Mô hình điển hình về nuôi gà công nghiệp 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Nuôi gà ta bằng công nghệ Đức ở TP.HCM, trại gà lạnh của hộ Nguyễn Thị Lạc từng là điển hình về nuôi gà công nghiệp lớn nhất nhì TP, lên tivi năm 2004 với mức đầu tư cũng chỉ 2,5 1ỷ đồng cho 5 chuồng nuôi 56.000 con. Trại gà kín của nhiều đại gia miền Đông Nam bộ dù nuôi hàng chục nghìn con nhưng vẫn là chuồng trại cột bê tông, mái tôn lạnh (hiếm) và mái lá (là chủ yếu) và rộng lắm thì cách nhau vài mét. Đi xa xa vẫn còn nặng mùi chứ đừng nói bước vào trong. Thế nên khi "mục sở thị" trại gà cỡ. . . 30 tỷ, có tên Tân Hiệp Phát, gấp hơn 10 lần trại bà Lạc, nằm trên địa bàn xã Tân Hiệp (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được bao bọc bởi cả km rừng cao su tôi mới hoảng hồn. Quả thật từng lăn lộn, chui rúc bao nhiêu chuồng gà khắp phía Nam, tôi chưa bao giờ gặp một trại nào hoành tráng, hiện đại đến thế."Khu 2 đang hoàn thiện, dự kiến đến tháng 7/2007 này sẽ nuôi. Khu 1 thì đã thả 50.000 con rồi. Nhà báo cứ đi thăm rồi tự đánh giá!". - Ông Mai Đình Phồn (63 tuổi) chủ trại gà 30 tỷ vừa úp cái mũ kè lên đầu vừa dẫn tôi đi thăm trại. Trại rộng cả gần chục ha với đường láng nhựa hoặc rải đá dăm uốn lượn như dải lụa giữa núi rừng, với thảm cỏ xanh, hồ nước, nhà đậu xe... cùng những nhà tôn lạnh chay dài hàng chục mét lấp loá dưới nắng trưa. Mới nhìn, ai cũng tưởng đây là trang trại sinh thái của "đại gia" lắm của dư tiền nào đó chứ chẳng phải trại gà của một gia đình từ cha đến con đều chọn nghề nuôi gà để sinh tồn.Trại chia thành 2 khu vực chăn nuôi cách biệt nhau, mỗi khu có 5 nhà nuôi gà 12 x 120m/ 1 nhà. Binh quân 1 nhà nuôi cỡ 18.000 con gà. Nhà nuôi gà biệt lập với khu văn phòng, khu ở của công nhân. Mỗi nhà nuôi trong 1 khu lại cách nhau 200m được ngăn cách bởi thảm cỏ xanh rờn để điều tiết không khí chứ không trồng cây xanh vì sợ chim mang mầm bệnh đến. Toàn bộ nước rửa chuồng đều phải qua hệ thống xử lý rồi mới vào hồ để nuôi cá chứ không..

Nuôi gà ta bằng công nghệ Đức ở TP.HCM, trại gà lạnh của hộ Nguyễn Thị Lạc từng là điển hình về nuôi gà công nghiệp lớn nhất nhì TP, lên tivi năm 2004 với mức đầu tư cũng chỉ 2,5 1ỷ đồng cho 5 chuồng nuôi 56.000 con. Trại gà kín của nhiều đại gia miền Đông Nam bộ dù nuôi hàng chục nghìn con nhưng vẫn là chuồng trại cột bê tông, mái tôn lạnh (hiếm) và mái lá (là chủ yếu) và rộng lắm thì cách nhau vài mét. Đi xa xa vẫn còn nặng mùi chứ đừng nói bước vào trong. Thế nên khi "mục sở thị" trại gà cỡ. . . 30 tỷ, có tên Tân Hiệp Phát, gấp hơn 10 lần trại bà Lạc, nằm trên địa bàn xã Tân Hiệp (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được bao bọc bởi cả km rừng cao su tôi mới hoảng hồn. Quả thật từng lăn lộn, chui rúc bao nhiêu chuồng gà khắp phía Nam, tôi chưa bao giờ gặp một trại nào hoành tráng, hiện đại đến thế."Khu 2 đang hoàn thiện, dự kiến đến tháng 7/2007 này sẽ nuôi. Khu 1 thì đã thả 50.000 con rồi. Nhà báo cứ đi thăm rồi tự đánh giá!". - Ông Mai Đình Phồn (63 tuổi) chủ trại gà 30 tỷ vừa úp cái mũ kè lên đầu vừa dẫn tôi