Mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con
Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Đức Thọ là một huyện đồng bằng bán sơn địa, với diện tích đất tự nhiên hơn 20.211 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 50%, toàn huyện có 120.000 nhân khẩu, có 27 xã 1 thị trấn. Huyện Đức Thọ được hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt, đó là: Vùng kinh tế đồi núi và bán sơn địa, vùng đất phù sa. Đây là địa phương có cây trồng, con nuôi phong phú, người dân Đức Thọ có truyền thống thâm canh trong sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất tốt, có hệ thống tưới tiêu chủ động vì có kênh Linh Cảm bơm nước từ Sông La phục vụ tưới cho đại đa số xã. Tuy nhiên, Đức Thọ vẫn còn có một số khó khăn đó là: địa hình phức tạp, nhiều vùng canh tác khó khăn. Vùng ngoài đê hàng năm luôn bị lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất, vùng trong đê là một vùng trọng điểm lúa thì nhiều xã bị ngập úng nặng. Vùng núi có độ dốc rất lớn nên khó canh tác.Để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, hướng tới xây dựng những cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm và hộ có thu nhập 30-50 triệu đồng/năm. Những năm qua, UBND huyện Đức Thọ đã có nhiều chủ trương dồn điền đổi thửa, quy đổi từ ô ruộng nhỏ thành ô ruộng lớn nhằm tích tụ ruộng đất, từ đó tổ chức đấu thầu đất làm trang trại, xây dựng mô hình kinh tế, đồng thời phát động và giao chỉ tiêu cho các địa phương trong huyện xây dựng các mô hình phù hợp cho từng khu vực, từng vùng sản xuất để người dân tham quan học tập từ đó nhân ra diện rộng.Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế của mỗi địa phương UBND huyện đã giao cho Trạm khuyến nông huyện tổ chức điều tra, khảo sát, tư vấn dựa và nhu cầu của mỗi vùng để xây dựng mô hình phù hợp với tiềm năng và lợi thế. Từ đó tạo bước phát triển..
Đức Thọ là một huyện đồng bằng bán sơn địa, với diện tích đất tự nhiên hơn 20.211 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 50%, toàn huyện có 120.000 nhân khẩu, có 27 xã 1 thị trấn. Huyện Đức Thọ được hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt, đó là: Vùng kinh tế đồi núi và bán sơn địa, vùng đất phù sa. Đây là địa phương có cây trồng, con nuôi phong phú, người dân Đức Thọ có truyền thống thâm canh trong sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất tốt, có hệ thống tưới tiêu chủ động vì có kênh Linh Cảm bơm nước từ Sông La phục vụ tưới cho đại đa số xã. Tuy nhiên, Đức Thọ vẫn còn có một số khó khăn đó là: địa hình phức tạp, nhiều vùng canh tác khó khăn. Vùng ngoài đê hàng năm luôn bị lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất, vùng trong đê là một vùng trọng điểm lúa thì nhiều xã bị ngập úng nặng. Vùng núi có độ dốc rất lớn nên khó canh tác.
Để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, hướng tới xây dựng những cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm và hộ có thu nhập 30-50 triệu đồng/năm. Những năm qua, UBND huyện Đức Thọ đã có nhiều chủ trương dồn điền đổi thửa, quy đổi từ ô ruộng nhỏ thành ô ruộng lớn nhằm tích tụ ruộng đất, từ đó tổ chức đấu thầu đất làm trang trại, xây dựng mô hình kinh tế, đồng thời phát động và giao chỉ tiêu cho các địa phương trong huyện xây dựng các mô hình phù hợp cho từng khu vực, từng vùng sản xuất để người dân tham quan học tập từ đó nhân ra diện rộng.
Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế của mỗi địa phương UBND huyện đã giao cho Trạm khuyến nông huyện tổ chức điều tra, khảo sát, tư vấn dựa và nhu cầu của mỗi vùng để xây dựng mô hình phù hợp với tiềm năng và lợi thế. Từ đó tạo bước phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Gia đình anh Lê Trọng Thường - xóm 8, xã Trường Sơn là nông dân tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất kinh tế tổng hợp cá-lúa-lợn, nuôi lợn được nhiều bà con trong vùng học tập. Với diện tích gần 5 ha đất trồng lúa, màu ở vùng trũng, anh đã tổ chức đầu tư cải tạo thành mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con có hiệu quả cao, do đó đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Bí quyết thành công ở anh Thường là có kế họach và định hướng sản xuất cho mỗi vụ sản xuất. Khi trồng cây, nuôi con gì, anh cũng luôn luôn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để cho cây trồng vừa có năng suất khá cao và bán được giá. Trong khi đó,cũng trên cánh đồng vùng Cồn Môn này, trước những năm 2005, nông dân chỉ sản xuất được một vụ lúa mỗi năm mà thôi. Đây là một vùng ruộng sâu trũng nên chỉ 1vụ lúa, các còn sản xuất còn lại chỉ để bỏ hoang nên đời sống của hộ gặp rất nhiều khó khăn. Không chấp nhận cái nghèo, biết vượt qua cái khó ngay trong điều kiện cụ thể của gia đình mình là tinh thần phấn đấu của anh Lê Trọng Tường. Đầu năm 2006 UBND huyện có chủ trương dồn điền, đổi thửa ở vùng Cồn Môn 20 ha để tổ chức đấu thầu phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Gia đình anh Tường đã nhận thầu 6 ha để xây dựng mô hình đa cây, đa con. Bước đầu anh đã đầu tư trên 160 triệu đồng để đào ao, xây dựng nhà cựa, mua con giống, đặc biệt chuyển diện tích trồng lúa thường xuyên bị ngập úng sang mô hình theo công thức cá-lúa-vịt. Trong nuôi cá anh chọn nuôi các giống cá trắng như mè vinh, cá trôi, cá trắm, chép, cá lóc... để tận dụng tất cả thức ăn thừa và làm sạch ao nuôi, trên bờ thì nuôi lợn sinh sản hướng nạc để tạo nguồn cho chăn nuôi lợn thịt, anh giành 0,7 ha đất trồng cỏ nuôi 10 con bò bò lai nái Sind. Theo anh thì với mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con đã tạo việc làm thường xuyên cho thành viên gia đình tăng nguồn lợi nhuận có mức cao hơn gấp 3-4 lần so với trồng lúa, bình quân mỗi ha cho thu nhập lãi từ 30-35 triệu đồng/ha/năm.
Xã Trung Lễ, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 250 ha, là địa phương có diện tích đất sâu trũng khá lớn, vì vậy hàng năm các hộ chỉ sản xuất 1 vụ lúa, các vụ sản xuất còn lại chỉ đất trồng, thời gian nhàn rỗi của các hộ là rất lớn. Đến đầu năm 2006 sau khi có chủ trương của UBND huyện về tập trung chuyển đổi, tích tụ ruộng đất để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con. UBND xã đã tổ chức dồn điền đổi thửa từ 195 mảnh ruộng trước đây của xóm 2 và xóm 3, thành còn 19 mảnh, với 13 ha cho 13 hộ tham gia xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp với công thức như: lúa-cá-vịt, trồng cỏ-nuôi bò- nuôi lợn, lạc xuân-đậu hè thu-rau vụ đông. Đến nay đã có trên 10 hộ cho thu nhập từ 40-60 triệu đồng/hộ năm, cá biệt có hộ cho thu nhập từ 70-80 triệu đồng/năm như hộ anh Trần Quốc Oanh, Võ Viết Hợp... Sau 2 năm xây dựng mô hình đến nay đã đạt nhiều kết quả khả quan, trao đổi với chúng tôi đồng chí Nguyễn Hũu Thọ - Phó chủ tịch UBND xã Trung Lễ cho chúng tôi biết: “Từ khi chuyển đổi Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp đã giúp cho người thuận tiện hơn trong thâm canh sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cơ giới hoá vào sản xuất, tạo việc làm, tăng hiệu quả kinh tế tăng cao hơn 2 lần so với độc canh cây lúa...”.
Đến nay ở huyện Đức Thọ không riêng gì ở xã Trung Lễ phát triển mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con có hiệu quả mà đã được mở rộng ra ở 28 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện đã hình thành nên các mô hình cho thu nhập cao. Vùng lúa được tập trung xây dựng các mô hình theo công thức như: lúa-cá-vịt hay lúa - cá vịt-lợn- trồng hoa. Vùng ngoài đê do ảnh hưởng đến mùa lũ lụt nên chỉ tập trung xây dựng các mô hình cây ngắn ngày và cây công nghiệp như: lạc xuân- đậu hè thu-rau an toàn; vùng trà sơn được xây dựng theo công thức: trồng cỏ-nuôi bò-ao cá- trồng cây ăn quả; nuôi ếch, ba ba thâm canh...Hiện nay đã có nhiều mô hình đa cây, đa con cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng/ha/năm và những hộ tham gia mô hình đã cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng/hộ/năm như: mô hình lúa-cá-vịt kết hợp trồng cỏ nuôi bò, rau màu và chăn nuôi trâu bò ở Đức Lâm, Bùi Xá, Đức Yên; lạc xuân- đậu hè thu-rau ở Đức La; trồng cỏ-nuôi bò-ao cá- trồng cây ăn quả ở Tân Hương, Đức An...
Có thể khẳng mô hình kinh tế tổng hợp đa cây, đa con ở Đức Thọ đã giúp các hộ nông dân thay đổi được tập quán sản xuất độc canh, và tăng thêm nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất của mình, đặc biệt các mô hình này đã trở thành địa chỉ tham quan học tập không chỉ của người dân trong huyện và cả các địa phương khác trong tỉnh./.