Mô hình VAC ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Hiện nay, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có trên 3.600 hộ đang áp dụng mô hình sản xuất VAC, trong đó có khoảng 150 hộ làm ăn lớn theo kiểu trang trại với mức thu lợi nhuận bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Các mô hình kinh tế tống hợp theo hướng trang trại tập trung xung quanh thị trấn Tân Hòa, các xã Bình Ân, Tân Thành, Vàm Láng, Bình Đông, Bình Nghị...Huyện Gò Công Đông đã xác định: phát triển kinh tế tổng hợp theo hướng VAC và mô..

Hiện nay, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có trên 3.600 hộ đang áp dụng mô hình sản xuất VAC, trong đó có khoảng 150 hộ làm ăn lớn theo kiểu trang trại với mức thu lợi nhuận bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Các mô hình kinh tế tống hợp theo hướng trang trại tập trung xung quanh thị trấn Tân Hòa, các xã Bình Ân, Tân Thành, Vàm Láng, Bình Đông, Bình Nghị...
Huyện Gò Công Đông đã xác định: phát triển kinh tế tổng hợp theo hướng VAC và mô hình trang trại cho thu nhập cao, giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ chế biến xuất khẩu là định hướng quan trọng của địa phương trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Từ định hướng này, ngoài việc tăng mùa, chuyển vụ, xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất cao trên đất nhiễm mặn, huyện Gò Công Đông còn mở rộng diện tích vườn cây ăn quả đặc sản lên 2.500 ha, 5.500 ha rau màu, trên 7.000 ha nuôi trồng thủy sản.
Đáng chú ý là hiện nay mô hình nuôi trồng thủy sản gồm cả nước lợ, nước mặn và nước ngọt khu vực nội đồng đang được nông dân trong huyện phát triển mạnh theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi tiến tới xây dựng vùng nuôi tập trung cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Tôm sú, nghêu, tôm càng xanh, các đối tượng thủy sản nuôi khác đang là thế mạnh của huyện biển Gò Công Đông, ước tính mỗi năm, sản lượng từ nuôi trồng đạt trên 30.500 tấn và huyện đang phấn đấu nâng lên 33.400 tấn vào năm 2007. Huyện cũng xác định mô hình VAC và làm ăn qui mô trang trại sẽ là trọng điểm trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương./.