đi thăm trại. Trại rộng cả gần chục ha với đường láng nhựa hoặc rải đá dăm uốn lượn như dải lụa giữa núi rừng, với thảm cỏ xanh, hồ nước, nhà đậu xe... cùng những nhà tôn lạnh chay dài hàng chục mét lấp loá dưới nắng trưa. Mới nhìn, ai cũng tưởng đây là trang trại sinh thái của "đại gia" lắm của dư tiền nào đó chứ chẳng phải trại gà của một gia đình từ cha đến con đều chọn nghề nuôi gà để sinh tồn.Trại chia thành 2 khu vực chăn nuôi cách biệt nhau, mỗi khu có 5 nhà nuôi gà 12 x 120m/ 1 nhà. Binh quân 1 nhà nuôi cỡ 18.000 con gà. Nhà nuôi gà biệt lập với khu văn phòng, khu ở của công nhân. Mỗi nhà nuôi trong 1 khu lại cách nhau 200m được ngăn cách bởi thảm cỏ xanh rờn để điều tiết không khí chứ không trồng cây xanh vì sợ chim mang mầm bệnh đến. Toàn bộ nước rửa chuồng đều phải qua hệ thống xử lý rồi mới vào hồ để nuôi cá chứ không thải ra sông suối dù trại nằm kề con suối.Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là khu vực chăn nuôi không . . . bóng người. Đi sát sạt chuồng chẳng thấy tiếng gà quang quác, chẳng hề có mùi hôi đặc trưng. Nhìn bề ngoài tưởng như chưa có con gà nào được nuôi. Tôi phải năn nỉ đến "gãy lưỡi", Mai Thị Thu Thuỷ - con gái ông Phồn kiêm quản lý trại mới chịu cho vào để chụp vài kiểu ảnh. "Nhưng bắt buộc anh phải... cởi quần áo và đi tắm!". Thuỷ che miệng cười nhưng giọng dứt khoát! Ông Phồn bảo, nguyên tắc ai muốn vào trại đều qua khâu tẩy trùng như thế, cứ sập cửa là nước xối xả ngay, muốn lười cũng không được vì tất cả đã lập trình sẵn. Vào một cửa, ra thay quần áo công nhân cửa khác, đến cửa nhà nuôi gà phải thay tiếp đôi ủng trắng và nhúng chân vào bể nước vôi khử trùng lần nữa rồi mới được thăm gà.Vào trong, tôi càng "choáng" hơn. Trai gà bà Lạc, cũng nhà lạnh mái tôn nhưng việc ăn uống đều có bàn tay con người. Mỗi tháng bà phải chi phí hàng chuc triệu tiền lương công nhân. Còn ở đây việc cho gà ăn, chăm sóc chữa bệnh... đều tư động hoá. Thức ăn từ nhà máy mang tới, cứ "bóc tem" ra là lên ngay băng chuyền chạy vào xy-lô phía bên ngoài mỗi chuồng. Từ xy-lô đó có đường truyền vào hệ thống máng ăn, gà được chăm sóc và phát triển trong môi trường ổn định. Thức ăn, nước uống được cung cấp hoàn toàn tự động theo điều khiển của máy móc; mỗi nhà có giàn điều hoà nhiệt độ riêng, hệ thống điều chỉnh tốc độ gió, nhiệt, độ ẩm, ánh sáng... cho đàn gà tùy theo thời tiết. Theo ông Phồn , toàn bộ trang thiết bị máy móc cho chăn nuôi được nhập khẩu đồng bộ từ hãng Big Dutchman (Đức) là hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật chăn nuôi gà vào loại hiện đai nhất thế giới.Mai Thị Thu Thuỷ cười tủm tỉm trong con mắt tròn xoe của tôi: "Tất cả các công đoạn từ cho ăn, nước uống, điều hoà không khi, theo dõi sức khoẻ.. . được thực hiện bởi hệ thống phần mềm vi tinh lắp đặt ở mỗi nhà chuồng và nối về mảy chủ trên phòng quản lý trung tâm trại. ở đây có người theo dõi diễn biến của các nhà chuồng qua máy tính 24/24h. Do vậy, chỉ cần một kỹ sư hay kỹ thuật viên có thể điều khiển thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng dư sức 