Máy sấy lúa
Được đăng : 13-12-2016 14:57:42
Đến tháng 7/2003, Cần Thơ đã có hơn 2.050 máy sấy tĩnh vỉ ngang, loại 4 tấn và 8 tấn/mẻ. Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 2.000 máy sấy tĩnh vỉ ngang tương tự. Đây là hai tỉnh có nhiều máy sấy nhất trong vùng ĐBSCL nhờ chương trình sau thu hoạch Đan Mạch tài trợ. Những loại máy sấy trên do Trường Đại học Nông Lâm TPHCM thiết kế lại từ mẫu máy ban đầu của Philippines; loại máy này có nhiều biến thể khác nhau như “kiểu Đại học Cần Thơ”, kiểu Phú Tâm”... (máy sấy tĩnh vỉ ngang) có công suất 4 tấn/mẻ.Theo nhiều bà con nông dân, Viện lúa ĐBSCL đã giới thiệu các loại lò sấy nhỏ gọn hơn, Nhà..
Đến tháng 7/2003, Cần Thơ đã có hơn 2.050 máy sấy tĩnh vỉ ngang, loại 4 tấn và 8 tấn/mẻ. Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 2.000 máy sấy tĩnh vỉ ngang tương tự. Đây là hai tỉnh có nhiều máy sấy nhất trong vùng ĐBSCL nhờ chương trình sau thu hoạch Đan Mạch tài trợ. Những loại máy sấy trên do Trường Đại học Nông Lâm TPHCM thiết kế lại từ mẫu máy ban đầu của Philippines; loại máy này có nhiều biến thể khác nhau như “kiểu Đại học Cần Thơ”, kiểu Phú Tâm”... (máy sấy tĩnh vỉ ngang) có công suất 4 tấn/mẻ.
Theo nhiều bà con nông dân, Viện lúa ĐBSCL đã giới thiệu các loại lò sấy nhỏ gọn hơn, Nhà máy cơ khí Cửu Long có máy sấy loại 2 tấn/6 giờ. Riêng loại máy vỉ nghiêng do Trường Dạy nghề & Phát triển nông thôn Nam Bộ chế tạo, công suất 2 -3 tấn/mẻ (7 -8 giờ), được ưa chuộng vì cơ động, chi phí nhiên liệu thấp.
Thực tế cho thấy việc đầu tư máy sấy có công suất lớn từ 4-8 tấn/mẻ không kinh tế. Với mức đầu tư 28 triệu đồng/máy sấy 4 tấn/mẻ và 43 triệu đồng/máy sấy 8 tấn/mẻ nhưng một năm chỉ hoạt động khoảng 1 tháng trong mùa mưa, các chủ máy sấy rất khó thu hồi vốn trong thời gian ngắn.
Tại ĐBSCL, dự án sau thu hoạch được triển khai từ năm 2001 và là một trong 4 chương trình hỗ trợ của ngành nông nghiệp Đan Mạch dành cho nông dân Việt Nam, giúp các nông hộ tiếp cận kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, dịch vụ suốt lúa, phơi sấy với giá rẻ và tiện lợi. Với kinh phí khoảng 5 triệu USD, chương trình này hỗ trợ nông dân Việt Nam lắp đặt khoảng 7.000 máy sấy lúa có công suất từ 4-8 tấn/mẻ. Đến nay, hơn 1.000 cán bộ từ khuyến nông viên cấp cơ sở, huyện đến tỉnh đã được đào tạo lắp đặt máy sấy lúa. Dự án còn chuyển giao 20 bộ thiết kế về máy sấy SCM.V2 (trụ đứng) và SCM.F2 (đảo chiều), năng suất 2 tấn/mẻ cho các cơ sở cơ khí trong vùng nghiên cứu, chế tạo. Trong đó, máy sấy SCM.V2 được nông dân ưa chuộng vì sự tiện lợi. Bà con ở ĐBSCL gọi đây là máy sấy chạy lũ. Bình quân khoảng 1 giờ máy sấy này sẽ làm giảm được 1,5 độ ẩm của lúa. Đây là máy sấy được nhiều nông dân đánh giá là thích hợp nhất