụ Mỹ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất và được mệnh danh là "Hòang hậu của các lọai trái cây", và là quả có giá trị dinh dưỡng cao.
Thành phần dinh dưỡng : 100 gam phần ăn được quả tươi chứa:
Calories
60-63
Chất đạm
0.5-0.60 g
Chất béo
0.1-0.60 g
Carbohydrates
10-14.7 g
Chất xơ
5.0-5.10 g
Calcium
0.01-8.0 mg
Sắt
0.20-0.80 mg
Phosphorus
0.02-12.0 mg
Thiamin B1
0.03 mg
Vitamin C
1.0- 2.0 mg
Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon. Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường : sucrose, fructose, glucose và có thể cả maltose. Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định. Nhiều nhất là (%) hexenol, tương đối ít hơn là octan đứng trước hexyl acetat, a-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen. Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với a-copaen, mùi hoa lài với furfuryl methylceton, mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyd, mùi cỏ với hexenol, hexanal, mùi cỏ héo với pyridin, mùi lá ướt với xylen, mùi hoa khô với benzaldehyd, mùi hồ đào với d-cadinen. Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt trong lúc toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien mùi dầu, valencen đặc biệt mùi mứt cam. Đáng để ý là nếu furfurl methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi.
Trái măng cụt thơm ngon cũng còn cống hiến nhiều môn thuốc. Từ lâu, ở Á châu, bên Ấn Độ, hệ thống khoa học đời sống ayurvedic đã kê nó vào nhiều thang thuốc cổ truyền, đặc biệt chống viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng, làm giản phế quản trong cuộc điều trị hen suyển. Nó cũng được xem như là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch. Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da. Người Mã Lai, Phi Luật Tân dùng nước sắc vỏ chữa lỵ, đau bụng, đi tiêu lỏng, bệnh vàng da. Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón. Những công tác khảo cứu mới cho biết những tính chất của vỏ trái : nhờ chất epicatechin, nó chống oxi hoá; nhờ những flavonoid, nó ức chế hoạt động sản xuất acid của trùng Streptococcus mutans GS-5. Bên phân garcinon E thì có tính chất độc hại cho các tế bào gan, phổi, dạ dày.
5. Yêu cầu ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, độ pH đất ở khoảng 5,5- 7,0 thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
Mặc dù cây măng cụt có khả năng chịu úng tốt nhưng đó cũng là điều bất lợi cho sự sinh trưởng. Do đó, nên trồng cây trên mô đất cao hơn mặt liếp hoặc mặt đất tự nhiên khoảng10- 20cm để hạn chế hiện tượng ngập úng giả tạo.
6. Nhân giống:
--------------------------------------------------------------------------------
Tất cả các cây măng cụt hiện nay có cùng 1 giống là Garcinia. Măng cụt là cây trinh quả sinh (đậu trái không cần sự thụ phấn của nhị đực), cho nên dù nhân giống bằng hạt thì cây con cũng có đặc tính giống với cây mẹ ban đầu. Cũng có thể nhân giống cây măng cụt bằng cách chiết hay ghép nhưng tỷ lệ thành công thấp, cây cho trái ít và tuổi thọ cây không cao nhưng có thể rút ngắn được thời gian cho trái còn khoảng 4- 5 năm.
+ Nhân giống bằng hạt:
Hạt măng cụt có khả năng phát triển thành cây con rất thấp, chỉ được 10% trong tổng số hạt được hình thành. Mỗi trái thường có khoảng 1- 3 hạt phát triển. Càng trồng xa vùng xích đạo, hạt càng dễ bị lép. Hạt măng cụt cần được gieo sớm vì rất dễ mất sức nẩy mầm và khó bảo quản. Hạt gieo liền sẽ nẩy mầm 84%, gieo trễ 3- 5 ngày còn 71%, gieo trễ 15 ngày chỉ còn 21%. Hạt tồn trữ bằng cách vùi trong rêu ẩm và gói kín có thể còn nẩy mầm 50% sau 2 tháng. Cũng có thể tồn trữ hạt trong trái chín đến khi trái thối mới đem gieo, nhưng tỷ lệ nảy mầm giảm còn 71% và thời gian tồn trữ cũng không lâu. Nên chọn hạt có trọng lượng từ 1g trở lên cho tỷ lệ nẩy mầm cao (từ 95%) và số cây con sống nhiều (từ 80% sau 1 năm), cây con mọc từ các hạt có kích thước lớn cũng tăng trưởng nhanh hơn các hạt có kích thước nhỏ.