180.000 con này. Con người chỉ được phép vào thăm khi gà mới 1 tuần tuổi! Nuôi gà bằng phần mềm mà đông người thì còn gì là hiện đại nữa anh?!". Dự kiến mỗi năm trại gà Tân Hiệp Phát đưa ra thị trường 900.000 con gà có trọng lượng từ 2,4-2,8 kg, tương đương với 2.250 tấn thịt, khoảng 25 triệu quả trứng.Gà sạch từ gốc và giấc mộng đi tâyThời chiến, ông Phồn là đậi đội trưởng đại đội tên lửa thuộc trung đoàn 236. Thời bình, ông nhiều năm làm GĐ và TGĐ một doanh nghiêp chăn nuôi heo của TP.HCM. DN ông từng được nhiều lãnh đạo Nhà nước tới thăm. Tuy nhiên ông nổi tiếng ở miền Đông Nam bộ là nhờ cả chục năm . . . nuôi gà cho Cty CP Việt Nam. Không chỉ là chủ trại gà 30 tỷ Tân Hiệp Phát, ông Phồn đã là chủ doanh nghiệp gà An Thịnh Phát (xã An Phước, Huyện Long Thành) ra đời từ năm 1995, mỗi năm sản xuất khoảng 45.000 con gà thịt và có 85.000 gà đẻ. Con gái đầu của ông là Mai Thị Thuý Tình, tốt nghiệp ĐH ngành Quản trị kinh doanh cũng bỏ Sài Gòn về nuôi gà cùng bố và lập luôn doanh nghiệp Long Đình (xã Tam Phước, huyện Long Thành) nuôi hơn 50.000 con gà mỗi năm. Con gái thứ hai Mai Thị Thu Thuỷ tốt nghiệp ĐH, 5 năm làm nghề maketing cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài ở Sài Gòn, mỗi tháng thu nhập cỡ. . . 2.000 USD cũng mê gà quá, bỏ về làm bà chủ doanh nghiệp Mai Đình, mỗi năm xuất qua CP đưa ra thị trường hơn 40.000 con gà thịt. Cả "hoàng gia" nuôi ga nên từ "vua" đến "công chúa" đều "có sạn trong đầu", rành rẽ kỹ thuật chẳng thua gì kỹ sư chăn nuôi dù không học ngành này ngày nào. Suốt mấy mùa dịch, 3 Cty nuôi gà của 3 bố con ông Phồn chẳng bị "dính H5" nên cứ thế mà phát triển.Tuy nhiên, ông Phồn vẫn cho là sản xuất như vậy con lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Việt Nam đã gia nhập WTO, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và muốn sản phẩm làm ra sạch, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn sản phẩm trứng sạch, gà sạch như các nước khác phải tiến lên quy mô chăn nuôi lớn với kỹ thuật hiện đại. Theo ông Phồn, ông cũng như đối tác là Cty CP Việt Nam muốn xuất khẩu gà Việt Nam ra nước ngoài nên mới tiên phong nuôi gà sạch. Nếu chỉ đảm bảo khâu sạch ở giết mổ đóng gói thì chưa thể đảm bảo yêu cầu "truy nguyên nguồn gốc" mà thế giới đặt ra. Và như vậy rủi ro sẽ rất cao khi VSATTP là yếu tố quyết định để cạnh tranh thị phần. Sạch phải đẩm bảo không có nhiều sự tác động của con người đến vật nuôi. Sạch phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường không chỉ trong khu vực trại mà cả vùng lân cận... Muốn vậy phải đầu tư KHKT, công nghệ. Vì thế cùng sự hỗ trợ của Cty CP về vốn. KHKT và tiền dành dụm được suốt nhiều năm nuôi gà, ông Phồn cùng 2 "công chúa" đã quyết định đổ vào trại gà này 30 tỷ."Ai cũng bảo vác 30 tỷ xây trại gà hoành tráng là quá phiêu lưu trong thời buổi virus H5 rập rình quay lại. Tuy nhiên trong kinh doanh, dám mạo hiểm mới thành công. Hội nhập rồi mà! Chẳng lẽ dân ta nuôi gà có tiếng tăm mà cứ suốt ngày xài phụ phẩm (chân, cánh gà) nhập khẩu tử các nước hay sao?"- ông Phồn nói đầy tự tin!