Mô hình cá lúa có hiệu quả ở vùng nhiễm phèn
Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Nhằm nâng cao hiệu quả phong trào nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là tạo nên những mô hình bền vững ở địa phương, từ nửa cuối năm 2006, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã đầu tư trên 200 triệu đồng cho 46 hộ dân ở 2 ấp Vĩnh Sử, Mỹ Thanh xã Vĩnh Biên nuôi cá trong ruộng lúa, với tổng diện tích trên 65 ha. Đây là vùng được coi là rốn phèn nặng của huyện Ngã Năm trước đây dù đã và đang được ngọt hoá. Những năm trước, bà con vùng này chủ yếu nuôi cá theo kiểu lẻ tẻ, tận dụng những ao mương quanh nhà, để cải thiện thêm bữa ăn hằng ngày. Với mô hình được đầu tư làm bờ bao hoàn chỉnh có cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống kiểm tra theo dõi và hướng dẫn cách chăn nuôi theo từng giai đoạn, nên cá phát triển tốt, lớn nhanh, ít hao hụt. Hiện nay, hầu hết các hộ thả nuôi đã thu hoạch và đều cho thấy hiệu quả khá cao.Trong các mô..
Nhằm nâng cao hiệu quả phong trào nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là tạo nên những mô hình bền vững ở địa phương, từ nửa cuối năm 2006, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã đầu tư trên 200 triệu đồng cho 46 hộ dân ở 2 ấp Vĩnh Sử, Mỹ Thanh xã Vĩnh Biên nuôi cá trong ruộng lúa, với tổng diện tích trên 65 ha. Đây là vùng được coi là rốn phèn nặng của huyện Ngã Năm trước đây dù đã và đang được ngọt hoá. Những năm trước, bà con vùng này chủ yếu nuôi cá theo kiểu lẻ tẻ, tận dụng những ao mương quanh nhà, để cải thiện thêm bữa ăn hằng ngày. Với mô hình được đầu tư làm bờ bao hoàn chỉnh có cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống kiểm tra theo dõi và hướng dẫn cách chăn nuôi theo từng giai đoạn, nên cá phát triển tốt, lớn nhanh, ít hao hụt. Hiện nay, hầu hết các hộ thả nuôi đã thu hoạch và đều cho thấy hiệu quả khá cao.
Trong các mô hình nuôi cá lúa được huyện đầu tư, anh Lê Hoàng Hết ở ấp Vĩnh Sử, xã Vĩnh Biên có diện tích đất ruộng 3 ha, anh được ngành chức năng chọn làm mô hình nuôi cá lúa thí điểm. Trong thời gian lúa mới gieo sạ thì anh cho cá ở ao ương cạnh bên, với thức ăn công nghiệp. Khoảng một tháng tuổi thì thả vào ruộng đang bắt đầu đẻ nhánh, từ đó chúng sinh trưởng bằng thức ăn tự nhiên. Qua hơn bốn tháng nuôi, từ 120 kg cá giống gồm 3 loại: cá phi, cá chép và cá mè trắng, anh thu hoạch được trên một tấn cá, trừ chi phí bán còn lãi gần 20 triệu đồng. Với diện tích nhỏ hơn, nên anh Nguyễn Văn Cửu cũng ở ấp Vĩnh Sử xã Vĩnh Biên chỉ thả nuôi 60 kg cá giống, do đó chi phí thức ăn lúc đầu cũng thấp hơn. Với tổng chi phí 5 bao thức ăn, cộng một trăm kg cám, tính ra chưa đầy một triệu, nhưng hiện tại anh đã bán được gần 6 triệu đồng. Để tiện cho việc chăm sóc ruộng lúa đông xuân đã vào giai đoạn đẻ nhánh, số cá còn lại khoảng 150 kg, anh dồn xuống ao cạnh nhà, kéo bán hằng ngày. Lần đầu tiên nuôi theo dạng thử nghiệm của ngành chức năng đã cho hiệu quả cao, nên bây giờ mô hình cá lúa đã thật sự cuốn hút người nông dân này. Anh Cửu cho biết: thấy mô hình này thích hợp, dễ nuôi, lợi cho môi trường sinh thái nên trong vụ lúa tới này sẽ tiếp tục thả nuôi để tăng thu nhập...
Ngoài lợi nhuận thu từ cá, trên những ruộng lúa này cây lúa cũng phát triển tốt, đặc biệt ít bị sâu bệnh, năng suất không thua gì diện tích chuyên lúa nên theo hạch toán của các hộ thực hiện mô hình cá - lúa ở Ngã Năm thì lợi nhuận là từ gấp 1,5 đến 2 lần so với trồng lúa, riêng nuôi cá, lời gấp 5 đến 6 lần so với vốn đầu tư, nhưng cái lợi lớn nhất mà bà con thấy được là mô hình mang tính bền vững cao. Điều bà con lo ngại nhất là khâu tiêu thụ cũng đã được giải quyết ổn thỏa. Dù cũng bán theo dạng nhỏ lẻ, mỗi ngày năm bảy chục kg, nhưng đều có thương lái thu mua và giá mỗi kg cá bình quân 10 ngàn đồng trở lên. Riêng cá chép mỗi con một kg, bà con bán được đến 15 ngàn đồng/kg.
Theo lãnh đạo Phòng kinh tế nông nghiệp huyện Ngã Năm, sau xã Vĩnh Biên sắp tới mô hình cá lúa nuôi trong bờ bao khép kín, đúng kỹ thuật này sẽ được huyện Ngã Năm nhân rộng sang các xã Vĩnh Quới, Mỹ Bình, nhằm tạo nên phong trào rộng khắp, xóa dần việc độc canh cây lúa trên đồng ruộng, tăng thêm thu nhập cho người dân Ngã Năm./.