Chọn và xử lý hạt: Hạt được lấy trong trái chín, rửa sạch thịt và xơ, sau đó gieo thẳng lên líp ươm hoặc gieo trong bầu. Tỷ lệ phối trộn hỗn hợp thích hợp cho việc ươm hạt măng cụt là: 3 cát: 2 đất: 1 hữu cơ. Hạt sẽ nẩy mầm sau 20- 30 ngày. Líp ươm cần được che mát và tưới thường xuyên. Khi nẩy mầm hạt phồng lên ở đỉnh hạt, rễ phát triển từ một bên đáy hạt và chồi mọc từ đáy bên kia. Rễ mầm thường chết sớm và rễ mới sẽ mọc từ gốc của chồi. Sức phát triển của chồi tùy thuộc vào lượng chất dữ trữ trong hạt.
Chăm sóc cây con: Cây măng cụt con phát triển rất kém, khả năng sống tùy vào thời gian cây mầm tiêu thụ lượng dưỡng chất dự trữ trong hạt đủ để sau đó nó có đủ sức đâm rễ và mọc từ đất. Nhiều cây con đã mọc mầm nhưng vẫn chết sau 1 năm trồng vì rễ quá yếu không đủ sức hút dinh dưỡng từ đất. Hạt giống có thể gieo trực tiếp trên líp ươm hoặc gieo thẳng vào bầu ươm. Dù gieo líp hay bầu, cây con cần được che mát và tưới nước thường xuyên. Vì hệ thống rễ măng cụt không có lông hút, lượng đất tiếp xúc với rễ không nhiều nên cây dễ bị thiếu nước và thiệt hại khi phải tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng (lá bị cháy, cây lùn và có thể bị chết) do đó khi ươm cần dùng một lượng hạt giống nhiều hơn số cây giống dự định.
Cây măng cụt phát triển rất chậm, cao trung bình 8 mm/tháng và cho 1 cặp lá/ 2 tháng trồng.Cây măng cụt khi đem ra đồng trồng ít nhất phải được 1- 2 cặp cành.
+ Nhân giống bằng phương pháp chiết và ghép: Đã có nhiều thí nghiệm nhân giống cây măng cụt không từ hạt, chẳn hạn như chiết và ghép nhằm tìm ra phương pháp nhân giống tối ưu cho cây măng cụt. Nhưng qua nhiều kết quả thí nghiệm về các cách chiết và ghép trên cây măng cụt cho thấy nó không ưu việt hơn phương pháp nhân giống từ hạt. Phương pháp chiết và ghép đã rút ngắn thời gian cho trái ở cây măng cụt ( còn 4- 5 năm tuổi), nhưng các cây chiết và ghép cho năng suất thấp và tuổi thọ của cây không cao. Ngoài ra khi thực hiện phương pháp chiết và ghép trên cây măng cụt tỷ lệ thành công rất thấp. Cây ghép có tỷ lệ cây chết ngoài đồng cao hơn cây trồng bằng hạt.
7. Trồng cây:
--------------------------------------------------------------------------------
* Thời vụ trồng:
Cây măng cụt có thể trồng được quanh năm, nhưng thường trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc.
* Chuẩn bị hố và cách trồng:
- Chuẩn bị hố trồng:
Hố được đào với kích thước 60 – 80 cm x 60 – 80 cm x 60 – 80cm, bón lót cho mỗi hố vào khoảng 0,5 – 1 kg vôi, 10 – 20 kg phân chuồng hoai có thể kết hợp phân N P K.
- Chuẩn bị đất: Cày bừa kỹ, lên liếp và đào hố như những loại cây ăn trái khác. Trồng với khoảng cách 7-10m (mật độ 100-200cây/ha). Không nên trồng quá dày, vì cây có tán lớn (7-10m sau 30 năm tuổi). Nếu trồng xen trong vườn dừa, nên đặt cây giữa 4 gốc dừa.
- Kỹ thuật trồng: Cây con cao 50cm, trước khi trồng nên cắt bớt phiến lá còn 1/2 để giảm thoát nước.
Cây con khó sống ngoài trảng, nên cần được che mát 4-5 năm đầu. Có thể trồng xen măng cụt với chuối hoặc xen dưới tán dừa để che mát, nhất là những vùng mùa khô kéo dài. ở vườn trồng thuần măng cụt, có thể trồng xen những cây ngắn ngày để tăng thu nhập. Măng cụt trồng xen trong vườn dừa không cần trồng xen thêm những cây khác. Chấm dứt xen khi cây đã trưởng thành (8-10 năm tuổi). Sau khi ngưng trồng xen, cần che phủ đất bằng những cây họ Đậu, nhất là trong mùa khô để giảm bốc hơi nước (tránh ít nhất ở 30cm xung quanh gốc đến tán cây).
- Cách trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi có khoảng 13-14 cặp lá và 02 cặp cành cấp 1) Đặt cây vào hố lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã, che bóng và tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.
Chú ý:
+ Việc đào hố và bón lót cần tiến hành xong trước khi trồng khoảng 2- 4 tuần.
+ Khi di chuyển cây từ vườn ươm đến nơi trồng đã chuẩn bị phải thật cẩn thận bảo đảm cây không bị tổn thương.
+ Khi trồng phải nhẹ nhàng tháo bỏ vật liệu bầu đất (bao nilon) để không làm hư hại rễ cây.
+ Ngay sau khi trồng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín phần đất tơi xốp quanh cây một lớp dầy 10-20 cm, cách gốc 10 cm.
8. Chăm sóc:
--------------------------------------------------------------------------------
Thường bà con nông dân bón phân chuồng, lá cỏ khô cho măng cụt hoặc tưới nước vào gốc. Nhiều nơi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường bón cho một cây hàng năm là DAP + urê. Thường nông dân bón măng cụt vào cuối mùa mưa. Ngoài ra bà con còn vét bùn phơi khô, đập nhỏ, bón vào gốc cho cây.
Để đảm bảo cho măng cụt năng suất cao và chất lượng qủa ngon cần bón phân cho cây theo trình tự sau:
- Khi cây còn nhỏ, chưa cho quả sau khi trồng 1 tháng vào đầu mùa mưa; Sau khi trồng 6 tháng, bón vào cuối mùa mưa; Các năm về sau bón phân đều đặn cho cây và chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
+ Làm cỏ, trồng xen: Có thể dùng một số cây ngắn ngày làm cây trồng xen trong vườn cây măng cụt để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây măng cụt. Nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công, hoặc dùng máy cắt cỏ, khi cần thiết có thể diệt cỏ bằng thuốc hoá học.
+ Tưới nước: Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 dương lịch) là thời kỳ không mưa.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
- Trị sâu ăn lá bằng các loại thuốc thông dụng...
- Rệp dính sống thành tập đoàn ở mặt dưới lá (và nhện đỏ, bọ xít) làm cây kiệt sức, phun khi thấy chúng xuất hiện.
- Bệnh đốm rong tạo thành các đốm đồng tiền loang lổ màu xám xanh hoặc vàng trên thân, cành cây. Phun thuốc và dùng vôi quét tường phết lên vết bệnh.
- Chảy nhựa vàng: Do sâu gây ra hoặc rễ bị tổn thương bởi gió to, bão... Trong thời gian 2-8 tuần trước khi thu hoạch có mưa liên tục và mưa to, quả măng cụt rất dễ bị bệnh chảy nhựa vàng, nặng thì quả thành đắng, không ăn được. Do đó cần lưu ý để khắc phục.
10. Thu hoạch:
--------------------------------------------------------------------------------
Măng cụt là loại trái khó bảo quản trong khi chuyên chở. Khi vỏ trái măng cụt chuyển sang mầu đỏ hoặc đỏ tím thì chỉ giữ bảo quản được 5-7 ngày.
Thu hái trái từ cây lúc sáng sớm (hoặc chiều mát), trái sau khi thu hoạch mầu đỏ chuyển sang mầu đỏ hoàn toàn. Trái măng cụt được làm sạch, sơ bộ, lau nhẹ bằng vải ẩm để loại bỏ vết bẩn và đất cát bám trên cỏ, đồng thời loại thải trái bị dập, chảy mủ, hư hỏng.
Có thể trữ lạnh nhiều tuần. Sau 7 ngày tồn trữ ở nhiệt độ bình thường, trái chỉ bị giảm 3,3% trọng lượng, nhưng có thể thối 23,9%. Trữ ở 5 độ C không bị giảm trọng lượng và chỉ 11% số trái bị thối. Tốt nhất nên giữ trái trong bao plastic kín để ít bị thiệt hại. Nên chọn những trái tròn trịa, không bị trầy xước để chuyên chở xa.